Khủng hoảng thừa và thiếu trong tuyển sinh
Người học luôn có cảm giác những cái “danh lớn” ấy không thực chất đối với mình, vì thế, họ không hào hứng khi đăng ký vào các khoa ngành hay những trường này. Đó là một hiện thực hiển nhiên, dù người ta muốn hay không muốn.
Những ngành học đại học về khoa học cơ bản như môi trường và bảo vệ môi trường, khoa học tự nhiên, nông nghiệp và thủy sản… có chỉ số tuyển sinh khá thấp, thậm chí điểm đầu vào chỉ trung bình 5 điểm/môn mà vẫn không thể nào tuyển đủ sinh viên, trong khi những ngành được coi là “hot” hiện nay thì dù tổng điểm 3 môn thi là 27 hay 28 điểm vẫn có thể… rớt như thường. Điều đó nói lên thực trạng gì?
Nó nói lên, những ngành khoa học cơ bản đang “được” coi rất nhẹ trong bảng tổng sắp giá trị, còn những ngành có triển vọng “thu nhập cao” khi người học tham gia vào thị trường lao động thì đang đứng hàng đầu bảng tổng sắp. Đơn giản, vì những ngành khoa học cơ bản, khi sinh viên ra trường và làm việc, thì mức lương vô cùng ít ỏi khiến họ không đủ sống, từ đó, dù được coi là những ngành “lớn”, là “khoa học cơ bản” chăng nữa, nhưng với người theo học, nó có thu nhập rất thấp nếu tính thành tiền. Người học luôn có cảm giác những cái “danh lớn” ấy không thực chất đối với mình, vì thế, họ không hào hứng khi đăng ký vào các khoa ngành hay những trường này. Đó là một hiện thực hiển nhiên, dù người ta muốn hay không muốn.
Sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh minh họa
Thay đổi cái nhìn về khoa học cơ bản không chỉ nói mà xong, nó phải đi đồng bộ với thay đổi về cơ chế, chính sách đãi ngộ, khuyến khích để những ai theo học các ngành này cảm thấy tương lai hoàn toàn được đảm bảo miễn là họ học tốt và làm việc còn tốt hơn. Nghĩa là, họ phải có sáng tạo khi làm việc. Những ngành này yêu cầu như vậy. Đổi lại, Nhà nước phải coi những ngành này, những người sáng tạo trong những ngành này là những báu vật, nếu thực sự họ là những báu vật.
Đã là “báu vật” thì phải tự mình có phát minh, sáng chế, sáng tạo, phải có những đóng góp cụ thể cho đất nước, chứ không đi “thuê” viết hộ những bài báo “quốc tế” in ở những tạp chí “khoa học dỏm”, và lấy đó làm tiêu chuẩn để bước lên những bậc thang danh vọng và giàu sang.
Video đang HOT
Bây giờ, để được gọi là “chuyên gia” phải là những người thực sự giỏi, thực sự có những công trình khoa học do tự mình làm, chứ không phải kiếm cái danh “chuyên gia” , rồi “sống ảo” nhưng kiếm tiền thật từ cái danh ấy.
Nếu những ngành khoa học cơ bản được Nhà nước đánh giá đúng thực chất và được đầu tư đúng thực chất, thì sau một thời gian nhất định, học sinh sẽ thấy tương lai khi vào học các ngành này, miễn họ học giỏi, có kết quả cao trong các kỳ thi thực chất. Một mặt, Nhà nước phải nhìn thấy rõ, phải đánh giá đúng ai là người tài, mặt khác, người thực tài phải có lý tưởng học tập và sáng tạo vì đất nước, vì cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân.
Chỉ khi đó, các ngành khoa học cơ bản mới có thể đón vào cổng trường mình những học sinh giỏi nhất, những người nuôi khát vọng cao nhất và phải đào tạo đúng mức để họ trở thành những người tài thực sự. Ở đây, bằng cấp chỉ là một tiêu chí để đánh giá, nhiều khi, không phải là tiêu chí cao nhất.
Như thế, các ngành khoa học cơ bản không nhất thiết phải đào tạo sinh viên theo số lượng, mà quan trọng nhất là phải đào tạo theo chất lượng. Khi những sinh viên có chất lượng cao tốt nghiệp, họ sẽ được nhận ngay vào những chỗ làm việc tốt, những chỗ có thể tạo những điều kiện về vật chất và tinh thần tốt nhất để họ làm việc và sáng tạo. Bằng cấp, dĩ nhiên là cần, nhưng với người thực tài, không phải là tiêu chí đánh giá duy nhất.
Như thế, các ngành khoa học cơ bản không cần là những ngành “hot” để thu hút thí sinh, mà phải là những ngành thực chất để sàng lọc những người có năng lực thực sự, có tiềm năng trở thành những người sáng tạo thực sự.
Tuyển sinh ngành khoa học cơ bản: Đầu vào thấp, đầu ra có đảm bảo?
