Kiểm tra học kỳ càng sớm học sinh càng lười học
Càng kiểm tra sớm thì học sinh càng mất bài học bởi kiểm tra xong là tâm lý học sinh không bao giờ còn thiết tha với việc học.
Thời điểm này, nhiều trường học đã tổ chức kiểm tra học kỳ cho học sinh lớp 9, lớp 12 xong nhằm tận dụng quãng thời gian còn lại của năm học ôn thi cho học trò.
Thôi thì, học sinh lớp 9 và lớp 12 kiểm tra học kỳ sớm cũng là điều phù hợp hơn vì trường nào cũng phải lo lắng về chất lượng kỳ thi tuyển sinh 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Tổ chức kiểm tra sớm cũng tạo cho học sinh có thời gian ôn tập và nhà trường có những bước chuẩn bị cần thiết để chuẩn bị các loại hồ sơ cho học trò.
Nhưng đối với các lớp còn lại thì việc có kế hoạch kiểm tra sớm là điều đang thể hiện nhiều bất cập.
Bởi, kiểm tra học kỳ xong, lịch học, bài học còn đến 2 tuần nữa mới kết thúc năm học thì đây là một giai đoạn cực kỳ vất vả cho giáo viên đứng lớp bởi học sinh đã biết điểm năm học rồi thì chẳng còn em nào thiết tha ngồi học.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Lã Tiến/ GDVN
Tổng kết điểm năm học cho học trò rồi thì còn dạy dỗ gì nữa?
Theo biên chế thời gian của năm học này có 35 tuần thực học, thời điểm kết thúc năm học là tuần cuối cùng của tháng 5 nhưng nhiều địa phương, trường học đã có kế hoạch kiểm tra học kỳ và thường là vào tuần 33 của năm học.
Như vậy, sau khi kiểm tra học kỳ thì các trường còn phải dạy thêm 2 tuần nữa mới kết thúc năm học. Hai tuần sẽ có rất nhiều bài học, nhất là những môn có số tiết lớn như Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ.
Còn tiết dạy thì bắt buộc giáo viên phải lên lớp để giảng dạy bình thường nhưng lúc bấy giờ phần nhiều học sinh không còn động lực học tập bởi năm nào cũng vậy.
Video đang HOT
Có em thì nghỉ hẳn ở nhà, em thì đi học nhưng không vào trường, em thì vào lớp nhưng không mang theo sách, vở và không thực hiện các yêu cầu của giáo viên trong quá trình học tập.
Nói thì học sinh…cười trừ cho qua mà giáo viên cũng không thể làm được gì.
Làm gì bây giờ nữa khi mà điểm số thì thầy cô đã vào phần mềm và học bạ xong cả rồi, giáo viên chủ nhiệm cũng đã tổng kết gần như tất cả những công việc cần thiết như xếp hạnh kiểm, thống kê số lượng học sinh giỏi, học sinh tiên tiến để nhà trường chuẩn bị giấy khen, phần thưởng.
Học sinh thì cũng đều biết điểm vì đa phần các trường đều triển khai điểm và sổ liên lạc điện tử nên học sinh đã nắm bắt được mình có được khen thưởng hay không? Mình có thiếu điểm môn nào hay phải ở lại không…
Chính vì vậy, học sinh không còn động lực cũng là điều rất dễ hiểu. Nhưng, giáo viên thì không thể như vậy được. Họ vẫn phải lên lớp khi có tiết nhưng vào giảng bài mà học sinh không học, không hợp tác thì chẳng có tác dụng gì. Không dạy thì lớp ồn mà dạy thì học sinh không học.
Vậy nhưng, gần như năm nào cũng lặp lại tình trạng này!
Vì sao nhiều địa phương và trường học lại cứ phải triển khai kiểm tra học kỳ II sớm?
Việc triển khai kiểm tra học kỳ II ở các trường phổ thông sớm mà không phải học sinh cuối cấp đang bộc lộ nhiều bất cập nhưng nhiều địa phương, trường học năm nào cũng đều thực hiện như vậy.
Kiểm tra sớm chỉ nhằm một mục đích duy nhất là để nhà trường báo cáo số liệu học tập, hạnh kiểm về Phòng, Sở và các đơn vị này sẽ tổng hợp báo cáo cho Ủy ban và gửi ngược lại các trường để làm con số so sánh chất lượng giảng dạy.
Đồng thời, cũng là cách để các nhà trường chuẩn bị hoàn tất các công việc tổng kết năm học, xét chuẩn nghề nghiệp, đánh giá viên chức và xét thi đua cho giáo viên.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng với tình hình thực tế hiện nay thì việc thực hiện báo cáo vô cùng đơn giản. Vì gần như trường học nào cũng đều triển khai phần mềm điểm điện tử.
Một khi giáo viên vào điểm, nhập lời nhận xét, thống kê số buổi học sinh nghỉ học thì phần mềm tự động đã thống kê từng lớp, từng khối, từng môn học và số liệu tổng cho từng mảng cần thống kê.
