Các ngành khoa học cơ bản “khát” sinh viên, rồi đây lấy đâu ra nhân lực

Theo dõi VGT trên

Nhóm ngành Khoa học cơ bản rất cần những chuyên gia giỏi nhưng mỗi năm chỉ có trên dưới 20 sinh viên theo học, trong tương lai sẽ thiếu nguồn nhân lực kế cận.

Xu hướng chọn ngành học hiện nay, con số sinh viên đăng ký tập trung vào một số nhóm ngành hấp dẫn thuộc khối an ninh, quốc phòng, báo chí truyền thông…lớn gấp nhiều lần chỉ tiêu. Ngoài ra các ngành về kinh tế, du lịch khách sạn, dịch vụ, khoa học xã hội… cũng là những nhóm ngành thu hút sự quan tâm của người học.

Điều đáng chú ý, trong tổng số nguyện vọng, thì nhóm ngành Kinh doanh, Quản lý chiếm tỷ lệ đăng ký nguyện vọng cao nhất khoảng 27% so với tổng nguyện vọng 1. Nhưng khi so với chỉ tiêu mà các trường có năng lực đào tạo thì hệ số chỉ tiêu so với nguyện vọng 1 chỉ cao gấp 1,8 lần, đứng thứ 6 trong những nhóm ngành thu hút thí sinh nhất.

Nhóm ngành ít hấp dẫn nhất, tính theo nguyện vọng 1 là Khoa học Trái đất, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên, đây đều là nhóm ngành khoa học cơ bản, nhu cầu nguồn nhân lực tương đối khắt khe nhưng là những ngành quan trọng cho nền kinh tế hiện tại và tương lai, rất cần những chuyên gia giỏi, nhu cầu nguồn nhân lực luôn thiếu nhưng mỗi năm chỉ thu hút được trên dưới 20 sinh viên đăng kí theo học.

Mặc dù nhiều ngành trong nhóm Khoa học cơ bản đang có nhu cầu lớn, thu nhập cũng rất tốt, nhưng việc đào tạo dài, khắt khe cùng môi trường làm việc có thể vất vả hơn… là những nguyên nhân dẫn đến mất cân đối khi thí sinh lựa chọn ngành nghề.

Các ngành khoa học cơ bản khát sinh viên, rồi đây lấy đâu ra nhân lực - Hình 1

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Lân. Ảnh: NVCC.

Lý giải vì sao nhiều ngành quan trọng cho đất nước, nhu cầu xã hội cao lại chưa nhận được sự quan tâm của sinh viên, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Lân, thầy Lân cho biết:

“Trước khi dạy học, tôi làm nghiên cứu viên tại Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam và cũng đã gắn bó với nghề nghiên cứu biển này gần 30 năm, đây là nghề mà tôi được đào tạo khi học đại học ở Liên Xô.

Các lĩnh vực khoa học cơ bản nói chung, Khoa học Trái đất nói riêng rất quan trọng, cần được xem việc đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của cả quốc gia. Các nhà khoa học Trái đất không chỉ làm việc trong lĩnh vực khai thác và thăm dò khoáng sản mà còn trong các lĩnh vực như địa kỹ thuật, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, hải dương học cho tất cả các ngành kinh tế khác trước thách thức của biến đổi khí hậu và nhu cầu nguồn năng lượng tái tạo ngày càng cao.

Về nguyên nhân tại sao ngành Khoa học cơ bản lại không thu hút được người học, theo tôi có một số ngành trong nhóm này cũng không khó về đầu ra, mà ngược lại lúc nào cũng cần nhân lực, có rất nhiều cơ quan nhà nước cần tuyển dụng nhưng sinh viên ra trường không muốn vào đó bởi mức lương quá thấp, các em khó mà có thể đảm bảo cuộc sống để yên tâm làm việc, đây cũng là tình trạng chung của các ngành Khoa học cơ bản. Theo tôi thì đây là nguyên nhân chính.

