Không phải phở bò hay phở gà, Sa Pa níu chân du khách bằng phở cốn sủi có 1-0-2
Cũng là phở nhưng cách chế biến của người Sa Pa lại khác xa với những địa phương khác. Không lâu đời như món phở truyền thống của người miền xuôi, phở cốn sủi của người Sa Pa chỉ mới xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng đã nhanh chóng thu hút khách du lịch bốn phương.
Phở cốn sủi là món ăn được nhiều người lựa chọn khi đến Sa Pa. (Ảnh: dulichchat)
Vốn là nơi gần với biên giới nên ẩm thực Sa Pa khá đa dạng khi đón nhận không ít món ăn của người Hoa theo dân buôn bán du nhập vào. Cốn sủi cũng giống như vậy. Hiện tại, món ăn này đã trở nên phổ biến và là đặc sản không thể bỏ qua khi đến Lào Cai.
Món ăn này có nguồn gốc từ người Hoa. (Ảnh: dulichvietnam.com)
Cốn sủi có nghĩa là món ăn khô trong nước sốt (cốn – khô, sủi – nước sốt) hay còn được gọi là phở khan. Món này cũng có phần bánh phở mềm như phở bò, phở gà dưới xuôi nhưng lại không được chan ngập nước dùng, thay vào đó đầu bếp sẽ rưới một phần nước sốt sánh mịn vừa đủ để làm ướt bánh phở mà thôi.
Nước dùng của phở Sa Pa hơi sánh và chỉ chan vừa đủ. (Ảnh minh họa)
Những nguyên liệu ăn kèm cũng khá đặc biệt. Người Sa Pa thường cho thêm những mì được làm bằng bột củ dong. Do đã được rang từ trước nên sợi mì ăn rất giòn, gần như tan trong miệng khi nhai. Ngoài ra còn có thịt lợn thái sợi, trứng luộc cắt làm tư và một chút bột tiêu nhỏ mịn, đậu phộng giã nhuyễn ở trên cùng.
Phở cốn sủi có thêm mì củ dong ăn lạ miệng. (Ảnh minh họa)
Linh hồn của món phở này nằm ở nước sốt sánh mịn, đậm đà. Xương ống mua về rửa sạch, hầm liên tục trong 5 tiếng để toàn bộ chất ngọt, béo từ tủy xương tiết ra, hòa quyện với mùi thơm của quế, thảo quế,… mang đến một hương vị đậm chất núi rừng Tây Bắc. Nước sốt ngon là khi đạt được độ sánh vừa đủ, vị mặn ngọt hài hòa, ăn cùng với bánh phở sẽ vừa miệng chứ không vị nào lấn át vị nào.
Nước dùng có vị đậm đà vừa phải, không quá nhạt hay quá mặn. (Ảnh minh họa)
Phở cốn sủi cũng được ăn kèm với rau thơm, tương ớt, ớt tươi thái lát và đặc biệt phải có thêm cải muối chua ngọt thái nhỏ. Đây chính là thành phần giúp vị của cốn sủi trở nên đặc biệt, có 1-0-2 và khác biệt với những món nước khác.
Cốn sủi thường ăn kèm với rau thơm và dưa muối chua ngọt. (Ảnh: dulichchat)
Món ăn này được bán quanh năm nên dù du lịch Sa Pa vào thời điểm nào, du khách cũng dễ dàng tìm được một hàng cốn sủi với mức giá trung bình khoảng 35.000 đồng/bát.
Công thức nấu 4 món phở thơm ngon, cực chuẩn
Nhiều người ví sự tinh túy của ẩm thực Việt gói trọn trong món phở. Có lẽ đó cũng là lý do khiến nhiều người mê mẩn món ăn này đến vậy.
Nói đến phở trước hết cần nói đến phở bò. Bên cạnh đó, bạn cũng thường được thưởng thức những món phở khác ngon không kém như phở gà, phở lợn.
Trong bài viết này, bạn sẽ lần lượt được biết các công thức nấu những món phở thơm ngon này:
1. Phở bò
Phở bò luôn là món ăn đủ sức hấp dẫn tất cả mọi người.
