Kinh hoàng quái điểu lai khủng long cao 5 m ở Trung Quốc
Sinh vật lạ ở Phúc Kiến – Trung Quốc hơi giống đà điểu nhưng lại là khủng long, được mô tả là “kinh dị hơn phim Công viên kỷ Jura”.
Theo Sci-News, một nhóm nghiên cứu cổ sinh vật học quốc tế đã phát hiện ra một loạt dấu chân khủng long dạng chim hóa thạch tại địa điểm hóa thạch Longxiang ở tỉnh Phúc Kiến – Trung Quốc.
Trong đó, các dấu chân hóa thạch nhỏ hơn dài 11 cm, thuộc về một loài khủng long đã biết mang tên Velociraptorichnus.
Thế nhưng bên cạnh đó còn có dấu chân khổng lồ khác dài 36 cm, tiết lộ về một loài điểu long hoàn toàn mới.
Ảnh đồ họa mô tả loài khủng long mới (trái) và các hóa thạch đã được tìm thấy – Ảnh: Yingliang/iSCIENCE
Hóa thạch dấu chân trông có vẻ ít hoành tráng hơn so với hóa thạch xương, nhưng lại có giá trị cực cao đối với ngành khảo cổ, nhất là khi mô tả các loài mới thuộc về một nhóm đã biết.
Các dấu chân không chỉ tiết lộ hình dáng sơ bộ của con vật, mà còn là “phim âm bản” 3D mô tả hình dáng bên ngoài, bao gồm lớp da, các thớ cơ… và giúp các nhà khoa học phục dựng lại cách con vật đã di chuyển trên mặt đất, từ đó suy ra tập tính của loài.
Trong trường hợp này, các dấu chân bảo tồn hoàn hảo đã giúp Trung Quốc ghi thêm tên một loài mới vào dòng họ Troodontid – tức “điểu long răng khía” – là Fujianipus yingliangi.
Theo bài công bố trên tạp chí iScience, con điểu long này và các loài anh em thuộc về một dòng họ lớn hơn gọi là deinonychosaur, chính là nhóm sinh vật chuyển tiếp giữa khủng long và chim.
Vì vậy, như các điểu long khác, Fujianipus yingliangi mang thân hình hơi giống một con đà điểu với cánh nhỏ và cặp chân chắc khỏe, nhưng vẫn có răng và vẫn là khủng long.
Nó cũng là một loài săn mồi đỉnh cao trong khu vực.
“Nó cao khoảng 5 m với đôi chân dài 1,8 m, vượt xa kích thước của những con chim ăn thịt được mô tả trong Công viên kỷ Jura. Hãy tưởng tượng thứ gì đó như thế đang lao tới với tốc độ tối đa” – TS Anthony Romilio từ Đại học Queensland (Úc), thành viên nhóm nghiên cứu, mô tả.
Để xác định loài mới, các dấu vết nói trên đã được so sánh với các dấu vết khủng long hai ngón đã được biết đến khác trên khắp Châu Á, Bắc, Nam Mỹ và Châu Âu.
Đa số điểu long được tìm thấy ở khu vực có vĩ độ cao, gần Bắc Cực, nhưng phát hiện mới tại Phúc Kiến cho thấy nhóm khủng long này đã phân tán xa hơn về phía Nam so với tưởng tượng.
Cuộc nghiên cứu còn có sự góp mặt của các nhà khoa học từ Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc, Đại học Hạ Môn, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang, Viện khảo sát địa chất Phúc Kiến (Trung Quốc), Trường Đại học Colorado ở Denver và Đại học Charleston (Mỹ).
Phát hiện quái thú "Kẻ hủy diệt" dài 30 m ở Argentina
Quái thú vừa được xác định là một trong những sinh vật khổng lồ nhất từng bước đi trên địa cầu với trọng lượng khi còn sống lên tới 67 tấn.