Hiện nay nhiều cơ sở giáo dục cũng đang tham gia đào tạo ngành này với chương trình giống nhau, mỗi cơ sở hàng năm thu hút được khoảng trên dưới 20 sinh viên theo học. Nếu bây giờ tập trung những ngành đó lại vào một số trường trọng điểm thì lượng sinh viên đào tạo hàng năm sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu của đất nước”.

Thầy Lân nói: “Có một số bất cập hiện nay mà theo tôi thấy, một số ngành đòi hỏi nhân lực ở trình độ kĩ thuật bình thường thôi, không cần thiết phải có trình độ ở bậc đại học hàn lâm quá. Những người giỏi về kĩ thuật làm các công việc như đo đạc, trắc địa, khảo sát thực địa …và lúc nào trong lĩnh vực này chuyên ngành này cũng thiếu nhân lực, nhưng trong thực tế chúng ta lại đưa việc đào tạo những người này thành trình độ đại học, như vậy là đang đào tạo quá mức cần thiết về trình độ cho những đối tượng như vậy.

Video đang HOT

Hiện nay, chúng ta đang “nâng cấp” một số trường cao đẳng lên thành đại học, theo tôi đó cũng là xu hướng chung nhưng như vậy không còn chú ý đến việc đào tạo những người thợ có kĩ thuật giỏi để phục vụ công việc chuyên môn. Xu hướng chung hiện nay nhiều người quá coi trọng có được bằng đại học, hơn là việc thu nạp kiến thức, đua nhau học đại học để rồi sau 4 năm ra trường thì tất cả trở thành “thầy”, trong khi xã hội lại đang rất cần những người thợ chuyên nghiệp, có kĩ năng làm việc chuyên môn cao.

Một số công việc đo đạc, làm việc tại các trạm đo khí tượng, thời tiết, đo địa chất, đo trắc địa…đâu cần những người có kiến thức quá hàn lâm, không cần đào tạo đến 4 năm, trước đây những người này chỉ cần đào tạo trình độ cao đẳng hoặc trung cấp là đã có thể làm việc rất tốt rồi. Và khi đã có trình độ đại học thì những con người đó lại không chấp nhận làm những công việc kĩ thuật thuần túy như vậy, có thể hiểu là đào tạo thì quá lâu nhưng kĩ năng chuyên môn kỹ thuật lại quá thiếu. Đây cũng là mâu thuẫn đang tồn tại hiện nay.

Có thể chúng ta “nhóm” các ngành Khoa học cơ bản lại vào một số trường chuyên ngành để đào tạo, hiện nay các trường rải rác cùng đạo tạo là bất cập, quá dàn trải. Nên nhóm lại vào cùng đào tạo các ngành này để tận dụng được cơ sở hạ tầng, tránh lãng phí nguồn lực giảng viên.

Ngành Khoa học cơ bản nói chung đang rất cần và thiếu những kĩ thuật viên, hiện nay không có nơi nào đào tạo kĩ thuật viên chuyên ngành như thế. Bản thân trong chương trình đại học lại đào tạo tập trung về mặt lý thuyết cơ bản, nhưng lại hạn chế đào tạo về mặt thực hành kĩ thuật, chính vì thế sinh viên đại học ra trường không đủ kỹ năng thực hành để làm các vấn đề về kĩ thuật mà các ngành đang đòi hỏi.

Một trong những nguyên nhân là sinh viên được đào tạo sau 4 năm đã thành một “hệ” khác, chương trình đào tạo đại học khác với chương trình đào tạo kĩ thuật viên, theo quy định sẽ có bao nhiêu tiết học về lý thuyết, bao nhiêu tiết học về thực hành và số lượng tiết thực hành bao giờ cũng rất ít”.

Các ngành khoa học cơ bản khát sinh viên, rồi đây lấy đâu ra nhân lực - Hình 2

Theo thầy Lân: “Mục đích cuối cùng là các sinh viên ra trường có được kiến thức thực chất để phục vụ tốt công việc, phục vụ đất nước, đáp ứng được việc học thật, nhân tài thật”. Ảnh: NVCC.

Giải pháp nào để thu hút người học?

