Lá dâu – vị thuốc hay
Dâu tằm là loại cây quen thuộc, lá dùng để cho tằm ăn, còn quả thường dùng để ngâm rượu, ngâm siro uống rất ngon. Lá dâu tằm còn là vị thuốc Đông y rất phổ biến phòng trị bệnh.
Lá dâu còn gọi tang diệp, tên khoa học: Folium Mori albae, là lá cây Dâu tằm (Morus alba L.), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Trong lá dâu có các hợp chất gelatin, carotene, tannin, sinh tố C, B 1 , B 2 , cholin, adenin, trigonellin; các loại đường fructose, saccharose, glucose; acid folic, purine glutamic, glutathione; các nguyên tố: Cu, Zn, B.
Theo Đông y, lá dâu đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh can minh mục. Trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng. Liều dùng và cách dùng: 6-15g; có thể nấu, hãm, sắc…
Lá dâu tằm khô cho vị thuốc tang diệp – một vị thuốc quý trị cảm mạo phong nhiệt, đau mắt đỏ, viêm phế quản, ho khan…
Bài thuốc có tang diệp
Tán nhiệt, giải biểu: Trị cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng hoặc ho do phong ôn. Dùng bài: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống.
Mát gan, sáng mắt: Trị chứng phong nhiệt ở kinh can, mắt đỏ sưng đau.
Bài 1: tang diệp 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu trước lấy 500ml nước, bỏ bã, hòa tan mang tiêu, rửa mắt khi còn ấm. Trị đau mắt hột, đau mắt, ngứa mắt.
Bài 2: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống. Trị viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau.
Mát phổi, dịu ho: Trị ho do phong nhiệt, biểu hiện đờm vàng đặc hoặc ho khan không đờm.
Bài 1 – Thang tang hạnh: tang diệp 8g, hạnh nhân 12g, bối mẫu 8g, đậu xị 4g, chi tử bì 8g, lê bì 8g, sa sâm 8g. Sắc uống. Trị ho khan không đờm do khí hanh mùa thu, đau đầu, phát sốt, lưỡi đỏ.
Bài 2: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống.
Hạ huyết áp: tang diệp 20g, tang chi 20g, sung úy tử 20g. Các vị cho vào nồi, đổ 1.000ml nước, sắc lấy 600ml; ngâm rửa chân 30-40 phút trước khi đi ngủ.
Video đang HOT
Món ăn thuốc có tang diệp
Tang cúc đạm trúc ẩm: tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g. Tất cả hãm với nước sôi, thêm chút đường uống thay trà. Dùng tốt cho người bị sốt, ho khan ít đờm, vã mồ hôi do cảm mạo phong nhiệt, viêm kết mạc mắt cấp tính.
Trà tang diệp cúc hoa kỷ tử quyết minh tử: tang diệp 9g, cúc hoa 9g, kỷ tử 9g, quyết minh tử 6g. Tất cả pha nước sôi uống thay trà. Dùng tốt cho người bị đau đầu hoa mắt chóng mặt.
Trà tang diệp cúc hoa bạc hà cam thảo: tang diệp 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 10g, cam thảo 10g. Tất cả cho vào ấm, đổ nước sôi pha hãm uống thay nước trà. Trị cảm mạo phong nhiệt.
Cháo tang diệp cúc hoa: tang diệp 10g, cúc hoa 12g, đậu xị 10g, gạo tẻ 60g. Các dược liệu nấu sắc lấy nước. Gạo vo sạch nấu cháo, cháo được cho nước sắc thuốc vào, đun tiếp một lát, ăn nóng. Dùng tốt cho người đau nhức vùng mắt do viêm kết mạc, đau dây thần kinh số V do chấn thương vùng mặt.
Phổi lợn hầm tang diệp huyền sâm: tang diệp 15g, huyền sâm 20g, phổi lợn 250g. Tang diệp, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát. Tất cả hầm kỹ, bỏ túi dược liệu, thêm gia vị thích hợp để ăn. Đợt dùng liên tục 5-10 ngày. Món này tốt cho người viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt.
Kiêng kỵ: Không dùng tang diệp khi ban sởi đã mọc.
Để không làm nặng các triệu chứng khi bị đau mắt đỏ, người bệnh không nên uống gì?
Đau mắt đỏ là một căn bệnh thường gặp và dễ lây lan trong cộng đồng. Tuy không quá nguy hiểm nhưng người bệnh vẫn cần chú ý đến chế độ trong ăn uống để giảm nhẹ các triệu chứng.
Vậy những người bị đau mắt đỏ nên uống gì? không nên uống gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Ngoài việc dùng thuốc và vệ sinh sạch sẽ thì chế độ ăn uống rất quan trọng, quyết định hiệu quả của việc điều trị bệnh đau mắt đỏ. Sau đây là những lưu ý về đồ uống cho những bệnh nhân mắc căn bệnh đau mắt đỏ.
