Là nước “đội sổ” về tập thể dục, vì sao người Nhật vẫn sống lâu, sống khỏe?
Lười tập thể dục, thế nhưng không chỉ có tuổi thọ cao, mà vóc dáng của người Nhật Bản lại còn rất cân đối, với tỉ lệ béo phì thấp nhất thế giới.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Nhật Bản xếp hàng đầu trong danh sách các nước có tuổi thọ trung bình cao nhất. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 84,2 tuổi, trong đó nam giới là 81,1 tuổi và nữ giới là 87,1 tuổi.
Nghịch lý là trong khi tập thể dục hay chơi thể thao là một trong những thói quen giúp nâng cao sức khỏe và tăng cường tuổi thọ, thì người Nhật lại “đội sổ” về vấn đề này.
Cụ thể, theo Tạp chí y khoa “The Lancet Glob Health”, chỉ có 40% người dân Nhật Bản có thói quen tham gia các hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên.
Lười tập thể dục, thế nhưng không chỉ có tuổi thọ cao, mà vóc dáng của người Nhật Bản lại còn rất cân đối, với tỉ lệ béo phì thấp nhất thế giới.
Video đang HOT
Vậy bí quyết của họ là gì?
Theo phân tích của các chuyên gia, một trong những bí quyết giúp người Nhật ít bị thừa cân, béo phì là vì họ rất có ý thức trong việc kiểm soát lượng thức ăn trong khẩu phần của mình. Việc luôn ăn đúng lượng thực phẩm mà mình cần, không chỉ tránh cho hệ tiêu hóa bị quá tải, mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư.
Ở Nhật Bản, ý thức về giữ gìn vệ sinh của toàn dân ở mức rất cao. Nếu đã từng có dịp đến với đất nước này, bạn có thể dễ dàng nhận thấy đường phố của họ rất sạch sẽ. Không chỉ có vậy, không gian sống của người Nhật cũng luôn sạch bong, vì thường xuyên được lau dọn. Ngoài ra, không chỉ chờ đến đợt dịch Covid-19 lần này, mà từ lâu người dân Nhật Bản đã hình thành thói quen giữ vệ sinh cá nhân, nhất là trong việc rửa tay.
Vệ sinh cá nhân được đảm bảo, đồng thời được sống trong môi trường sạch sẽ giúp phòng tránh được nhiều bệnh tật, cải thiện sức khỏe, từ đó góp phần nâng cao tuổi thọ của người dân Nhật Bản.
Các loại thực vật và hải sản là 2 thành phần luôn chiếm tỉ trọng lớn trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Nhật. Theo các nhà khoa học, rau xanh giúp cung cấp nhiều chất xơ, các vitamin và đặc biệt là chất chống oxy hóa, với khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, vốn là nguyên nhân gây lão hóa và các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư.
Là một quốc đảo, hải sản là sản vật được thiên nhiên ban tặng cho Nhật Bản. Trong số đó, người Nhật rất thích các loại cá biển sâu. Điểm nổi bật nhất của cá biển sâu chính là lượng chất béo không bão hòa đa (omega-3, omega-6) cao vượt trội so với những loại cá khác. Nhóm chất béo này rất lành mạnh với cơ thể.
Khi được hấp thu ở mức độ vừa phải, chất béo bão hòa đa giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, bảo vệ tim và đặc biệt là khả năng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư. Omega-3, Omega-6… cũng được cho là đặc biệt tốt với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Nắng nóng như 'chảo lửa', Bộ Y tế khuyến cáo
Nắng nóng có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với người tiếp xúc lâu ngoài trời.
Nền nhiệt cao đang được ghi nhận trên khắp cả nước. Đặc biệt, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang trong đợt cao điểm nắng nóng với nhiệt độ phổ biến 37-40 độ C, có nơi trên 40 độ C. Đợt nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ còn có khả năng kéo dài đến đầu tháng 7.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế ban hành khuyến cáo phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe trong điều kiện nắng nóng kéo dài năm 2020.
Theo đó, thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết này cũng làm cho thức ăn, thực phẩm bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn. Đây là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi...
Hà Nội bước vào ngày nắng nóng gay gắt nhất kể từ đầu tháng 6. Nhiệt độ đo được trên mặt đường vào buổi trưa lên đến 55 độ C. Ảnh: Việt Linh.
Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp như hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, bạn phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang,...
Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha oresol... Tuy nhiên, người dân không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.
Bên cạnh đó, người dân không nên để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp, gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.
Bộ Y tế cũng yêu cầu người dân thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối,...
Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm mùa hè Bộ Y tế cảnh báo, thời tiết nắng nóng trong mùa hè làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Ăn xôi để từ sáng tới trưa cũng đau bụng Chị N.T.K. (Vĩnh Tuy, Hà Nội) sau cả chục lần đi ngoài ra nước, uống oresol liên...