Không phải tiêu thụ nhiều phốt pho sẽ tốt, dưới đây là những điều bạn cần nắm rõ về loại dưỡng chất này
Thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về phốt pho, một dưỡng chất thiết yếu của cơ thể.
Nếu như những dưỡng chất như protein, chất xơ, vitamin… thường được chúng ta chú trọng và cung cấp đầy đủ cho cơ thể thì phốt pho – một chất dinh dưỡng khác không kém phần quan trọng, lại thường bị bỏ sót. Hiểu rõ những tác dụng, liều lượng phốt pho cần thiết và nguồn cung cấp phốt pho… qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tận dụng được dưỡng chất này để tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Lợi ích của phốt pho
Phốt pho giúp cơ thể sản xuất ATP, phân tử giúp lưu trữ năng lượng cho mọi hoạt động. Hầu hết các tế bào bên trong cơ thể đều cần phốt pho để quản lý việc chuyển hóa tinh bột, chất béo và tổng hợp protein. Có thể nói, nguồn dưỡng chất này vô cùng thiết yếu để cấu tạo nên cấu trúc tế bào và tham gia vào quá trình vận hành các cơ quan khác.
Ngoài ra, phốt pho cùng với canxi còn tham gia vào quá trình sinh hóa để sản xuất năng lượng và điều chỉnh độ pH trong cơ thể ở mức ổn định. Nếu đi cùng với vitamin B, chúng còn giúp cải thiện chức năng thận, duy trì nhịp tim, tạo tín hiệu cho hệ thần kinh…
Ngoài những vai trò quan trọng trên, phốt pho còn đem lại những lợi ích cho sức khỏe bằng nhiều cách:
- Giúp tiêu hóa niacin và riboflavin, các dẫn xuất những loại vitamin, để giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng oxy hóa tế bào, làm chậm quá trình lão hóa.
- Giữ cho thận khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy hệ tiêu hóa và loại bỏ độc tố.
- Ngăn ngừa đau nhức cơ bắp và viêm khớp, giảm tê và mỏi cơ.
- Hỗ trợ quá trình sửa chữa tế bào não và tối ưu hóa chức năng não.
- Điều hòa các hormone sinh sản và hạn chế những rối loạn nội tiết tố ở nam và nữ.
Video đang HOT
- Hỗ trợ giảm cân bằng cách thúc đẩy quá trình phân hủy carbohydrate và chất béo nhanh chóng.
Những loại thực phẩm giàu phốt pho
Hầu hết nguồn cung cấp phốt pho cho cơ thể thường do thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày. Phốt pho thường không được hấp thụ trực tiếp mà phải thông qua những loại dưỡng chất khác như canxi, protein. Nếu chế độ ăn của bạn có chứa nhiều chất đạm và canxi thì bạn đã nạp đủ phốt pho vào cơ thể. Bạn có thể tăng cường những sản phẩm như sữa, trứng, đậu, cá, gia cầm, hải sản… vào chế độ ăn để bổ sung nhiều dưỡng chất.
Dưới đây là số lượng phốt pho tương đối có trong những loại thực phẩm quen thuộc:
- 1 cốc sữa chua không béo: 385mg phốt pho.
- 85gr cá hồi nấu chín: 252mg phốt pho.
- 85gr thịt bò nấu chín: 173mg phốt pho.
- 1 quả trứng luộc: 104mg phốt pho.
- 1 lát bánh mì nguyên cám: 57mg phốt pho.
Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, phốt pho có thể bị mất và giảm thiểu một cách đáng kể. Bởi thế, bạn phải tuân thủ quy tắc là nấu ít nước và trong thời gian ngắn nhất có thể để giữ lại lượng dưỡng chất tự nhiên một cách hiệu quả.
Lượng phốt pho hợp lý cần nạp
Số lượng phốt pho cần nạp vào cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Trong khi người lớn cần ít phốt pho thì nhóm trẻ em từ 9 – 18 tuổi lại cần một lượng lớn phốt pho để hỗ trợ quá trình phát triển xương và toàn bộ cơ thể.
Theo Viện Linus Pauling, đây là lượng phốt pho hàng ngày tương ứng với những độ tuổi:
- Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng: 100mg phốt pho.
- Trẻ sơ sinh 7 – 12 tháng: 275mg phốt pho.
- Trẻ em 1 – 3 tuổi: 460mg phốt pho.
- Trẻ em 4 – 8 tuổi: 500mg phốt pho.
- Tuổi dậy thì 9 – 18 tuổi: 1250mg phốt pho.
- Người lớn trên 19 tuổi: 700mg phốt pho.
Điều gì xảy ra khi bạn tiêu thụ lượng phốt pho quá mức cho phép?
Khi bạn tiêu thụ một lượng phốt pho quá mức cho phép nhưng lại thiếu hụt canxi sẽ có thể dẫn đến tình trạng dư thừa phốt pho trong cơ thể. Lượng chất dư thừa trong cơ thể có thể dẫn đến các vấn đề như tiêu chảy, làm cứng cơ và tổn hại đến mô mềm.
Mức độ phốt pho cao cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các dưỡng chất khác của cơ thể. Chẳng hạn như canxi, sắt, kẽm và magiê… nếu có nhiều phốt pho thì chúng sẽ gây ra tình trạng xơ cứng mạch máu, tim phình to và không tốt cho xương. Ngoài ra, một lượng lớn phốt pho cũng khiến chức năng thận bị tổn hại và dễ dẫn đến sỏi thận.