Nhà trường chỉ cần vài thao tác đơn giản là tải xuống và gửi số liệu báo cáo lên trên và làm báo cáo tổng kết hoạt động của nhà trường cho năm học.
Những em nào đạt danh hiệu gì, phải kiểm tra lại, phải ở lại lớp và hạnh kiểm gì cũng được phần mềm thống kê hết. Giáo viên chủ nhiệm chỉ cần in ra và thông báo đến học trò. Thậm chí không cần thông báo thì học sinh cũng đã biết vì các em đều đăng ký mua dịch vụ điểm và sổ liên lạc điện tử.
Việc in ấn giấy khen thì giờ đây đơn giản vô cùng vì các nhà trường đều có máy in, hoặc chỉ cần gửi số liệu học sinh cho các dịch vụ thì chỉ 1-2 ngày là họ sẽ hoàn tất cho nhà trường.
Các phần thưởng cho học sinh cũng vậy. Ở đâu bây giờ mà lại không có các dịch vụ văn phòng phẩm, nếu địa phương không có thì cũng có một số giáo viên sẵn sàng đứng ra đảm nhận dịch vụ này.
Suy cho cùng, phần thưởng cuối năm ở các trường phổ thông chỉ tặng vở cho học trò, trường nào có kinh phí hoặc vận động xã hội hóa khoản này thì tặng cho những em có thành tích cao một bộ sách giáo khoa. Những sản phẩm này thì ở đâu mà chẳng bán.
Thiết nghĩ, chỉ cần kiểm tra học kỳ sớm hơn thời điểm tổng kết năm học 1 tuần là đủ để giáo viên và các nhà trường thực hiện các thao tác này. Càng kiểm tra sớm thì học sinh càng mất bài học bởi kiểm tra xong là tâm lý học sinh không bao giờ còn thiết tha với việc học.
Lúc đó, giáo viên là những người cực nhất vì họ vẫn phải lên lớp giảng dạy theo quy định nhưng giảng dạy mà học sinh không còn động lực học tập hoặc mỗi lớp chỉ vài em vào chơi thì lên lớp phỏng có tác dụng gì.
Chỉ tiếc, tình trạng này cứ lặp đi, lặp lại từ năm này sang năm khác!
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Tăng cường ôn tập cho học sinh cuối cấp
Ngay khi học sinh quay trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, công tác ôn luyện cho HS lớp 9 được Trường Tiểu học - THCS Trần Hưng Đạo (TP Kon Tum, Kon Tum) chủ động triển khai.
Học sinh Trường DTNT Đắk Hà (Kon Tum) học tập, ôn luyện kiến thức.
Cô Nguyễn Thị Hoàn, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường có 122 học sinh lớp 9. Mặc dù, các em chưa thi giữa học kỳ II để nhà trường đánh giá kết quả học tập. Tuy nhiên, các giáo viên trong trường đang tích cực, khẩn trương ôn tập, đặc biệt là các em cuối cấp.
Theo đó, nhà trường triển khai dạy 2 buổi/ngày, tăng cường bồi dưỡng cho học sinh lớp 9. Ngoài bổ trợ thêm kiến thức còn thiếu hụt, thầy cô mở rộng, nâng cao cho các em môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh.
"Sau khi kiểm tra giữa kỹ II, nhà trường xem xét, đánh giá kết quả. Từ đó phân loại học sinh, học sinh yếu mặt nào nhà trường sẽ tiến hành bổ trợ. Với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường đặc biệt quan tâm, hỗ trợ các em nhiều hơn về mặt kiến thức. Bên cạnh đó, sẻ chia, nắm bắt tâm lý để động viên các em vươn lên trong học tập", cô Hoàn chia sẻ.
Học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP Pleiku, Gia Lai) ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp.
Em Lê Quốc Anh (lớp 12 Tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, Kon Tum) cho biết: Em đang dành thời gian để tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học 2020 - 2021. Bên cạnh đó, em cũng sắp xếp thời gian để ôn tập kiến thức, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng sắp tới.
Về vấn đề này, Sở GD&ĐT Gia Lai cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức tốt hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh, nghiêm cấm việc cắt xén chương trình.
Ngoài ra, sở yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua Internet trong thời gian "tạm dừng đến trường, không dừng học" để phòng chống dịch Covid-19. Từ đó hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch học tập theo hướng kế thừa những nội dung, kiến thức đã học qua Internet nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức.
Đồng thời, hướng dẫn giáo viên và học sinh làm quen với định dạng đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT. Qua đó, xây dựng kế hoạch dạy học, ôn tập phù hợp với từng trường, nhóm năng lực. Bên cạnh đó, tăng cường hướng dẫn học sinh tự học, tự ôn tập, không gây quá tải, bảo đảm sức khỏe của học sinh; tiếp tục tổ chức cho học sinh ôn tập kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Tăng cường giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh Trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, tâm lý của học sinh các lứa tuổi có sự bất thường mang tính nhất thời, nhưng cũng có những hiện tượng tâm lý gây trở ngại cho sự phát triển mà các em không thể tự giải quyết được. Khi ấy, sự trợ giúp tâm lý có thể giúp các em lấy...