Phát hiện “đại dương bị chôn vùi” bên trong Sao Hỏa
Thông qua các sóng địa chấn , các nhà khoa học phát hiện một lớp bất thường sâu từ 5,4 đến 8 km bên dưới bề mặt Sao Hỏa .
Phát hiện bất ngờ từ độ sâu 8 km
Ảnh chụp hố thiên thạch Cassini trên Sao Hỏa (Ảnh: NASA).
Một nghiên cứu mới do hai nhà khoa học Hrvoje Tkalčić và Weijia Sun công bố trên The Conversation đang làm dấy lên mối quan tâm lớn trong giới khoa học hành tinh. Đó là dưới lớp vỏ Sao Hỏa có thể tồn tại một hồ chứa nước lỏng khổng lồ, bị “chôn vùi” từ hàng tỷ năm trước.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập bởi tàu đổ bộ InSight của NASA, được triển khai từ năm 2018 nhằm nghiên cứu địa chấn và cấu trúc bên trong của Sao Hỏa.
Trước hết, cần hiểu về khái niệm sóng cắt. Đây là một dạng rung động của địa chất, xảy ra khi chúng bị chặn hoặc làm chậm khi gặp vật liệu mềm hoặc nước bên dưới lòng đất.
Thông qua các sóng địa chấn, đặc biệt là sóng cắt, nhóm nghiên cứu phát hiện một lớp bất thường sâu từ 5,4 đến 8 km bên dưới bề mặt Sao Hỏa .
Tại lớp này, tốc độ sóng giảm đáng kể. Đây là tín hiệu không thể rõ ràng hơn, cho thấy lớp vật chất có độ xốp cao chứa nước lỏng. Nói cách khác, đá ở tầng này có thể hoạt động như một tầng chứa nước ngầm, tương tự như các tầng ngậm nước trên Trái Đất.
Thông qua phân tích địa chấn, các nhà khoa học tính toán rằng khu vực này có thể chứa một thể tích nước đủ để bao phủ toàn bộ hành tinh trong một đại dương sâu 520-780 mét. Con số này tương đương, và thậm chí lớn hơn lượng nước từng được ước tính đã biến mất khỏi bề mặt hành tinh.
Video đang HOT
Điều này bổ sung một mảnh ghép quan trọng vào câu hỏi lâu nay: Nước trên Sao Hỏa đã biến đi đâu?
Sao Hỏa: Từ hành tinh ẩm ướt đến sa mạc lạnh
4 tỷ năm trước, Sao Hỏa có thể đã từng là nơi chứa một đại dương khổng lồ. Nhưng nước bề mặt đã dần biến mất, chỉ còn lại những tàn tích đóng băng gần các cực (Ảnh: NASA).
Cách đây 4 tỷ năm, trong thời kỳ Noachian, Sao Hỏa từng là một hành tinh ẩm ướt với đại dương, sông ngòi và hệ sinh thái tiềm năng.
Các nghiên cứu hình ảnh từ vệ tinh và xe tự hành cho thấy sự hiện diện của kênh sông cổ, đồng bằng châu thổ, và dấu vết xói mòn. Đây là các bằng chứng thuyết phục cho quá khứ thú vị của hành tinh này.
Tuy nhiên, theo thời gian, do sự suy yếu của từ trường và sự mất dần của bầu khí quyển, Sao Hỏa trở nên lạnh hơn, khô hơn, và phần lớn nước bề mặt hoặc bay hơi ra ngoài không gian, hoặc đóng băng ở cực, hoặc liên kết trong khoáng chất đá.
Dẫu vậy, các mô hình thủy văn cho thấy vẫn còn thiếu một lượng nước khổng lồ chưa được giải thích, đủ để phủ kín hành tinh này trong đại dương sâu 700-900 mét.
Giả thuyết được nhóm nghiên cứu đề xuất là: một phần đáng kể của lượng nước mất tích này đã thấm vào lòng đất, lọt xuống các vết nứt sinh ra từ các vụ va chạm thiên thạch thời kỳ cổ đại, rồi bị “mắc kẹt” trong lớp vỏ ở trạng thái lỏng nhờ vào nhiệt độ cao hơn ở sâu bên dưới – nơi không bị đóng băng như các lớp gần bề mặt.
Phát hiện này không chỉ giúp lý giải sự thất thoát nước, mà còn mở ra khả năng về sự sống tiềm năng trong lòng đất Sao Hỏa – tương tự các hệ sinh thái vi sinh vật dưới sâu của Trái Đất, vốn có thể sống trong đá nứt ngầm chứa nước và không tiếp xúc ánh sáng mặt trời.
Phát hiện dấu vết của hồ nước ngầm khổng lồ nằm sâu dưới bề mặt Sao Hỏa
Theo nghiên cứu mới công bố ngày 12/8, dữ liệu từ tàu đổ bộ InSight của NASA đã tiết lộ bằng chứng về một hồ nước ngầm khổng lồ nằm sâu bên dưới bề mặt Sao Hỏa.
Lượng nước dưới lòng đất đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt hành tinh
Theo nghiên cứu được công bố hôm 11/8 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, với những hình ảnh thu thập được, các nhà khoa học NASA ước tính có thể có lượng nước đủ bao phủ toàn bộ bề mặt hành tinh đỏ với độ sâu 1 - 2km, mắc kẹt trong các vết nứt và lỗ rỗng nhỏ của đá ở giữa lớp vỏ Sao Hỏa.
