Kỳ diệu rau sam
Rau sam là một loại rau rất “nông dân” của mùa hè. Chúng tôi gọi đó là loại rau nông dân vì đó là loại rau rất phổ thông, dễ trồng, dễ sống, có sức sống mạnh ngay cả ở những vùng đất tưởng chừng chẳng có loại rau nào sống nổi.
Nhận biết rau sam
Rau sam là một loại rau rất “nông dân” của mùa hè. Chúng tôi gọi đó là loại rau nông dân vì đó là loại rau rất phổ thông, dễ trồng, dễ sống, có sức sống mạnh ngay cả ở những vùng đất tưởng chừng chẳng có loại rau nào sống nổi. Chắt chiu từ tinh túy của đất, rau sam có thể phát triển trên cả những vùng đất khô cằn nhất. Không cần chăm bón quá đặc biệt, không cần vun trồng quá kỹ, rau sam có thể mọc tự nhiên tựa như sức sống và sự chịu vươn lên của những người nông dân vậy. Ở loại rau đặc biệt này, người ta tìm thấy vị thanh dịu, chua nhẹ, một màu đỏ tía đặc trưng của thân khiến cho rau sam không lẫn vào đâu được.
Nếu bạn có dịp về những làng quê, bạn có thể dễ dàng tìm thấy rau sam ở các bãi đất, bờ ruộng, những gò đống tự nhiên. Loại rau này có đặc điểm bò mọc sát đất. Thân rất mẫm màu tím đỏ, lá xanh mướt, hoa vàng hoặc đỏ rất đẹp. Lá hình tròn nhỏ hoặc hơi thuôn. Nhìn cây rau sam về mùa hè rất thích vì nó cho ta cảm giác mọng nước và mát dịu mùa nắng gắt.
Rau sam dễ ăn, dễ dùng, giản dị những chính những loại rau này vậy. Nếu mùa hè này bạn chưa ăn rau sam thì hãy thử dùng nhé. Bạn sẽ không thể quên được nó ngoài, bởi vị đặc trưng mà còn bởi vô vàn những công dụng diệu kỳ như dưới đây.
Những ứng dụng kỳ diệu
Trong thân cây rau bé xíu này, người ta tìm thấy những chất dinh dưỡng khá tốt. Người ta tìm thấy trong rau sam có nhiều vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, acid folic và cholin. Có lẽ vì có nhiều sắt nên thân cây có màu đỏ tía hoặc đỏ thẫm. Trong rau sam không có cholesterol, không có chất béo. Vì thế là loại rau thanh đạm rất lý tưởng. 100g rau sam có chừng 93g nước nên xứng đáng là loại rau thải độc. Trong rau sam có chứa các chất vi lượng quý như đồng, magie, mangan, kẽm nên có hoạt tính chống các khối u, hữu ích cho người bị các bệnh lý mãn tính, tiếp xúc nhiều với phóng xạ. Rau sam có chứa các chất hoạt hóa thần kinh như DOPA, dopamin nên có ích cho trí nhớ. Rau sam có khả năng thải trừ bisphenol A, một chất độc, nên giúp cơ thể thanh lọc hiệu quả.
Món gỏi rau sam
Trong Y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, không có độc, có kháng sinh tự nhiên, có khả năng giải độc, tiêu thũng. Vì rau sam có vị chua, nên rất tốt cho kích thích tiêu hóa. Vì rau sam có tính hàn nên có khả năng thanh nhiệt trị các chứng nóng trong, nóng ngoài của mùa hè. Vì có kháng sinh tự nhiên nên có khả năng sát trùng, chữa trị mẩn ngứa ngoài da, viêm nhiễm đường tiết niệu, các chứng lỵ, giun sán đường ruột. Vì rau sam có khả năng tiêu thũng nên có tác dụng điều trị các chứng mụn nhọt mẩn ngứa sưng đau ngoài da, các chứng đầy bụng, trướng bụng. Với các công dụng thú vị trên, chúng ta cùng thử các cách dùng rau sam hữu hiệu như bản hướng dẫn dưới đây
Trị giun:
Lấy 50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Dùng ngày nào thì đi hái rau sam ngày đó. Nếu bạn hái rau sam để sẵn trong tủ lạnh, hoạt chất sẽ bị giảm và ít có giá trị với giun. Hãy uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì, sau 4 giờ mới được ăn nhẹ. Uống liền trong 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.
Video đang HOT
Trị kiết lỵ:
Lấy rau sam 100g, cỏ sữa 100g. Hai loại này rửa sạch, đem đun lẫn với 400ml nước. Khi nào cạn còn chừng 100ml thì gạn nước ra để uống, chia uống 2 lần trong ngày. Nếu có thêm đi ngoài ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi 20g đun lẫn.
Trong trường hợp thấy khó uống có thể ép rau sam lấy nước với lượng rau sam như trên. Hòa lượng nước cốt này của rau sam hòa với 100nl nước, đun sôi, sau đó cho thêm 1 thìa mật, chừng 10g, hòa vào nước rau sam đã đun chín cho dễ uống.
Trong phương cách này, rau sam có tính kháng sinh với các vi khuẩn đường ruột rất tốt. Người ta thấy, đặc tính kháng sinh của rau sam rất công hiệu với các vi khuẩn đường ruột, ngoài da và một số vi khuẩn gây bệnh ở phổi. Các vi khuẩn nhạy cảm bao gồm vi khuẩn E.coli, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn. Do đó, rau sam thường xuyên được sử dụng để chữa bệnh đường ruột.
