Ký sinh trùng dài 5 cm sống trong cổ họng thai phụ
Khoảng một tháng nay, thai phụ 21 tuổi bị ngứa họng, ho khạc đờm, thỉnh thoảng lẫn máu. Cô đã đi khám và được kê thuốc uống nhưng không đỡ.
Các bác sĩ khoa Hô hấp và Nội soi thực hiện kỹ thuật Nội soi khí quản ống mềm để gắp con vắt ra khỏi lòng khí quản thai phụ. Ảnh: BVCC.
Bác sĩ chuyên khoa II Chu Thị Thu Lan, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, cho biết đã tiếp nhận bệnh nhân nữ 21 tuổi, mang thai 18 tuần, trong tình trạng mệt mỏi, ho nhiều, khàn tiếng và khó thở nhẹ.
Gia đình người bệnh cho hay khoảng một tháng nay, thai phụ ngứa họng, ho khạc đờm, thỉnh thoảng lẫn máu, khàn tiếng tăng dần. Ban đầu, thai phụ có đi khám tại phòng khám tư nhân trên địa bàn, được chẩn đoán viêm họng và kê thuốc về nhà uống.
Tuy nhiên, sau một thời gian dùng thuốc, tình trạng bệnh không giảm, cảm giác có vật lạ di động trong vùng họng nên đến bệnh viện khám và điều trị.
Video đang HOT
Tại đây, qua nội soi, các bác sĩ phát hiện trong lòng khí quản thai phụ có dị vật sống và gắp ra con vắt dài 5 cm. Sau khi thực hiện thủ thuật gắp dị vật ra khỏi khí quản, tình trạng sức khỏe của thai phụ và thai nhi hoàn toàn ổn định. Sau 3 ngày theo dõi tại khoa Nội Hô hấp, bệnh nhân được xuất viện.
Trường hợp vắt ký sinh trong cơ thể người bệnh không hiếm. Nếu không được phát hiện và gắp ra kịp thời, con vắt sẽ tiếp tục ký sinh, hút máu cơ thể và ngày càng lớn dần, có thể làm tắc nghẽn khí quản, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Qua trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo mọi người không nên uống nước suối, rừng; ăn rau sống phải rửa sạch. Đặc biệt, khi có biểu hiện khó chịu vùng cổ, ngứa, chảy máu, nước mũi… tốt nhất mọi người cần đến bệnh viện khám để được hỗ trợ y tế.
Lý do nhiều người mệt mỏi, khó chịu trong những ngày giáp Tết
Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột, phấn hoa và khói bụi được xem là yếu tố nguy cơ khiến sức khỏe nhiều người bị ảnh hưởng vào những ngày mùa xuân.
Những ngày giáp Tết, tôi liên tục bị chảy nước mũi, nghẹt mũi giống như dị ứng thời tiết với viêm xoang. Tại sao các triệu chứng lại nặng hơn vào giai đoạn này, phòng tránh như thế nào thưa bác sĩ? (Hoài Thu, Lâm Đồng).
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Ngô Minh Như, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, trả lời:
Thời tiết mùa xuân được xem là khoảng thời gian giao thoa giữa cái lạnh của mùa đông và cái nóng oi bức của mùa hè. Đây là thời điểm băng tuyết tan dần ở một số nơi, nhiệt độ tăng dần, xuất hiện cơn mưa phùn để tiếp nước cho cây cối sinh sôi, nảy nở chồi non.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm đột ngột, lúc nắng lúc mưa, phấn hoa, khói bụi được xem là các yếu tố nguy cơ góp phần khiến các triệu chứng chuyển nặng như nghẹt mũi, chảy dịch mũi, hắt hơi...
Vì vậy, chúng ta lưu ý một số phương pháp sau đây để bảo vệ sức khỏe cơ thể:
- Giữ ấm bằng cách mặc đồ dày, ấm, tắm nước ấm.
- Vệ sinh sạch và đúng cách vùng mũi họng với dung dịch nước muối sinh lý, dung dịch rửa mũi.
- Tăng độ ẩm không khí trong phòng bằng cách dùng máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương.
- Những người có biểu hiện hàn chứng (ớn lạnh, sợ lạnh, tay chân lạnh,...) có thể sử dụng một số thuốc từ thảo dược tăng độ ấm cho cơ thể như trà gừng, trà tía tô, tỏi, hành.
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế sử dụng nhiều rượu bia, nước có cồn, có gas, nước đá lạnh hay chế độ ăn nhiều dầu mỡ.
- Uống đủ nước 2 lít/ngày. Bổ sung một số vitamin tăng cường sức đề kháng và nghỉ ngơi hợp lý.
- Chườm ấm, bấm huyệt tại các vùng xoang để giảm đau, giảm nghẹt mũi. Cần được bác sĩ thăm khám khi các triệu chứng trở nặng.
Làm gì để không bị ngứa và dị ứng da vào mùa đông, khi thời tiết lạnh và hanh khô Khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các axít hữu cơ nên dễ bị khô, nứt nẻ và sinh ngứa. Trời lạnh, hanh khô, nhiều người xuất hiện hiện tượng ngứa da. Có hiện tường này bởi do chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế nên làm cho da bị khô. Theo các...