Kiểm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản và tâm lý của bệnh nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu không được kiểm soát, tâm trạng xấu có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần áp dụng một số phương pháp nhằm kiểm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản có thể là một trong những nguyên nhân gây lo lắng và trầm cảm. Bên cạnh đó, sự lo lắng cũng sẽ khiến bệnh hen phế quản trở nên trầm trọng hơn. Vậy làm thế nào để kiểm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản?
1. Mối liên hệ giữa bệnh hen phế quản và tâm lý của bệnh nhân
Khò khè và ho không phải là triệu chứng duy nhất của căn bệnh hen phế quản. Tăng cân và mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng đi kèm với căn bệnh này. Tuy nhiên, tăng cân và mất ngủ lại là nhưng dấu hiệu khá phổ biến của căn bệnh trầm cảm.
Năm 2012, tạp chí International Journal of Epidemiology đã tiến hành một nghiên cứu liên quan đến điều này. Kết quả cho thấy bệnh nhân hen phế quản có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn so với người bình thường. Tháng 9/2015, một nghiên cứu tương tự cũng được công bố trên tạp chí The Journal of Allergy and Clinical Immunology. Nghiên cứu này cho biết, người bệnh hen phế quản thường có xu hướng lạm dụng albuterol trong thuốc hít. Nguyên nhân của vấn đề này được cho là bắt nguồn từ vấn đề trầm cảm ở bệnh nhân.
Không phải tất cả bệnh nhân hen phế quản đều thường xuyên cảm thấy lo lắng hay bị trầm cảm. Nhưng mối liên hệ giữa trầm cảm và hen phế quản lại tương đối rõ ràng. Trầm cảm tiềm ẩn có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh hen phế quản nghiêm trọng hơn. Trong quá trình điều trị bệnh hen phế quản, tâm trạng và cảm xúc của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau này.
2. Quản lý và kiểm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản
Kiếm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản là điều quan trọng song song cùng phác đồ điều trị. Điều này cần được thực hiện ngay khi bệnh nhân nhận được kết quả chẩn đoán, bởi sự lo lắng quá mức của bệnh nhân chính là nguyên nhân khiến bệnh trầm trọng hơn. Thậm chí, bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở và tức ngực do quá hoảng loạn.
Video đang HOT
Để kiểm soát tâm trạng khi điều trị bệnh hen phế quản, duy trì tâm lý ổn định, bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Tránh xa những chất có thể kích thích các triệu chứng của bệnh hen phế quản. Khi kết hợp với sự hoảng loạn, các chất này sẽ khiến cơn hen trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích thích là điều vô cùng quan trọng.
- Chú ý đến các biểu hiện trên cơ thể: Những người bị bệnh hen phế quản thường bị tức ngực hoặc thở nông. Khi bệnh nhân cảm thấy lo lắng, các triệu chứng này sẽ có xu hướng tăng và mất kiểm soát. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh để theo dõi chức năng của phổi.
- Cố gắng vượt qua những suy nghĩ tiêu cực của bản thân: Lo lắng và suy nghĩ tiêu cực là biểu hiện tâm lý thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản. Chính những suy nghĩ tiêu cực này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trầm cảm. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến việc điều trị, bệnh nhân cần sớm gạt bỏ các suy nghĩ này.
- Nói chuyện với các chuyên gia, bác sĩ tâm lý: Nếu không thể tự loại bỏ suy nghĩ tiêu cực, bệnh nhân nên nói chuyện với chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia có thể trị liệu cho bệnh nhân bằng các liệu pháp hành vi nhận thức. Loại trị liệu này sẽ giúp bệnh nhân điều chỉnh lại suy nghĩ và chống lại các ý nghĩ tiêu cực. Đồng thời, khi bệnh nhân kiểm soát được tâm trạng, các cơn hen phế quản cũng sẽ được cải thiện.
- Lập kế hoạch chăm sóc và đối phó với bệnh hen phế quản: Không chỉ bệnh nhân, người chăm sóc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng và căng thẳng. Do đó, việc lập kế hoạch để đối phó với hen phế quản là điều vô cùng cần thiết, bởi nó sẽ giúp bệnh nhân và người chăm sóc chủ động hơn trong quá trình điều trị.
Trong bản kế hoạch này, người chăm sóc có thể liệt kê các vấn đề như: triệu chứng, các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng, sự tiến triển của bệnh tình, thông tin liên hệ của bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất…
Kiểm soát tốt tâm lý bệnh nhân có thể giúp quá trình điều trị hen phế quản thuận lợi hơn. Vì vậy, người nhà hãy thường xuyên nói chuyện và động viên bệnh nhân trong thời gian điều trị nhé!