Về vấn đề này, thầy Lân nêu quan điểm: “Theo tôi Nhà nước phải hỗ trợ, một số bộ, ngành liên quan cần phải có định hướng trước, thống kê và đưa ra kế hoạch xem hàng năm cần số lượng nhân lực bao nhiêu, các địa phương đặt hàng đào tạo thế nào? Có như vậy đảm bảo sau 4 năm học nguồn nhân lực này sẽ có việc làm.

Những ngành nào không thu hút được đủ số lượng sinh viên thì phải có sự hỗ trợ bằng học phí, học bổng hoặc một số những chính sách bố trí công việc khi ra trường. Đặc biệt nữa là những người theo nhóm ngành Khoa học cơ bản cần có mức thu nhập tốt, xứng đáng với tính chất công việc của họ, có như vậy những con người này mới yên tâm theo nghề.

Ở nước ngoài thì nhóm ngành Khoa học cơ bản cũng ít sinh viên theo học, nhưng họ lại có hướng đào tạo hợp lý cho những người chỉ làm công việc cụ thể đó, không cần phải có bằng đại học và những người làm công việc như vậy được nhà nước quan tâm, hưởng mức đãi ngộ rất tốt, dẫn tới việc sinh viên rất yên tâm theo học.

Chúng ta hiện nay đang có 2 vấn đề, thứ nhất là sinh viên không được đào tạo về kĩ thuật, vấn đề thứ 2 là mức lương rất thấp. Tôi thấy 2 vấn đề này rất khó giải quyết, và như vậy thì cũng không thu hút được sinh viên theo học những ngành này. Những sinh viên kĩ thuật ở nước ngoài rất dễ tìm được việc làm bởi họ chú trọng trình độ, kỹ năng thực hiện công việc chứ không phải bằng cấp.

Còn một số ngành ví dụ như ngành Hải dương học, Địa chất … thì mang tính chất một nửa là ứng dụng và phần còn lại là khoa học cơ bản, những ngành này vẫn có những ứng dụng trong thực tế, tuy nhiên chương trình học cũng rất khó, đòi hỏi các kiến thức sâu về Toán, Lý, Hóa… theo yêu cầu của các ngành này thì sinh viên phải có kiến thức về Toán cao mới theo học được, vậy nên sinh viên cũng đắn đo bởi việc học thì khó như vậy mà ra trường đi làm có mức lương lại thấp”.

Thầy Lân chia sẻ thêm: “Dự kiến sắp tới, những khoa cơ bản trong trường chúng tôi đã có chủ trương của Nhà trường tiến hành gộp lại thành khoa lớn hơn, nhưng vẫn có những ngành đào tạo như vậy, việc này sẽ khắc phục được nhiều khoa có quá ít sinh viên và sinh viên những khoa đó sẽ có cơ hội và điều kiện được học chung với nhau một số môn, tạo thành lớp có số sinh viên đông hơn, tâm lý và không khí học tập sẽ tốt hơn, sang năm thứ 3 sẽ tách riêng chuyên ngành nhỏ hơn.

Mục đích cuối cùng là các sinh viên ra trường có được kiến thức thực chất để phục vụ tốt công việc, phục vụ đất nước, đáp ứng được việc học thật, nhân tài thật”.

Những ngành học bị thí sinh... chê dù học xong 4 năm tha hồ chọn việc, thu nhập từ cao đến rất cao, điểm chuẩn thì quá dễ chịu

Đây là những ngành học có cơ hội việc làm rất rộng mở, nếu sinh viên giỏi kiến thức và ngoại ngữ sẽ nhận mức lương "khủng".

Đứng trước ngưỡng cửa đại học, chọn ngành học gì đúng sở thích, năng lực nhưng quan trọng vẫn đảm bảo đầu ra là những yếu tố sĩ tử nên lưu ý. Đành rằng cơ hội việc làm còn phụ thuộc vào nỗ lực, ý chí, khả năng của mỗi người, tuy nhiên lựa chọn ngành học có tiềm năng trong tương lai để bớt lâm vào cảnh cặm cụi 4 năm học rồi phải chật vật tìm kiếm việc làm là điều cần cân nhắc. Bởi có rất nhiều những ngành nghề hiện nay đang rất hot, rất "khát" nhân lực song cũng có nhiều nghề kiếm việc rất vất vả.