Trị mụn nhọt:
Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.
Trong phương pháp này, rau sam có tác dụng sát trùng vì có kháng sinh tự nhiên, lại có tác dụng tiêu thũng nên làm giảm sưng đau. Tuy vậy, công dụng của rau sam chỉ có tác dụng với các mụn nhọt nông, không hoặc ít có tác dụng với các mụn nhọt sâu (viêm nang lông sâu, nhiễm trùng da kiểu đinh bối, hậu bối). Không dùng phương pháp đắp này với phần mắt và quanh mắt, phần quanh bộ phận sinh dục.
Trị trướng bụng:
300g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt. Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng, phù thũng sẽ được giảm. Để có công hiệu, bạn có thể tăng lượng rau sam lên đến 400 – 500g.
Trị tiểu rát, tiểu máu:
300g rau sam chia ra làm 3 lần, mỗi lần 100g. Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, nấu canh lẫn với rau dền cơm với lượng 50g mỗi lần. Ăn trong ngày. Ăn liền 5 – 7 ngày tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.
Vai trò của rau sam trong trường hợp này là sát trùng đường niệu để chống viêm nhiễm, có tác dụng tiêu thũng nên làm lợi tiểu để thải bỏ chất cặn bẩn ra khỏi thận. Trong trường hợp tiểu máu do sỏi thận, dùng vị rau sam sẽ rất thích hợp. Lý do đó là vì vi khuẩn E.coli rất nhạy cảm với rau sam. Chỉ cần nước ép rau sam chừng 10% (10g nước cốt rau sam 90ml nước) thì đã thấy hiệu ứng với trực khuẩn E.coli. Vi khuẩn E.coli là vi khuẩn hàng đầu gây bệnh viêm đường tiết niệu. Nên phương cách này rất tốt để chữa tiểu máu, tiểu đau, tiểu rắt.
Dinh dưỡng của rau sam
Theo Suckhoevadoisong
Viêm đại tràng - Phòng ngừa và điều trị
Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, còn gọi là ruột già, chức năng chính là tiếp tục tiêu hóa phần còn lại của bã thức ăn đã được ruột non hấp thụ hết dưỡng chất. Nếu chức năng hấp thu nước kém do đại tràng hư hàn sẽ làm xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát lỏng. Ngược lại, đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu nước quá mức, dẫn đến táo bón.
Mô phỏng đại tràng bình thường và đại tràng bị viêm
Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hoá thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những nước đang và kém phát triển do mức sống còn thấp nên điều kiện vệ sinh trong ăn uống ít được chú trọng. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn hay các ký sinh trùng qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang mạn tính.
Triệu chứng thường gặp
Rối loạn tiêu hóa kéo dài, người bệnh đi ngoài phân lúc bón, lúc lỏng, đi từ 2 đến 6 lần một ngày. Người bệnh cảm thấy không thoải mái khi đi đại tiện hay có cảm giác mót, muốn đi nữa sau khi vừa đi xong.
Trướng bụng, đầy hơi khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu.
Đau bụng, đây là triệu chứng thường gặp, đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện hoặc lúc đói. Đau bụng thường ở hố chậu trái hoặc phải.
Trường hợp nặng hơn có thể bị chảy máu trực tràng, đi ngoài phân có nhày và có thể có máu...
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng, bao gồm:
- Nhiễm các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella...
- Nhiễm nguyên sinh động vật như amib, lamblia...
- Nhiễm ký sinh trùng, là các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim... và các loại sán ruột.
- Ăn uống không điều độ hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.
- Táo bón kéo dài.
- Viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa.
Phòng và điều trị bệnh viêm đại tràng
Để phòng viêm đại tràng, cần tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời; giữ vệ sinh ăn uống, nên ăn điều độ và cân đối khẩu phần ăn. Không ăn thức ăn ôi thiu hay bảo quản lạnh quá lâu. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động. Tẩy giun mỗi 6 tháng. Khi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nên đi khám bệnh để xác định đúng tình trạng bệnh, nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị đặc hiệu, kịp thời.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc, cả Đông y và Tây y, chữa bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, để tránh các tác dụng phụ gây hại.
Theo Đông y, viêm đại tràng thuộc phạm trù "phúc thống" (đau bụng) hoặc "đại tràng ung" (viêm đại tràng), do can tỳ bất hòa, thấp nhiệt uất kết, chức năng của can tỳ suy giảm. Để điều trị viêm đại tràng, phải dùng phép thanh nhiệt, tiêu độc, lưu thông khí huyết, ổn định tiêu hóa. Các loại dược liệu như Vàng đắng có hoạt chất chính là berberin có tính kháng sinh, kháng viêm, diệt amib và trực khuẩn; Ngô thù du tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, lợi tiêu hóa: Mộc hương làm giảm đau, kiện tỳ, kích thích tiêu hóa; Bạch thược có tính kháng khuẩn, giảm đau, trị tiêu chảy... Các dược liệu này phối hợp tạo nên bài thuốc có tác dụng trị liệu hiệu quả các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đại tràng mà không gây tác dụng phụ có hại.
Theo tiền phong
4 điều liên quan đến nhiễm trùng thận chị em cần biết Nhiễm trùng thận xuất hiện có thể do mất vệ sinh, di truyền hoặc lây nhiễm vi khuẩn trong quan hệ tình dục. Trong y tế, nhiễm trùng thận gọi là viêm bể thận. Đây là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, thường lây lan từ đường tiết niệu thấp đến cao, từ hậu môn vào niệu đạo và cuối...