Vì thế, hãy lưu ý liều lượng phốt pho trong từng loại thực phẩm cũng như nhu cầu của cơ thể mà tiêu thụ một cách hợp lý nhé.
Nguồn: Boldsky
Theo Tri thức trẻ
Dinh dưỡng cho trẻ bị còi xương
Những món ăn dưới đây được coi là "thần dược" cho trẻ mắc bệnh còi xương cải thiện tình hình.
Trẻ em bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phốt pho. Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi - phốt pho; những trẻ không được bú mẹ dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ.
Dưới đây, là những món ăn cực kỳ bổ dưỡng cho trẻ bị còi xương mà các mẹ có thể làm cho con để giúp cơ thể trẻ phát triển nhanh chóng.
Cháo lòng đỏ trứng gà
Nguyên liệu:
- Trứng gà: 2 quả.
- Gạo 50g.
- Hành lá, gia vị.
Thực hiện:
- Trứng gà luộc chín, bỏ lòng trắng, lấy lòng đỏ, sấy khô tán bột.
- Gạo rang vàng tán thành bột.
- 2 loại bột trên trộn đều với nhau rồi cho vào nồi, đổ nước vừa đủ.
- Đun cho cháo sôi kỹ, thêm hành và gia vị vừa đủ.
- Cho trẻ ăn lúc đói ngày 1 lần. Cần ăn trong khoảng 20 - 30 ngày.
Cháo tôm
Nguyên liệu:
- Tôm 150g.
- Gạo 50g.
- Gia vị vừa đủ.
Thực hiện:
Tôm rửa sạch, bóc vỏ và càng để riêng.
Thịt tôm giã thật nhỏ.
Vỏ, càng tôm sấy khô tán bột mịn.
Gạo xay thành bột.
Tất cả trộn đều, thêm bột gia vị, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo.
Khi cháo chín cho gia vị vừa ăn, đun cháo sôi lại là được.
Cho trẻ ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 1 tháng.
Cháo cá quả
Cháo cá quả là món ăn dành riêng cho trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng. Cá quả rất bổ dưỡng, đồng thời chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe và phát triển hiệu quả hơn.
Chuẩn bị:
- Cá quả 1 con (300g), rau cải xoong 30g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ.
Cách làm:
- Cá làm sạch bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín.
- Gỡ xương lấy thịt cá ướp gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước.
- Gạo xay mịn thành bột.
- Rau cải xoong rửa sạch thái nhỏ.
- Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều đợi đến khi cháo sôi lại là được.
- Cho trẻ ăn ngày 2 lần, cần ăn 20 - 30 ngày (có thể ăn cách ngày).
Cháo thịt cóc
Nguyên liệu:
- Thịt cóc 2 con, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ. Chọn cóc vàng, chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần bằng nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột.
- Củ mài sấy khô, tán thành bột.
- Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột.
Trộn đều các loại bột cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ.
Cháo chín cho bột thịt cóc vào khuấy đều, khi sôi lại là được.
Ngày ăn 3 lần, dùng trong nhiều ngày.
Cháo chim cút
Nguyên liệu:
Chim cút 1 con, gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ.
Thực hiện:
Chim cút làm sạch chỉ lấy phần thịt, ướp mắm muối trong 20 phút.
Vỏ quýt tán thành nhỏ thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp, nước vừa đủ ninh thành cháo.
Cho trẻ ăn ngày 1 lần, dùng liên tục 5-10 ngày.
Bột chân cua, hạt sen và đậu xanh
Chuẩn bị: Chân cua 300g, hạt sen 50g, đậu xanh 50g.
Cách làm:
- Chọn chân của những con cua khỏe, còn sống, rửa sạch sấy khô tán thành bột mịn.
- Tán mịn hạt sen, đậu xanh.
- Trộn đều các loại bột trên với nhau.
- Mỗi lần ăn dùng 1 thìa cà phê bột hòa vào nước cơm đặc hoặc nước cháo loãng, có thể thêm đường hay muối cho trẻ ăn.
- Ngày cho bé ăn 2 lần, và ăn liền 15 - 20 ngày.
Cháo xương sụn lợn
Nguyên liệu:
- Xương sụn lợn 100g.
- Gạo 50g.
- Hành, gia vị.
Cách chế biến
- Xương sụn lợn rửa sạch.
- Gạo xay thành bột.
- Luộc qua xương sụn, bỏ nước đi.
- Xào chín xương sụn rồi đổ nước vào ninh nhừ.
- Lọc thịt, bỏ phần xương, phần sụn giữ lại đem xay nhỏ.
- Tiếp tục cho gạo, sụn xay và thịt vào nồi hầm nhừ nhuyễn.
- Cho hành và gia vị vừa đủ.
- Trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 15 - 20 ngày.
Cha mẹ chú ý cho trẻ ăn đều đặn các món cháo trên đảm bảo tình trạng còi xương của bé sẽ được cải thiện rõ rệt.
Khuê Minh
Theo vietnamnet.vn
Chuyên gia da liễu khuyên bạn nên làm 5 điều này hàng ngày để làn da luôn khỏe mạnh Bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn quá trình lão hóa da diễn ra sớm hơn nếu tuân thủ thường xuyên các thói quen sau. Bất kỳ cô gái nào cũng mong muốn sở hữu được một làn da tươi trẻ, rạng rỡ... Tuy nhiên, một vài thói quen thường gặp cũng có thể là nguyên nhân khiến làn da của bạn ngày...