Trong khi đó, nhiều ngành khoa học cơ bản, truyền thống đang vô cùng khan hiếm nhân lực nhưng lại chưa được thí sinh quan tâm bởi chưa thực sự hiểu hết về chương trình đào tạo và cơ hội việc làm.

Những ngành học bị thí sinh... chê dù học xong 4 năm tha hồ chọn việc, thu nhập từ cao đến rất cao, điểm chuẩn thì quá dễ chịu - Hình 1

Ảnh minh họa.

Một số ngành điểm hình như: Y tế công cộng, môi trường, Nông - lâm - thuỷ sản, Địa chất... Thạc sĩ Phùng Quán - Trưởng phòng Thông tin Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - cho hay: Học các ngành trên đang có cơ hội việc làm rất cao. Nhu cầu xã hội lúc nào cũng cần, còn nhân lực lúc nào cũng thiếu. Cơ hội việc làm rất rộng mở, nếu sinh viên giỏi kiến thức và ngoại ngữ sẽ có cơ hội làm việc tại các tập đoàn nước ngoài với mức lương "khủng".

1. Y tế công cộng

Theo Trường Đại học Y tế công cộng, trong đại dịch COVID-19 vừa qua đã cho thấy rõ vai trò, thiết yếu của y tế công cộng, tuy vậy, tỉ lệ nhập học so với chỉ tiêu ngành Y tế công cộng của các trường đào tạo mã ngành này giai đoạn 2016-2020 chỉ chiếm khoảng 60-70%. Năm 2020, có 4 trường không tham gia tuyển sinh ngành này nữa vì những năm trước tỷ lệ tuyển sinh thấp.

Trong khi đó, cơ hội việc làm rất rộng mở khi cả nước có tới 63 trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), hơn 500 huyện đều có trung tâm y tế, khoảng 100 các tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng và rất cần những nhân lực được đào tạo bài bản.

Phạm vi làm việc của ngành Y tế công cộng hiện nay khá phát triển và luôn rộng mở. Một số nguồn tin cho biết, tỷ lệ sinh viên học ngành Y tế công cộng hiện nay có việc đúng ngành ngay và luôn sau khi ra trường là rất cao.

Đại học Y tế công cộng lấy điểm chuẩn năm 2020 ngành Y tế công cộng là 15,5 điểm. Đại học Y Dược TP. HCM lấy 19 điểm.

2. Nông - lâm - thuỷ sản

Các thí sinh tỏ ra thờ ơ với các ngành khối nông - lâm - ngư vì cho rằng đây là những ngành không "sang trọng", khó kiếm việc thu nhập cao, công việc vất vả,... Trên thực tế, ngành học này được đ.ánh giá sẽ có vị thế cao trong tương lai gần, việc áp dụng công nghệ cao cũng khiến công việc của nhân sự trở nên dễ dàng hiệu quả hơn.

Theo con số thống kê từ các đợt khảo sát: 88% sinh viên Lâm nghiệp tốt nghiệp có việc làm ngay trong năm đầu tiên, trong đó 68% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành (32% có việc làm trái ngành). Kết quả khảo sát nhiều năm cũng cho thấy rằng có 95% sinh viên có việc làm trong 3 đến 5 năm đầu.

Rất nhiều ngành như: Khoa học môi trường, Quản lý tài nguyên rừng, Kiến trúc cảnh quan, Công nghệ chế biến lâm sản số sinh viên tốt nghiệp ra trường 100% có việc làm và thu nhập cao từ 10 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra thị trường nước ngoài cũng có nhu cầu lớn về kỹ sư nông lâm nghiệp có chuyên môn cao và sẵn sàng tiếp nhận lao động Việt Nam với mức lương từ 40-50 triệu đồng/tháng. Các chương trình thực tập sinh, thực tập nghề nông nghiệp được hưởng lương và việc làm quốc tế có thu nhập cao tại Israel, Nhật Bản, Mỹ, Australia...

