Lạ lùng “nhan sắc” bún đỏ
Sợi bún đỏ to gân bằng chiêc đũa, nước lèo nấu từ xương hầm, riêu cua.
Nhắc đên âm thực Buôn Ma Thuôt người ta thường nghĩ ngay đên những đặc sản nôi tiêng như cá lăng sông Serepok, gà nướng hay bò né…
Nhưng nêu bạn thích lang thang trên phô, tự mình khám phá những món âm thực “bụi bặm” của xứ sở cao nguyên, thì hãy hỏi ngay môt người dân bản địa nào đó và tìm đên những địa chỉ dân dã.
Trong đó, bún đỏ – môt món ăn ân tượng và gợi tò mò ngay từ cái tên, xa lạ với nhiêu người nhưng lại cực kì thân quen với người dân Ban Mê.
Môt tô bún hâp dân đây đặn chỉ có giá 15.000 đồng
Món ăn “lạ” này có “nguồn gốc” từ sự biến tấu nhiêu loại bún khác nhau, được những người bán hàng rong ở đây khéo léo thêm bớt các loại nguyên liệu, tạo nên một món bún mới thật khác biệt.
Video đang HOT
Sợi bún đỏ to gân bằng chiêc đũa, nước lèo được nấu từ xương hầm, riêu cua được làm thịt cua đồng, thịt ba chỉ, tôm khô bằm nhỏ.
Điêm đôc đáo nhât của món bún này chính là màu đỏ pha vàng của nước và sợi bún, khiên cho tô bún ánh lên những gam màu thât bắt mắt và hâp dân. Bí quyêt của màu nước lèo ân tượng này được người bán hàng bât mí là sự hòa trôn của hạt điêu đỏ và gạch cua.
Bún đỏ là món ăn đặc trưng của âm thực đường phô Ban Mê
Môt tô bún nóng hôi đây ắp, điêm trên mặt là gạch cua, trứng cút, môt ít tóp mỡ, thêm môt chút mắm tôm tim tím màu hoa cà, ớt xay và rau cần trụng trong một buổi tối se lạnh đặc trưng cao nguyên sẽ là điêu tuyệt vời nhât mà bạn có thê cảm nhân.
Chính sự kêt hợp tưởng như đơn giản ây lại tạo nên môt hương vị lạ, ngọt, thơm, bùi và hăng hăng cực kì khó quên. Đúng với đặc trưng ẩm thực đường phố, bún đỏ “bắt vị” ngay với cả những người mới ăn lần đầu tiên.
Bún đỏ là món bình dân được yêu thích ở Buôn Ma Thuôt, và bún đỏ ngon nhât cũng chỉ có thê ăn ở Buôn Ma Thuôt. Ở đây có hẳn môt con phô dành cho món ăn phô biên này – Lê Hông Phong nôi với Phan Đình Giót, với trên chục hàng bún bày biên gọn ghẽ trên vỉa hè.
Môt đoạn ngã 3 Lê Hông Phong là “thiên đường” bún đỏ
Thực khách ăn ngay trên vỉa hè bên cạnh nôi nước lèo nóng hôi – Ảnh: Giang Kenji
Chỉ bán vào buôi tôi đên sáng hôm sau, bún đỏ là sự lựa chọn tuyêt vời cho những người bán hàng khuya, người đi làm vê muôn, sinh viên hay những đôi tình nhân dạo đêm.
Theo Linh San (ihay)
Đi ăn bánh đa cua sạch phố Triệu Việt Vương
"Cua bẩn", "cua thuốc sâu" đang khiến nhiều người e dè với món khoái khẩu quen thuộc - bánh đa cua. Nếu lo lắng về điều này thì xin mách một địa chỉ mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
Đó là tiệm An Biên nằm trên phố Triệu Việt Vương. Quán mở được khoảng 2 năm, được biết đến là tiệm chính hiệu Hải Phòng. Ở đây, món bánh đa rất đúng phong cách đất Cảng, ngoài riêu cua, rau theo mùa còn có thêm chả lá lốt, tôm tươi, chả mọc, chả cá thu, mộc nhĩ khiến món ăn phong phú, bắt mắt hơn. Ngoài ra, nếu thật tinh ý, bạn sẽ thấy sợi bánh đa của quán mỏng, mềm, dai hơn. Theo lời đầu bếp "quảng cáo" thì đó là loại bánh đa tươi được đưa từ Hải Phòng về.
Không chỉ vậy, nhiều người còn đánh giá nơi đây là một trong những tiệm bánh đa cua lịch sự, sạch sẽ nhất Hà Nội. Bởi món ăn quen thuộc này đâu đâu cũng bán, nhưng chủ yếu là tiệm vỉa hè xô bồ, nhếch nhác. Vì thế, việc thiết kế cửa hàng ấm cúng, lịch sự, có thẩm mỹ đã khiến An Biên rất được lòng các thực khó tính, sành ăn, đặc biệt là dân công sở hoặc các gia đình trẻ. Phục vụ tốt hơn song giá cả quán cũng vừa tầm, từ 30.000 - 35.000 đồng cho một bát bình thường, 45.000 đồng cho một bát đặc biệt đầy đủ, nên nếu so với những tiệm vỉa hè siêu đắt thì hợp lí, đáng đồng tiền bát gạo.
Dạo gần đây vì nhiều bài phóng sự "cua bẩn", "cua thuốc sâu" xuất hiện trên các trang báo thì tiệm An Biên lại có dịp "phô trương thanh thế" vì hoàn toàn tự tin với nguồn cua sạch của mình. Đến đây, khách sẽ thấy tấm giấy chứng nhận cua sạch của Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm, được đóng khung kính "trang trọng" treo ngay vị trí đẹp nhất của quán. Tuy nhiên, nếu là người sành ăn thì không cần tới tấm giấy chứng nhận này, bạn cũng có thể phân biệt được cua chất lượng cao chỉ bằng cách quan sát một số đặc điểm.
Chẳng hạn như ở đa số các cửa hàng, bạn dễ dàng nhận thấy gạch cua thường có màu đen hoặc nâu đen, nước cua có vị chát. Đó là dấu hiệu của loại cua đồng đã bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm phèn. Hoặc có nơi cua mang màu hơi bờn bợt, trắng trắng và kết lại thành từng mảng khá chắc, khi ăn thấy bột bột chứng tỏ không phải gạch cua thật mà chỉ là... đậu phụ giả màu cua. Riêng ở tiệm An Biên, riêu cua có màu sáng hơn, đôi khi còn ngả sang màu hơi đỏ, khi ăn được xào với màu hạt điều. Bạn cũng cảm nhận rõ vị gạch cua dậy mùi thơm, đậm đà nhưng không ngán, rất đặc trưng của cua đồng sạch tươi ngon.
Đây có lẽ là cửa hàng đầu tiên ở Hà Nội có "bằng chứng" về cua sạch.
Theo Infonet
Đi đâu ăn ngon cho dịp lễ Tết cuối năm?. Đi dọc con đường Nguyễn Tri Phương, Quận 10 nổi tiếng với những món ăn ngon, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước cảnh tấp nập của một hàng quán với cái tên Bánh canh ghẹ Muối Ớt Xanh. Không khỏi tò mò, chúng tôi ghé vào xem ở đây có gì thú vị mà thu hút đông người sành ăn ở Sài...