Lá của củ dài ngoằng tưởng chỉ cho trâu bò ăn không ngờ xào với tỏi ngon “xoắn lưỡi”
Trước kia loại lá này chỉ dùng để làm thức ăn cho trâu bò, ngày nay nó lại trở thành rau đặc sản, có thể chế biến được nhiều món ngon, muốn ăn phải đặt trước.
Thường nghe các món nấu từ củ sắn mà không phải ai cũng biết lá sắn có công dụng tuyệt vời. Nó không chỉ nấu được nhiều món mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nghiên cứu chỉ ra, lá sắn giàu calo, dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: Carbohydrate, vitamin C, thiamine, riboflavin và niacin. Ăn lá này thường xuyên sẽ giúp tăng cường miễn dịch, bổ xương khớp, nhuận tràng đồng thời loại bỏ các gốc tự do có hại.
Lá sắn có thể nấu được nhiều món trong đó phải kể tới lá sắn muối chua – một món đặc sản của bà con Phú Thọ. Phần lá sắn để làm món này thường là ngọn non. Người ta đem lá sắn ngâm rửa sạch rồi vò mềm nhưng không để nát. Rửa lại lá sắn với nước, vắt khô sau đó cho vào chum sành, rắc muối lên trên, cuối cùng thêm nước sôi để nguội, đậy kín nắp chum/vại. Sau 5 – 7 ngày là lá sắn chua, bạn có thể lấy ra ăn.
Mùa rau sắn muối thường kéo dài từ tháng 4 tới tháng 9 hàng năm. Trước kia nó chỉ là món ăn quê, giờ đây trở thành đặc sản bán với giá từ 60.000đ/kg trở lên.
Để có được vại rau sắn muối chua chuẩn vị, bà con phải đem chum/vại sắn đi phơi nắng mỗi ngày rồi lại bê vào. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời, rau sắn muối sẽ ngấm nhanh hơn.
Công đoạn chế biến món rau này đòi hỏi sự tỉ mỉ vì thế nhiều người ngại làm. Nếu không muốn làm chua, bạn có thể đem rau sắn chế biến theo cách dưới đây, vừa thơm ngon, dễ làm, chỉ 10 phút có ngay đĩa rau ngon, bổ.
Nguyên liệu
- Lá sắn: 500g
- Tỏi
- Muối, mì chính
- Dầu ăn (nếu có mỡ lợn sẽ thơm, ngon hơn)
1. Lá sắn bạn chọn phần lá non, bỏ cọng rồi đem rửa với nước nhiều lần cho sạch đất bẩn.
2. Chuẩn bị 1 nồi nước sôi, cho lá sắn vào chần sơ khoảng 1 phút sau đó vớt ra thau nước lạnh. Bước này rất quan trọng, nước sôi sẽ giúp bỏ đi vị chát, đắng của lá sắn. Phần nước lạnh đảm bảo cho lá sắn được giòn ngon, xanh mướt và không bị úa hay nhũn, nát.
Video đang HOT
3. Vớt phần lá sắn ra, vắt bớt nước sau đó thải nhỏ. Cho vào đây 1 chút muối, mì chính và trộn thật đều lên cho ngấm.
4. Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm rồi cho phần rau đã sơ chế trước đó vào đảo chung. Lưu ý, bước này bạn phải đảo đều tay, điều chỉnh ngọn lửa vừa phải để rau chín, ngấm dầu giúp tăng thêm vị béo ngậy và thơm ngon.
5. Gắp rau sắn xào tỏi ra đĩa và thưởng thức khi còn nóng. Nếu trong nhà sẵn tóp mỡ thì bạn có thể cho thêm vào xào chung, độ ngon tăng thêm gấp bội.
Rau lá sắn xào tỏi có hương vị thơm ngon chẳng kém gì so với ngọn khoai lang hay rau muống xào. Mùi thơm cùng hương vị đặc trưng của loại rau này khiến người ăn 1 lần nhớ mãi không quên.
Một số lưu ý khi ăn rau lá sắn
Mặc dù giàu dinh dưỡng và được xem là tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn loại rau này bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau:
- Không ăn rau lá sắn quá nhiều vì chất xơ trong rau này tồn tại ở dạng không hòa tan. Nếu bạn ăn rau lá sắn thường xuyên sẽ dễ bị tắc ruột, nhất là ở người cao tuổi.
- Tránh ăn lá sắn sống vì trong nó có chứa các độc tố thuộc loại glucosid. Khi nạp vào cơ thể dưới tác động của men tiêu hóa, acid, chất này sẽ bị thủy phân và giải phóng ra acid cyanhydric có thể gây ngộ độc và dẫn tới tử vong.
- Khi xào, nấu các món từ lá sắn bắt buộc phải nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nó là cỏ dại nhưng bổ ngang nhân sâm, nấu với thứ giàu canxi của con lợn được món gấp đôi dinh dưỡng
Cây này mọc dại nhưng giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt có thể nấu thành nhiều món ngon, tốt cho sức khỏe.
Nhắc tới những loại cây dại ngon, bổ dưỡng thì chắc chắn không thể bỏ qua sâm đất. Tùy vào từng vùng mà sâm đất có tên gọi là sâm mồng tơi hay đông dương sâm.