Đại học Lâm nghiệp lấy điểm chuẩn ngành Lâm học năm học 2020 là 18 điểm; Đại Học Nông lâm - Đại Học Thái Nguyên 15 điểm; Phân hiệu Đại học Nông lâm TP. HCM tại Gia Lai 15 điểmĐại học ; Nông Lâm TP.HCM (Điểm chuẩn năm học 2020 là 16 điểm.

3. Khoa học môi trường

Học Khoa học môi trường thì sẽ làm việc về các vấn đề về quản lý môi trường, tài nguyên đất, khí, nước, hệ thống định vị, luật môi trường, quản lý đất đai. Công nghệ kỹ thuật môi trường thì đi sâu về xử lý nước thải, rác thải, khí thải...

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong 63 sở tài nguyên môi trường, mỗi tỉnh có rất nhiều phòng tài nguyên môi trường, các cơ quan ban ngành, công ty, doanh nghiệp thuộc hệ thống nhà nước và ngoài công lập.

Năm 2020, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) lấy điểm chuẩn ngành Khoa học môi trường là 17 điểm; Đại học Nông lâm TPHCM 16 điểm; Đại học Sài Gòn 16 đến 17 điểm...

4. Địa chất

Kỹ thuật địa chất là ngành kỹ thuật ứng dụng khoa học địa chất để xác định các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến thiết kế, thi công, vận hành công trình. Hiểu đơn giản, ngành này nghiên cứu và đưa ra các đề xuất, phân tích, thiết kế về địa chất, địa kỹ thuật liên quan đến sự phát triển của thế giới.

Mức lương của các kỹ sư ngành địa chất có kinh nghiệm từ 0 - 3 năm sẽ dao động từ 7 - 10 triệu đồng/tháng. Đây được đ.ánh giá là mức thu nhập tương đối ổn với công việc này dành cho những người có kinh nghiệm làm việc chưa nhiều. Với những người có kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên mức lương có thể lên tới 20 triệu/tháng.

Mỗi lĩnh vực khác nhau các kỹ sư địa chất sẽ có mức lương trung bình khác nhau. Chẳng hạn: Mức lương của kỹ sư Hóa Dầu: 9 - 12 triệu/tháng; Mức lương của kỹ sư Mỏ: 12 - 15 triệu/tháng; Mức lương của kỹ sư Hóa: 7 - 12 triệu/tháng.

Năm 2020, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lấy điểm chuẩn ngành Địa chất từ 14 đến 18 điểm; Trường Đại học Mỏ địa chất là 18 điểm...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một nữ nghệ sĩ bị phát hiện có hành động nhạy cảm với Lý Hải ở thảm đỏ: "Tôi tưởng không ai nhìn thấy"
23:51:21 15/06/2024
Động thái lạ của diễn viên Thu Trang giữa lúc vướng tin mang thai ở t.uổi 39
22:34:55 15/06/2024
Diễn viên Trương Quỳnh Anh tiết lộ cuộc sống mẹ đơn thân
23:03:30 15/06/2024
Dàn quý tử cao mét 8 nhà sao Việt: Người được khen là "bản sao Bi Rain", người khiến bố sợ vóc dáng mất cân đối vì quá cao
21:17:14 15/06/2024
Quách Ngọc Tuyên bần thần nhìn di ảnh diễn viên Hồng Hải mất ở t.uổi 31
23:18:43 15/06/2024
Nữ phụ "Câu chuyện Hoa hồng": Chuẩn tiểu thư "cành vàng lá ngọc", từng hẹn hò tài tử "Gossip Girl" nhưng lại quyết định cưới thầy của mình
22:20:22 15/06/2024
Ngô Cẩn Ngôn được khen trong phim 'Mặc vũ vân gian'
23:01:05 15/06/2024
Rộ tin Louis Phạm lên tiếng xin lỗi, CĐM tìm ra chi tiết vẫn chưa hối lỗi?
21:34:16 15/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nửa cuối tháng 6: Hai con giáp bất ngờ 't.rúng s.ố', 1 con giáp gặp tai ương