Dữ liệu do từ tàu đổ bộ InSight thu thập sử dụng máy đo địa chấn để nghiên cứu bên trong Sao Hỏa từ năm 2018 đến năm 2022. Tuy nhiên, các phi hành gia khám phá Sao Hỏa trong tương lai sẽ gặp phải rất nhiều thách thức nếu họ cố gắng tiếp cận nguồn nước, bởi nó nằm rất sâu dưới bên dưới bề mặt hành tinh.
Tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter của NASA đã chụp ảnh InSight đang đậu trên bề mặt Sao Hỏa vào ngày 2/2/2019 (Ảnh: NASA)
Nhưng phát hiện này hé lộ những chi tiết mới về lịch sử địa chất của Sao Hỏa, đồng thời gợi ý một địa điểm mới cho việc tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ nếu có thể tiếp cận được nguồn nước.
Việc phát hiện dấu hiệu của nước trên Sao Hỏa cho thấy hành tinh này có thể là một nơi ấm áp và ẩm ướt hơn hàng tỷ năm trước, dựa trên bằng chứng về các hồ, lòng sông, đồng bằng châu thổ và đá cổ đại... bị nước làm biến đổi.
Tuy nhiên, Sao Hỏa đã mất bầu khí quyển của mình hơn 3 tỷ năm trước, chấm dứt thời kỳ ẩm ướt trên hành tinh đỏ. Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn tại sao hành tinh này lại mất bầu khí quyển và vô số sứ mệnh đã được phát triển để tìm hiểu về lịch sử của nước có thể đã từng tồn tại và tạo ra điều kiện cho sự sống trên Sao Hỏa.
Một số giả thuyết cho rằng nước đã đóng băng hoặc bị bay hơi vào không gian, trong khi những giả thuyết khác lại cho rằng nước đã thấm vào các khoáng chất bên dưới bề mặt hành tinh hoặc nhỏ giọt vào các tầng chứa nước sâu.
Động đất trên Sao Hỏa
Tàu InSight đã thu thập dữ liệu chưa từng có về độ dày của lớp vỏ hành tinh đỏ, nhiệt độ của lớp phủ, cũng như độ sâu và thành phần của lõi và bầu khí quyển và phát hiện ra những trận động đất đầu tiên trên hành tinh đỏ, được gọi là "marsquakes".
Hình ảnh cắt ngang của Sao Hỏa cùng với đường đi của sóng địa chấn từ hai trận động đất riêng biệt được InSight phát hiện vào năm 2021 (Ảnh: NASA)
Trong khi động đất xảy ra khi các mảng kiến tạo dịch chuyển, di chuyển và nghiền vào nhau, lớp vỏ Sao Hỏa giống như một mảng khổng lồ với các đứt gãy và vết nứt khi hành tinh tiếp tục co lại và nguội đi theo thời gian. Lớp vỏ Sao Hỏa giãn, nứt ra và máy đo địa chấn của InSight có thể phát hiện hơn 1.300 trận động đất sao Hỏa khi chúng rung chuyển từ cách xa hàng trăm và hàng nghìn dặm.
Các nhà khoa học nghiên cứu dữ liệu của InSight đã có thể nghiên cứu tốc độ của các trận động đất Sao Hỏa khi chúng xảy ra trên hành tinh, có thể đóng vai trò là chỉ dấu về các chất tồn tại bên dưới bề mặt Sao Hỏa.
Cửa sổ nhìn vào lịch sử Sao Hỏa
Những phát hiện này bổ sung thêm một mảnh ghép mới những nghi ngờ sự tồn tại của nước trên Sao Hỏa. Ý tưởng cho rằng nước lỏng có thể tồn tại sâu bên dưới bề mặt Sao Hỏa đã tồn tại trong nhiều thập kỷ nhưng đây là lần đầu tiên dữ liệu thực tế từ một sứ mệnh Sao Hỏa có thể xác nhận suy đoán như vậy.
Alberto Fairén, một nhà khoa học hành tinh liên ngành và nhà sinh vật học của Đại học Cornell, cho biết: "Nước có thể là một loại bùn sâu dưới lòng đất. Những kết quả mới này chứng minh rằng nước lỏng thực sự tồn tại trong lòng đất Sao Hỏa không phải dưới dạng các hồ riêng biệt và biệt lập mà là các trầm tích bão hòa nước lỏng hoặc tầng chứa nước.
Trên Trái đất, tầng sinh quyển bên dưới thực sự rộng lớn, chứa hầu hết sự đa dạng và sinh khối của sinh vật nhân sơ trên hành tinh của chúng ta. Một số cuộc điều tra thậm chí còn chỉ ra nguồn gốc của sự sống trên Trái đất chính xác là nằm sâu bên dưới bề mặt. Do đó, những hàm ý về mặt sinh học vũ trụ của việc xác nhận sự tồn tại của môi trường sống nước lỏng nằm sâu dưới bề mặt Sao Hỏa hàng km thực sự rất thú vị".
Sao Hỏa bị hàng trăm thiên thạch oanh tạc mỗi năm Đài CNN dẫn một nghiên cứu mới cho biết mỗi năm có hàng trăm thiên thạch to bằng trái bóng rổ đâm vào sao Hỏa, gây ra tiếng động lớn và tạo thành miệng hố trên bề mặt hành tinh đỏ. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ trên sao Hỏa, robot thăm dò InSight của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Quét não người dùng ChatGPT suốt 4 tháng, các nhà khoa học phát hiện sự thật kinh hoàng