Chăm sóc trẻ mắc hen phế quản tại nhà như thế nào?
Trẻ mắc hen phế quản ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị mà các bác sĩ đã đưa ra, cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý chăm sóc trẻ mắc hen phế quản tại nhà.
Theo thống kê của Bộ Y tế, số trẻ em mắc hen suyễn tại Việt Nam ngày một tăng cao, thậm chí Việt Nam là quốc gia có số trẻ em mắc hen suyễn cao nhất Châu Á.
Hen phế quản là một bệnh lý mãn tính đường hô hấp, tỷ lệ mắc hen phế quản ở trẻ em gấp đôi so với người lớn. Hen phế quản ở trẻ em không khó phát hiện nhưng trẻ thường được điều trị muộn, gây ảnh hưởng lớn sức khỏe của trẻ.
Để giúp trẻ phòng chống những cơn hen phế quản kịch phát cũng như giúp phòng bệnh được hiệu quả hơn, cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ mắc hen phế quản.
1. Chú ý theo dõi trẻ để phát hiện sớm cơn hen cấp
Việc phát hiện sớm cơn hen phế quản cấp tính cũng nằm trong những việc cha mẹ cần làm để chăm sóc trẻ mắc hen phế quản. Một số dấu hiệu gợi ý cơn hen phế quản ở trẻ em dưới 5 tuổi bao gồm: Ho, khò khè, khó thở, giảm hoạt động thế lực,... Khi thấy những dấu hiệu này, cha mẹ cần chăm sóc trẻ mắc hen phế quản một cách tích cực.
Trong quá trình chăm sóc trẻ mắc hen phế quản tại nhà, cha mẹ cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức cũng như cách xử trí khi con lên cơn hen phế quản cấp tính. Các bước xử trí hen phế quản cấp tính cụ thể như sau:
- Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn, cha mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ mắc hen phế quản cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi những tác nhân gây dị ứng cho trẻ đồng thời sử dụng thuốc để cắt cơn hen theo chỉ định.
- Đối với những trẻ không có thuốc điều trị tại nhà, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất. Đây là kiến thức cơ bản và cốt lõi mà người chăm sóc trẻ mắc hen phế quản cần ghi nhớ.
2. Các biện pháp chăm sóc trẻ mắc hen phế quản để tránh tái phát
Một trong những vấn đề chăm sóc trẻ mắc hen phế quản mà cha mẹ cần đặc biệt quan tâm chính là đề phòng cơn hen tái phát cho trẻ. Để làm được điều này, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp sau đây:
Tránh cho trẻ tiếp xúc với các dị nguyên từ không khí cũng như môi trường xung quanh, tránh tối đa cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
Cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nơi trẻ sống để trẻ được sống trong môi trường thoáng đãng, sạch sẽ.
Thường xuyên giặt giũ khăn trải giường, chăn màn trẻ sử dụng để loại bỏ nấm mốc - nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng và hen phế quản ở trẻ.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng là một trong những biện pháp chăm sóc trẻ mắc hen phế quản. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng giúp trẻ phòng chống bệnh tật.
3. Chăm sóc về vận động
Trẻ mắc hen suyễn hoàn toàn có thể lựa chọn những môn thể thao phù hợp để luyện tập, điều này giúp tăng cường sức đề kháng giúp trẻ phòng tránh bệnh hen suyễn hiệu quả. Điều mà những người chăm sóc trẻ mắc hen phế quản cần lưu ý chính là lựa chọn môn thể thao yêu thích cho trẻ đồng thời giúp trẻ cảm thấy thoải mái nhất khi chơi để không làm kích thích cơn hen tái phát.
Một số môn thể thao mà cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ tập để chăm sóc trẻ mắc hen phế quản bao gồm: yoga, đi bộ, chạy cự ly ngắn, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,...Tuy nhiên, người bệnh cần luyện tập với cường độ nhẹ, không nên luyện tập gắng sức.
4. Chăm sóc về dinh dưỡng
Ngoài việc chăm sóc về vận động, khi chăm sóc trẻ mắc hen phế quản cha mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em mắc bệnh hen có thể sử dụng mọi loại thực phẩm giống như các trẻ khác tuy nhiên cũng cần tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ.
Các mức độ của bệnh hen phế quản Bệnh hen phế quản có thể được chia thành nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Với mỗi mức độ hen, cách nhận biết cũng như điều trị đều có sự khác biệt. Bệnh hen phế quản có rất nhiều mức độ. Một số trường hợp có thể rất nhẹ và không cần điều trị hoặc điều trị y khoa tối thiểu. Tuy...