Trắc nghiệm

06:56:19 16/06/2024
Nửa cuối tháng 6, vận may sẽ đến với những người t.uổi Tý, mang đến cho họ sự giàu có, hạnh phúc. Tất cả những xui xẻo sẽ qua đi, nhường chỗ cho mọi điều tốt đẹp. Tý hãy nắm bắt cơ hội và thể hiện hết thế mạnh bản thân

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 75: Hân bắt đầu rung rinh trước sự quan tâm của chồng cũ

Phim việt

06:52:06 16/06/2024
Với kế hoạch cua lại vợ cũ , lần này Đức Anh chuyển chiến thuật, mua thức uống bổ dưỡng gửi đến cho Hân. Có vẻ như chiến thuật của Đức Anh đang đi đúng hướng và Hân không còn quá căng thẳng với anh như trước nữa.

Trung Quân tập múa cột, diễn 40 ca khúc trong concert 1689

Nhạc việt

06:49:05 16/06/2024
Trước thềm concert thứ hai trong sự nghiệp, Trung Quân đã tung clip recap những khoảnh khắc đáng nhớ trong concert 1589.

Lo 'bị lỗ' khi lên hình, 'Vàng Anh' Minh Hương giảm liền 10kg, giữ dáng thon gọn nhờ bí quyết này

Làm đẹp

06:47:38 16/06/2024
Vàng Anh Minh Hương không chỉ là diễn viên, cô còn là một BTV, MC trên sóng truyền hình. Ở t.uổi 39, người đẹp vẫn giữ được sắc vóc trẻ trung nhờ giảm cân khoa học

Căng thẳng mới giữa Israel và Pháp

Thế giới

06:46:30 16/06/2024
Tháng trước, Pháp đã chặn các công ty quốc phòng của Israel tham gia một cuộc triển lãm vũ khí lớn ở Paris. Pháp cũng lên án các cuộc tấn công của Israel vào Rafah ở Gaza.

Đội của SofM chiêu mộ tài năng trẻ vừa tròn 18 t.uổi

Mọt game

06:46:29 16/06/2024
Tối ngày 14/06 (thứ sáu) vừa qua, đội tuyển Vikings Esports của SofM đã công bố thành viên mới đầu tiên tại VCS Mùa Hè 2024, đó chính là người chơi đường trên Phùng Nanaue Đức Tài.

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?

Netizen

06:42:46 16/06/2024
Giữa tin đồn hôn nhân trục trặc, Xoài Non xuất hiện xinh đẹp trong MV mới, gái xinh còn làm nữ chính, diện váy cưới lung linh.

Taylor Swift và màn trình diễn ấn tượng tại The Eras Tour

Nhạc quốc tế

06:42:42 16/06/2024
So với buổi biểu diễn hoàn hảo mở màn tour Eras tại Arizona, Mỹ vào tháng 3 năm ngoái, các buổi diễn gần đây của Taylor Swift từ ngày 7 đến ngày 9/6 tại Scotland vừa qua còn nhận được đ.ánh giá cao hơn nữa.

Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ

Sao việt

06:41:58 16/06/2024
Trong cột mốc đặc biệt của con gái, MC Quyền Linh và doanh nhân Dạ Thảo cũng có mặt để chứng kiến. Ái nữ hào môn gây chú ý khi có hành động trao lại mũ và áo cho bố mẹ để chụp ảnh.

Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!

Phim châu á

06:32:42 16/06/2024
Sắc đẹp của Lưu Diệc Phi không thể giúp Câu Chuyện Hoa Hồng trở thành một thước phim nữ quyền tiêu chuẩn, đúng đắn, ngược lại khiến cho hình tượng nữ chính trở nên kệch cỡm, đáng ghét trên màn ảnh.

Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!

Tv show

06:29:24 16/06/2024
Hải Đăng Doo bất ngờ để lộ hình ảnh băng bó trên tay ở ngay trên sân khấu Anh Trai Say Hi. Chính vì sự cố ngay hôm ghi hình đã khiến phần trình diễn của anh không thể diễn ra như dự định ban đầu.