Mùa tuyển sinh năm nay ghi nhận điểm chuẩn tăng kỉ lục ở một số ngành "hot", nhưng với nhiều ngành khoa học cơ bản, số lượng thí sinh đầu vào ít khiến điểm chuẩn chỉ vừa đạt ngưỡng điểm sàn xét tuyển.
Thực trạng này khiến dư luận đặt câu hỏi, với điểm đầu vào thấp, liệu đầu ra có đảm bảo đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế nước nhà không?
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: Hải Nguyễn.
Bàn về vấn đề nêu trên, PGS.TS Đinh Xuân Thành - Trưởng Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng những lo lắng của dư luận phần nào hợp lý trong bối cảnh chung, tuy nhiên ở một số ngành đào tạo cụ thể cần có một cách nhìn khách quan hơn. Trong đó, có hai nội dung cần phải quan tâm và nhìn nhận cho đúng, đó là "chuẩn đầu ra" và "chất lượng đầu vào".
"Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các chương trình đào tạo, các trường đại học đều phải xây dựng "chuẩn đầu ra" - hay còn gọi là kết quả học tập mong đợi.
"Chuẩn đầu ra" được xem xét từ nhiều yếu tố như: Bài học kinh nghiệm của các chương trình đào tạo tương tự trên thế giới, nhu cầu nhân lực của Việt Nam, mong muốn của nhà tuyển dụng, của người học và sự phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở hạ tầng cũng như nhân lực của các trường.
"Để có được "chuẩn đầu ra" như mong muốn thì chất lượng cơ sở đào tạo, chương trình đào tạo, người dạy và người học phải đáp ứng được yêu cầu theo quy định về giáo dục đại học của Bộ GDĐT. Trong đó, chất lượng người học là một yếu tố đáng bàn.
Bất cứ một trường đại học, một chương trình đào tạo nào cũng mong muốn có nguồn sinh viên đầu vào có chất lượng cao, đáp ứng "chuẩn đầu ra" quy định cho cấp bậc phổ thông. Tuy nhiên, điểm chuẩn đầu vào chỉ phản ánh một phần "chất lượng đầu vào"" - Trưởng Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên nói.
PGS Thành cho rằng, đối với khoa học cơ bản, đặc biệt đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, để tiến xa được, người học phải có tình yêu, sự đam mê với ngành học, những điều này sẽ được vun đắp trong quá trình học tập, nghiên cứu.
"Người học đã đạt chuẩn đầu ra của bậc giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ GDĐT, có niềm đam mê với lĩnh vực dự định học chính là nguồn đầu vào chất lượng tuyệt vời của chúng tôi.
Ở bậc đào tạo đại học, các thầy cô sẽ cùng với sinh viên nỗ lực để thu được những kiến thức tốt. Chất lượng của giảng viên, sự tâm huyết, lòng yêu nghề của người dạy chính là chìa khóa để đào tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước dù điểm khởi đầu có vẻ "không cao"" - ông Thành khẳng định.
Đồng tình với quan điểm nêu trên, TS Lê Thị Thanh Mai - Trưởng Ban Công tác Sinh viên Đại học Quốc gia TPHCM - nhận định, các ngành đào tạo cơ bản rất khó thu hút sinh viên bởi đặc thù, tính chất công việc sau khi ra trường vất vả, cơ cực hơn so với những ngành khác.
Bà Mai cho rằng, những em ứng tuyển vào ngành phải thực sự yêu thích, hiểu rõ ngành nghề cũng như cơ hội việc làm ngay từ bậc phổ thông. Số thí sinh ứng tuyển không nhiều nên mới có tình trạng điểm chuẩn đầu vào các ngành khoa học cơ bản luôn thuộc nhóm thấp điểm nhất trong vài năm trở lại đây.
"Chất lượng đầu ra phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực, cố gắng của cả thầy và trò trong quá trình học tập. Có những em sinh viên đầu vào điểm chỉ ở mức sàn nhưng qua quá trình nỗ lực rèn luyện, vẫn có thể đạt thủ khoa đầu ra của trường đó. Trừ trường hợp sinh viên khi đã trúng tuyển vào đại học chủ quan, không chịu nỗ lực phấn đấu thì chuẩn đầu ra sẽ không đạt chất lượng.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay rất khốc liệt. Phía nhà trường, giảng viên luôn tìm cách đổi mới giảng dạy, đào tạo để sinh viên ra trường có công ăn việc làm, ngang bằng với các nhóm ngành khác" - bà Mai bày tỏ quan điểm.
Các ngành khoa học cơ bản "khát" sinh viên, rồi đây lấy đâu ra nhân lực Nhóm ngành Khoa học cơ bản rất cần những chuyên gia giỏi nhưng mỗi năm chỉ có trên dưới 20 sinh viên theo học, trong tương lai sẽ thiếu nguồn nhân lực kế cận. Xu hướng chọn ngành học hiện nay, con số sinh viên đăng ký tập trung vào một số nhóm ngành hấp dẫn thuộc khối an ninh, quốc phòng, báo...