Dịch sởi – rubella đang tăng
Bộ Y tế yêu cầu duy trì công tác tiêm vắc-xin sởi và vắc xin sởi – rubella cho trẻ, bảo đảm không bỏ sót đối tượng.
Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho hay, trên địa bàn Thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vắc-xin phòng bệnh này.
Bộ Y tế yêu cầu duy trì công tác tiêm vắc-xin sởi và vắc xin sởi – rubella cho trẻ, bảo đảm không bỏ sót đối tượng.
Trước tình hình nêu trên, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương vừa có Công văn số 397/VSDTTƯ-BTN gửi sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật 28 tỉnh, thành phố về việc tăng cường giám sát bệnh sởi , rubella.
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại khu vực phía Bắc. Trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh, thành phố và 10 trường hợp rubella tại 7 tỉnh, thành phố. Đặc biệt, ghi nhận 1 chùm ca bệnh sởi tập trung tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ở nhóm trẻ dưới 10 tuổi.
Để chủ động phòng, chống dịch sởi , rubella, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đề nghị, trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát các trường hợp nghi sởi, rubella.
Đồng thời điều tra, lấy mẫu xét nghiệm hoặc gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương xét nghiệm. Đối với các tỉnh, thành phố tự xét nghiệm, cần gửi kết quả về Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương cũng nhấn mạnh, duy trì công tác tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ từ 9-12 tháng và vắc xin sởi – rubella cho trẻ từ 18-24 tháng, bảo đảm không bỏ sót đối tượng.
Nếu có dịch xảy ra trên địa bàn, cần nhanh chóng điều tra, khoanh vùng, lấy mẫu và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết mũi họng của bệnh nhân khi người bệnh ho, hắt hơi.
Bệnh sởi làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm tai, tiêu chảy, viêm não… Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi thường có diễn biến rất nặng.
Theo Cục Y tế Dự phòng , Bộ Y tế, bệnh rubella rất nguy hiểm ở phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ do có thể gây sảy thai, thai chết lưu.
Đặc biệt, gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi (bệnh tim, mù, đục thủy tinh thể, điếc và chậm phát triển tinh thần), thường gọi là hội chứng rubella bẩm sinh. Hội chứng này có thể gặp ở 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu mang thai.
Bệnh rubella có tính lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn. Trên lâm sàng, bệnh khó phân biệt với các bệnh sốt phát ban khác, nhất là với sởi và có tới 50% trường hợp bệnh biểu hiện lâm sàng không điển hình.
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 14-21 ngày, trung bình 18 ngày. Thời kỳ lây truyền kéo dài từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban. Trẻ em mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút đến 1 năm sau khi sinh.
Theo các chuyên gia y tế, những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh. Người sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững. Những trường hợp đã tiêm vắc-xin sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh, số ít còn lại không may mắc bệnh thì bệnh sẽ nhẹ hơn, hạn chế di chứng và tử vong.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm vắc-xin rubella, sử dụng vắc-xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella).
Với trẻ em, tiêm vắc-xin cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi. Với người lớn, tiêm vắc-xin cho những người chưa tiêm phòng hoặc chưa có miễn dịch, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi sinh đẻ. Không tiêm phòng vắc-xin rubella cho phụ nữ đang mang thai. Chỉ nên có thai sau khi tiêm phòng ít nhất 1 tháng.
Bệnh sởi rình rập bùng phát, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022.
Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi đã tăng 255%.
Ngày 19-3, Bộ Y tế có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sởi khi căn bệnh này đang diễn biến bất thường.
Bộ Y tế nêu rõ, mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới. Theo dữ liệu của WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh sởi từ năm 2022 đến năm 2023 đã tăng 255%.
Bệnh sởi rất dễ lây lan ở trẻ nhỏ
Đối với Việt Nam, từ đầu năm 2024 tới nay ghi nhận 42 ca mắc sởi tại 13 tỉnh thành. Hơn nữa, thời gian qua do ảnh hưởng của việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vaccine cho trẻ em trên toàn quốc.
Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi vaccine sởi là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm sởi.
Trẻ mắc sởi thường bị sốt phát ban
Để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh; triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh.
Đồng thời tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó có tiêm vaccine sởi cho trẻ 9 tháng tuổi và vaccine sởi - rubella cho trẻ 18 tháng tuổi; Rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi, đặc biệt chú ý đến vùng lõm tiêm chủng.
Trẻ trên 6 tuần tuổi cần tiêm ngừa vắc - xin nào? Trẻ từ 6 tuần tuổi cần tiêm vắc-xin 6 trong 1, cúm, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm màng não, sởi, quai bị, rubella, viêm gan A, HPV... TS BS Nguyễn Huy Luân thăm khám và tư vấn tiêm chủng cho trẻ. Ảnh: (BVCC). ThS BS Nguyễn Hiền Minh, Phó Trưởng Đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dùng bình giữ nhiệt gỉ suốt 10 năm, người đàn ông bị nhiễm độc kim loại nặng

Nam thanh niên 25 tuổi nhập viện khẩn cấp sau khi tập gym

Chanh rất tốt nhưng 'kỵ' những thực phẩm này

Lấy sỏi to như quả cam ra khỏi cơ thể người đàn ông

Thức uống khoái khẩu suýt lấy mạng người đàn ông vì viêm tụy cấp

Nhiều trẻ em sốt xuất huyết Dengue nặng, có trẻ mất máu ồ ạt

Ngày nào cũng chìm trong men rượu, người đàn ông suýt tử vong

6 bí quyết uống nước đúng cách trong mùa hè

Phòng, chống tác hại của thuốc lá: Khói thuốc điện tử âm thầm hại người bên cạnh

Cấp cứu thành công bé 18 tháng tuổi ở Hải Phòng nuốt pin cúc

Về quê nghỉ hè, nhiều trẻ bị chó cắn

Nhóm nghiên cứu trường đại học sáng chế viên nang từ cỏ mực tốt cho gan
Có thể bạn quan tâm

"Chị đại" CL (2NE1) chính thức lên đường đến Việt Nam, sẵn sàng "đốt nóng" Mỹ Đình cùng bạn thân G-Dragon!
Sao châu á
11:18:56 20/06/2025
7 tuổi "khởi nghiệp" YouTube, 12 giàu sụ nhờ bán slime ở TP.HCM: Các huyền thoại Gen Z, giờ ra sao?
Netizen
11:17:16 20/06/2025
Cậu cả "bất tài" nhà Beckham lại bị kiện, rời xa bố mẹ là bão tố!
Sao thể thao
11:06:07 20/06/2025
Ngày phát hành Siri mới trên iPhone
Đồ 2-tek
10:58:07 20/06/2025
Đầm dự tiệc đơn sắc, ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên
Thời trang
10:53:05 20/06/2025
Những mẹo làm đẹp từ chuối cực kỳ đơn giản, an toàn và hiệu quả
Làm đẹp
10:49:57 20/06/2025
Volvo XC90 2021: SUV 7 chỗ sang trọng, giá từ 4,05 tỷ đồng
Ôtô
10:42:54 20/06/2025
Khám phá 'Hòn Ngọc Xanh' Phú Ninh duyên dáng giữa lòng Quảng Nam
Du lịch
10:41:14 20/06/2025
Honda CD70 Dream-Huyền thoại côn tay 'tái xuất', giá chỉ 15,5 triệu đồng
Xe máy
10:38:35 20/06/2025
5 món phụ nữ tuổi 40 luôn nên mang khi đi du lịch, gọn nhẹ mà giúp chuyến đi thoải mái, chủ động hơn hẳn
Sáng tạo
10:27:56 20/06/2025