Gương mặt người phụ nữ 10.500 tuổi

Việt Nam có thể là nơi trú ẩn cuối của loài rùa quý nhất Trung Quốc

Trộm rau nấu ăn khiến cháu nhập viện, bà lão đòi chủ vườn 36 triệu đồng

1001 cách giải thích nguồn gốc của vũ trụ và loài người

Phát hiện loài cây khổng lồ kỳ lạ mọc nơi khí hậu khắc nghiệt

Vòng khói dưới đại dương hé lộ bí ẩn trí tuệ phi nhân loại

Thiết bị lấy nước uống từ không khí mà không cần điện

Phát hiện 'kho báu' quý giá dưới móng của tòa nhà

Người đàn ông mất tích không rõ lý do, 1 tuần sau được tìm thấy trong tình trạng không thể ngờ

Việc nhẹ lương cao: Kiếm gần 2 triệu/ngày, gần 4.000 người tranh suất

Bất chấp nắng nóng 62C, du khách đổ đến 'chảo lửa' Hỏa Diệm Sơn
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt "xé tuổi thơ bước ra": Hình ảnh mướt mắt chưa từng thấy, thành trend hot nhưng chẳng mấy ai đu nổi
Hậu trường phim
23:55:50 22/06/2025
Cặp đôi ngôn tình lệch 13 tuổi vẫn đỉnh bá cháy: Nhà trai chuẩn tổng tài xé truyện bước ra, nhà gái đẹp top đầu Trung Quốc
Phim châu á
23:53:19 22/06/2025
Bảo Thanh tự tin sắc vóc 'mẹ 2 con', Bằng Kiều trải qua nỗi đau lớn
Sao việt
23:48:07 22/06/2025
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran
Thế giới
23:09:23 22/06/2025
Tài xế dừng ô tô bên đường để dùng ma tuý rồi gây tai nạn liên hoàn ở Thái Nguyên
Tin nổi bật
23:05:28 22/06/2025
'Họng súng vô hình': 'Già gân' Liam Neeson 'quậy banh' mọi khuôn mẫu phim hình sự
Phim âu mỹ
22:43:11 22/06/2025
(Review) - 'Út Lan: Oán linh giữ của': 'Mã ngoài' đẹp không lấp nổi tình tiết vụng về
Phim việt
22:03:25 22/06/2025
G-Dragon vừa giàu vừa có gu, và fan của anh cũng vậy!
Nhạc quốc tế
21:51:00 22/06/2025
Công Phương tái xuất U23 Việt Nam: 'Ngọc sáng' chờ ông Kim khai thác
Sao thể thao
21:23:13 22/06/2025
5 món đồ "nâng cấp" nhà vệ sinh, khiến chị em "tâm phục khẩu phục" khi đầu tư: Trong đó 1 món được ví như gậy như ý giúp việc cọ rửa nhàn tênh
Sáng tạo
21:15:53 22/06/2025