1. Đau mắt đỏ nên uống gì? Những loại đồ uống tốt cho người đau mắt đỏ
1.1. Người bệnh đau mắt đỏ nên uống nước lọc
Nước lọc chính là câu trả lời cho câu hỏi đau mắt đỏ. Uống đủ nước lọc không những giúp cơ thể có khả năng đề kháng tốt hơn mà còn rất hữu ích trong quá trình điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Theo đó, mỗi ngày người bệnh nên uống ít nhất 1,5 lít nước để tránh tình trạng khô mắt. Hơn nữa, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp nâng cao sức đề kháng, góp phần vào việc đẩy lùi bệnh đau mắt đỏ.
Nước lọc là thức uống tốt cho người đau mắt đỏ - Ảnh Internet.
1.2. Các loại nước ép trái cây
Các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, dưa hấu, bưởi,.. rất tốt cho người bị đau mắt đỏ bởi chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn bệnh phát triển, ngăn ngừa bội nhiễm.
Mỗi ngày người bệnh nên uống một cốc nước ép trái cây tùy mùa. Những loại trái cây dễ dàng ép nước uống như: dưa hấu, lê, đao, quyt, mân, mia, dưa chuôt, dưa bơ, dưa gang, dưa lê,...
1.3. Các loại trà
Đau mắt đỏ nên uống gì? Ngoài nước lọc và các loại nước ép trái cây, người bệnh nên uống một số loại trà sau đây để việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
- Trà bồ công anh
Trà bồ công anh rất tốt cho người bị đau mắt đỏ. Bạn chỉ cần có bồ công anh 60g (nếu tươi 100g), rửa sạch thái nhuyễn, sắc lấy nước cốt.
Trà kim châm - rau sam
Đây cũng là loại trà rất tốt cho bệnh nhân đau mắt đỏ. Bạn chuẩn bị các loại nguyên liệu là rau kim châm 50g, rau sam 50g. Sau đó, đem sắc lấy nước cốt. Theo Đông y, loại trà này dùng cho viêm kết mạc cấp tính thể nhiệt độc.
Theo Đông y, loại trà kim châm - rau sam dùng cho viêm kết mạc cấp tính thể nhiệt độc - Ảnh Internet
Trà cúc hoa - dấp cá
Trà cúc hoa- dấp cá cũng là một trong những loại trà tốt cho bệnh nhân đau mắt đỏ. Cúc hoa 15g, dấp cá 30g đem rửa sạch, sau đó cùng cho vào ly đem hãm với nước sôi, đậy nắp 20 phút là uống được. Trà này có thể dùng cho viêm kết mạc cấp tính thể phong nhiệt.
Trà chi tử
Với trà chi tử, bạn dùng 10g chi tử, giã nhuyễn, cho vào ly, đem hãm với nước sôi, đậy nắp khoảng nửa giờ. Trà chi tử có công hiệu thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết chỉ huyết. Đây là loại trà dùng cho đau mắt đỏ thể nhiệt độc.
2. Những loại nước uống có hại cho người đau mắt đỏ
Bên cạnh những loại đồ uống giúp hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng đau mắt đỏ thì có một vài loại đồ uống người bị đau mắt đỏ không nên uống vì có thể khiến triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:
2.1. Các loại đồ uống chứa chất kích thích
Bên cạnh vấn đề đau mắt đỏ nên uống gì thì đau mắt đỏ không nên uống gì cũng là sự quan tâm của rất nhiều người bệnh. Trong đó, các loại đồ uống chứa chất kích thích là đồ uống đầu tiên người bệnh nên kiêng.
Rượu có thể làm giảm tầm nhìn của mắt đặc biệt đối với người bị đau mắt đỏ - Ảnh Internet
Các loại đồ uống có chứa chất kích thích sẽ tác động xấu tới bệnh đau mắt đỏ. Chúng rất dễ gây cho người bệnh các biến chứng nguy hiểm.
Những loại đồ uống như rượu, bia sẽ làm giảm chức năng nhìn của mắt, khiến mắt phải điều tiết mạnh hơn. Trong điều kiện bệnh nhân đang mắc đau mắt đỏ mà khiến mắt phải làm việc nhiều hơn sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.
2.2. Các loại đồ uống có ga
Ngoài đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia thì người bị đau mắt đỏ cũng cần tránh xa các loại đồ uống có ga. Đồ uống có ga làm tăng lượng đường trong máu, có thể khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt gây ảnh hưởng xấu đến việc điều trị.
Không chỉ vậy, các loại nước ngọt cũng không tốt cho người bị đau mắt đỏ. Trong nước ngọt cũng chứa chỉ số đường huyết cao, có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn.
So sánh điểm giống và khác nhau giữa đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào Viêm màng bồ đào có thể gây mủ bên trong dịch kính dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Mặc dù rất nguy hiểm nhưng viêm màng bồ đào lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhẹ như đau mắt đỏ. Phân biệt đau mắt đỏ và viêm màng bồ đào rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Tại sao lại...