Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại Phú Lương
Ngày 16-4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Phú Lương.
Kiểm tra công tác bảo quản vắc-xin.
Kết quả kiểm tra, huyện Phú Lương đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, các ca bệnh truyền nhiễm khác xuất hiện đơn lẻ, rải rác trong cộng đồng, không có chùm ca bệnh hay ổ dịch được ghi nhận.
Cụ thể, trong quý I/2024, huyện Phú Lương ghi nhận 7 trường hợp mắc COVID-19; 33 trường hợp mắc bệnh cúm mùa; 29 trường hợp mắc bệnh thủy đậu; tiêu chảy 44; 3 trường hợp sốt phát ban dạng sởi/rubella, không có trường hợp biến chứng nguy hiểm, không có tử vong. Trung tâm Y tế huyện đã giám sát hỗ trợ cơ sở về phòng chống dịch được 8 buổi; số ca truyền nhiễm được giám sát là 10 ca.
Để tăng cường phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn, Đoàn kiểm tra nhấn mạnh một số nội dung: Tăng cường giám sát các xã chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng; giám sát ca bệnh, ổ dịch tại cơ sở; rà soát hóa chất phòng chống dịch tại xã, đáp ứng khi có dịch xảy ra.
Video đang HOT
Người đàn ông to khỏe sụt 13 kg sau khi mắc sốt xuất huyết
Sau 10 ngày điều trị sốt xuất huyết, người đàn ông trẻ đã sụt gần 13 kg.
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 1 đến 8-12), trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.141 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 30 quận, huyện, thị xã (giảm gần 600 ca so với tuần trước).
Như vậy, từ đầu năm đến ngày 8-12, Hà Nội ghi nhận 38.582 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 4 ca tử vong. Ngoài ra, tổng số ổ dịch sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là 1.941. Hiện còn 56 ổ dịch đang hoạt động tại 14 quận, huyện.
(Ảnh minh họa).
Đáng lưu ý, phần lớn các trường hợp bệnh diễn tiến nặng do người bệnh chủ quan, tự điều trị tại nhà.
Anh H. 31 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội vừa trải qua 10 ngày điều trị sốt xuất huyết.
Người đàn ông nặng 91 kg đã sụt gần 13 kg. Trước đó, anh H. có biểu hiện sốt rét, đắp hai chăn bông người vẫn lạnh. Hôm sau, anh chuyển sang sốt nóng, nhiệt độ cao hơn 39 độ C. Người ê ẩm toàn thân, hai mắt đau nhức như có ai đánh, anh không thể ngủ. Anh uống thuốc hạ sốt người mát dần nhưng 2-3 tiếng sau cơn sốt quay trở lại.
Anh H. cho rằng mình bị sốt thông thường vì nhà sạch sẽ, không có nước tù đọng, không có muỗi.
4 ngày sau, anh H. cắt sốt nhưng người mệt, chán ăn, cảm giác bủn rủn, đi lại khó nhọc, chân tay khô ráp. Anh lướt mạng thấy một người bạn chia sẻ về bệnh sốt xuất huyết, thấy mình có các triệu chứng tương tự. Anh gọi dịch vụ xét nghiệm tại nhà, chỉ hai tiếng sau, bác sĩ gọi điện cho anh yêu cầu nhập viện ngay.
Khi vào viện, anh H. được bác sĩ truyền dịch nhưng người vẫn mệt mỏi, miệng khô đắng kèm theo nôn, xuất huyết dưới da gây ngứa da.
Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Phúc - Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết, năm nay số lượng bệnh nhân nặng nhập viện tăng lên, rất đa dạng biến chứng. Nhiều người vào viện trong tình trạng chảy máu, suy gan, suy thận, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm não, có nhiều bệnh nhân trẻ.
Theo bác sĩ Phúc, người trẻ thường có tâm lý chủ quan. Những ngày đầu tiên, người bệnh sốt rất cao, mệt mỏi rồi sang giai đoạn hết sốt. Tuy nhiên, đây mới là thời điểm xuất hiện biến chứng và chủ quan có thể dẫn tới hậu quả nặng nề, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Theo các bác sĩ, những sai lầm thường gặp khiến bệnh nhân nhiễm virus Dengue trở nặng thậm chí tử vong.
Sai lầm 1: Chủ quan không đi khám bệnh
Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Mặc dù mức độ nhẹ có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng người bệnh vẫn cần đi khám để được chẩn đoán và theo dõi vì bệnh có thể tiến triển từ mức độ nhẹ sang nặng. Đối với sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nặng như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Sai lầm 2: Hết sốt là khỏi bệnh
Sự thực là sau giai đoạn sốt cao lại chính là GIAI ĐOẠN NGUY HIỂM nhất của bệnh. Sau 2-7 ngày, phần lớn người bệnh đã hết sốt và cảm thấy dễ chịu hơn nhưng đây lại là giai đoạn tiểu cầu giảm nặng và thoát huyết tương. Triệu chứng bắt đầu nhận rõ như: xuất huyết dưới da, chảy máu cam,... Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc dengue, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cần được bác sĩ theo dõi sát sao và bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng, đi lại nhiều.
Sai lầm 3: Chỉ mắc bệnh 1 lần trong đời
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 týp, ký hiệu là D1, D2, D3, D4. vì vậy có thể hiểu rằng: một người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời với 4 týp virus khác nhau.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa Thời tiết giao mùa, là thời điểm thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, nguy cơ làm dịch bệnh bùng phát, lây lan trong cộng đồng. Để phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa, ngoài nỗ lực của ngành y tế, chính quyền địa phương, việc mỗi người dân chủ động bảo vệ sức khỏe cho...