Nhóm nghiên cứu quốc tế đã đặt cho loài quái thú mới là Bustingorrytitan shiva, dựa theo tên thần Shiva của Hindu giáo, được tôn thờ như vị thần hủy diệt, sáng tạo và tái sinh.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu phương Tây còn gọi Bustingorrytitan shiva với một biệt danh khác là "Kẻ hủy diệt", theo Live Science.
Bustingorrytitan được ghép từ họ của nông dân Manuel Bustingorry, chủ mảnh đất mà loài quái thú yên nghỉ, với "Titan" - là tên nhóm thần khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp.
Quái thú Bustingorrytitan shiva - Ảnh: María Edith Simón
Theo bài công bố trên Acta Palaeontologica Polonica, Bustingorrytitan shiva là một trong những loài thằn lằn hộ pháp (Titanosaurs) lớn nhất từng được ghi nhận trên thế giới, với trọng lượng cơ thể khi còn sống ước tính lên tới 67 tấn.
Loài thằn lằn hộ pháp lớn nhất thế giới là Argentinosaurus, vốn có trọng lượng khoảng 70 tấn.
Thằn lằn hộ pháp là nhánh khổng lồ nhất trong dòng họ Sauropod, một nhóm khủng long lớn đặc trưng bởi cổ dài, thân hình to và nặng, 4 chân cồng kềnh như cột đình, đuôi dài và nặng nề không kém.
Tuy khổng lồ nhưng Sauropod là loài ăn cỏ.
Một số loài thằn lằn hộ pháp khổng lồ nhất, trong đó loài mới đang đứng hàng thứ tư - Ảnh: María Edith Simón
Theo TS María Edith Simón, nhà cổ sinh vật học đứng đầu nhóm nghiên cứu quốc tế, phát hiện về quái thú này ở khu vực gọi là Bắc Patagonia ở miền nam Nam Mỹ, chứng minh rằng nơi đây đúng là lãnh địa của nhóm thằn lằn hộ pháp ngoại cỡ, với trọng lượng cơ thể trên 50 tấn.
Patagonia là một khu vực địa lý bao gồm phần cực nam của Nam Mỹ, bao trùm một phần diện tích Argentina và Chile. Trong đó, quái thú "Kẻ hủy diệt" nằm ở phần Patagonia thuộc tỉnh Neuquén của Argentina.
Phần hài cốt đầu tiên lộ ra từ năm 2000 nhưng các nhà cổ sinh vật học đã mất rất nhiều năm để khai quật những chiếc xương khổng lồ và phân tích chúng.
TS Simón cho biết bà chịu trách nhiệm về phòng thí nghiệm và khu vực nghiên cứu tại Bảo tàng Cổ sinh vật học Ernesto Bachmann ở gần đó vào thời điểm quái thú lộ diện, vì vậy đã tổ chức khai quật từ năm 2001.
Qua nhiều năm, họ đã tìm thấy hài cốt của ít nhất 4 cá thể thuộc loài mới, bao gồm một bộ xương tương đối hoàn chỉnh và 3 mẫu vật chưa hoàn thiện.
Loài quái thú mới này đến từ Hệ tầng Huincul có niên đại từ 93 triệu đến 96 triệu năm tuổi, cũng là nơi "vua quái vật" Argentinosaurus được tìm thấy.
Như vậy, nó cũng là một đại diện của thời đại hoàng kim của loài khủng long: Kỷ Phấn Trắng.
Dòng dõi quái thú này được cho là tồn tại cho đến tận cuối kỷ Phấn Trắng, khi tiểu hành tinh Chicxulub va chạm Trái Đất và chấm dứt sự tồn tại của tất cả khủng long, dực long, thương long, ngư long... cổ đại.
Phát hiện loài mới là 'con lai' của 2 quái thú, nặng đến 10 tấn Một thành viên mới của dòng họ quái thú to lớn nhất hành tinh vừa lộ diện ở Argentina. Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Historical Biology, loài quái thú mới được đặt tên là Titanomachya gimenezi đã lang thang trên hành tinh của chúng ta vào thời điểm 66 triệu năm về trước, tức cuối kỷ Phấn Trắng. Sinh...