Bạn có thể bắt gặp cây sâm đất ở bất cứ đâu, tuy nhiên để đem về chế biến món ăn thì không phải ai cũng biết. Nghiên cứu cho thấy, trong rau sâm đất rất giàu chất béo, canxi, vitamin cùng những dưỡng chất khác. Ngoài phần rễ thì thân và lá của sâm đất còn được dùng làm rau.
Ăn sâm đất đúng cách sẽ rất tốt cho huyết áp, hỗ trợ điều trị các bệnh ho hen, nhuận tràng, thanh nhiệt, bổ gan thận và tốt cho xương khớp. Không những thế, rau sâm đất còn có thể chữa được các bệnh về da như ghẻ lở, hắc lào...
Ở một số vùng, rau sâm đất dùng nấu canh, luộc hoặc xào như rau muống, rau cải... Các món từ loại rau dại này vừa ngon lại thanh mát. Phần cậng rau mềm như mồng tơi nhưng không bị nhớt nên rất được yêu thích.
Nếu trong nhà có sẵn rau sâm đất mà chưa biết nấu món gì thì bạn có thể tham khảo canh rau sâm đất nấu xương heo mà Bếp Eva chia sẻ ngay sau đây.
Nguyên liệu
- Xương heo: 1.5kg
- Hành lá
- Rau sâm đất: 1 bó
- Gừng
- Lá nguyệt quế
- Rượu nấu ăn
- Hoa hồi
Hướng dẫn chọn nguyên liệu ngon
Rau sâm đất
Với rau sâm đất bạn chọn những bó non có màu xanh tươi, cậng mẫm. Tránh mua những bó có màu hơi thẫm vì đây là rau đã già, ăn xơ, bã và mùi bị hăng hơn so với bình thường.
Xương heo
Tùy điều kiện của mỗi nhà mà lựa chọn phần xương heo cho phù hợp. Để tiết kiệm bạn có thể mua phần xương ống vừa rẻ mà nước dùng vẫn đủ độ thơm ngọt. Nhưng tốt nhất bạn vẫn nên mua xương sườn, lớp thịt dày nhờ đó mà canh cũng ngon hơn gấp bội.
Cách nấu canh rau sâm đất
1. Xương heo mua về bạn rửa sạch, chặt miếng rồi cho vào nồi cùng chút rượu nấu ăn, nước lọc và đặt lên bếp đun sôi.
Nồi xương heo sôi bạn chắt bỏ nước rồi rửa xương nhiều lần với nước cho sạch. Bước này vừa làm sạch được xương heo lại giúp khử mùi hôi, tanh còn sót lại hiệu quả. Vớt xương ra rổ cho ráo nước.
2. Phần hành, gừng rửa sạch. Cho 2 loại nguyên liệu trên cùng với lá nguyệt quế vào túi sau đó buộc chặt lại. Nhờ có túi gia vị này canh xương sẽ thơm và ngon hơn. Phần túi buộc giúp cho gia vị không bị nát, nhũn.
3. Cho phần xương ống đã làm sạch ở bước 1 cùng túi gia vị vào nồi áp suất, ninh xương chừng 25 - 30 phút là được.
4. Rau sâm bạn rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra, để ráo.
5. Khi nồi xương đã chín mềm, bạn cho phần rau sâm vừa rửa sạch vào. Nhớ đảo kỹ để rau sâm chín đều. Nêm nếm vào nồi canh 1 chút muối, hạt nêm theo khẩu vị gia đình rồi đậy vung chờ canh sôi trở lại.
6. Kiểm tra thấy rau sâm đất đã chín, nước dùng đậm vị như ý thì tắt bếp, múc canh ra bát và thưởng thức.
Canh rau sâm đất nấu xương ăn thanh mát, đậm vị lại giàu dinh dưỡng. Phần thịt của xương heo được ninh nhừ nên mềm tan trong miệng. Rau sâm đất với vị chua thanh đặc trưng. Nước canh béo béo, thơm ngậy ăn với cơm rất hợp.
Lưu ý khi ăn rau sâm đất
Sâm đất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ dễ khiến cơ thể gặp nguy. Trong khi nấu các món ngon từ loại rau này bạn cần nhớ:
- Không ăn quá nhiều rau sâm đất vì nó có thể gây ra tình trạng ngộ độc khiến bạn bị khó thở, choáng váng.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai tránh ăn loại rau này.
- Rửa rau thật sạch để loại bỏ hết côn trùng, đất bẩn bám trên lá.
- Những người đang điều trị bằng thuốc phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cây này thường bị nhầm là rau ngót, canxi gấp 4 lần sữa, nấu món gì cũng ngon và bổ Thứ rau này xưa mọc hoang chẳng ai ăn nay được săn lùng như rau quý, nấu món nào cũng ngon và bổ dưỡng. Loại rau được nhắc đến là chùm ngây. Trước kia, loại rau này mọc dại mà ít người biết hái về ăn. Nghiên cứu cho thấy, trong loại rau này có chứa tới hơn 90 dưỡng chất, 18 loại...