Chuẩn bị (cho 6 người dùng):
1 kg xương ống heo hoặc xương bò: rửa sạch và bỏ bớt tủy
1 cái bắp bò: rửa sạch
Video đang HOT
200g thịt thăn bò: thái mỏng và dần cho mềm
2 lọn quế3 thảo quả
7 cánh hoa hồi
1 củ hành tây, 5 củ hành tím, trái dứa: đem nướng thơm và để nguyên
2 con mực khô: nướng và đập dập
2 củ hành tây: lột vỏ, rửa sạch, thái mỏng và ngâm qua nước
1 bó hành xanh: rửa sạch và thái nhỏ, sau đó trộn với hành tây đã ngâm
1kg bánh phở
Rau ăn kèm: rau ngộ, rau ngò gai, rau húng quế, giá, ớt sừng: nhặt, rửa sạch và để nguyên cọng
1 hũ sa tế ớt loại nhỏ: dùng để ăn kèm
50g cho mỗi loại: tương ớt, tương đen: dùng để ăn kèm
Gia vị: muối, đường, bột ngọt, hạt nêm
Cách làm:
Một tô phở bò thơm phức có thể đánh thức mọi thành viên trong nhà.
Bước 1:
Chần xương heo qua nước sôi với lửa lớn khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra, rửa sạch và tiếp tục ninh với nồi nước mới.
Trong quá trình nấu nước hầm này, bạn cho vào các loại củ gia vị và thảo quả bao gồm hành tây nướng, hành tím nướng, dứa nướng, quế, hoa hồi, thảo quả để tạo hương vị chuẩn cho món phở. Riêng dứa, bạn có thể cho vào hoặc không tùy thích bởi mục đích của việc này chỉ để giúp thịt mau mềm.
Tất nhiên, trong nồi nước dùng này không thể quên cho bắp bò vào luộc cùng. Khi nồi nước xương gần mềm, bạn cho mực khô vào để tăng vị ngọt cho nồi nước dùng nhé! (Ngày trước, ông bà dùng sá sùng khô cho vào nhưng giờ bí quyết này đã không thể thực hiện được vì sá sùng có giá rất cao!)
Lưu ý, nồi nước dùng này ninh với lửa lớn lúc ban đầu. Khi nước sôi nhiều, hãm nhỏ lửa để chất ngọt từ xương từ từ tiết ra. Thời gian ninh xương thông thường mất khoảng 6-8 tiếng. Nếu bạn dùng nồi áp suất sẽ tiết kiệm thời gian hơn, chỉ mất chừng 20 phút (theo kinh nghiệm hầm cách này nước không ngon bằng bạn nhé!).
Bước 2: Khi xương đã mềm, nước dùng đã ngọt, bạn nêm nếm lại gia vị với muối, bột ngọt cho vừa miệng. Sau đó vớt hết các loại củ, xương và bắp bò ra ngoài, chỉ để lại nước trong.
Bước 3: Thái bắp bò thành từng lát mỏng.
Bước 4: Dọn phở ra tô lớn, sắp thịt thăn bò lên trên mặt cùng những lát thịt bắp bò, ít hành tây thái mỏng và hành lá thái nhỏ. Sau đó, chan nước dùng nóng hổi lên trên mặt và dùng ngay khi còn nóng.
Phở bò ăn kèm rau ngộ, rau ngò gai, rau húng quế cùng sa tế, tương ớt, tương đen và vài lát ớt sừng.
Tô phở bưng khói, nghi ngút hương thơm chắc chắn sẽ đánh thức mọi thành viên trong nhà bạn đấy!
2. Phở gà
Phở gà thơm ngon không kém phở bò.
Chuẩn bị (cho 4 người dùng):
1kg xương ức gà (ngoài chợ có bán xương gà riêng bạn nhé!): rửa sạch và để ráo
3 đùi gà (chọn đùi nguyên má)
2 củ hành tây: một dùng để nguyên và đem nướng thơm, một thái mỏng và ngâm nước
1 bó hành lá: rửa sạch và thái nhỏ cọng hành, sau đó trộn với hành tây đã ngâm, riêng phần đầu hành để riêng
5 cánh hoa hồi
1 củ gừng: gọt vỏ và thái mỏng
15g hạt mùi1kg bánh phở
Rau ăn kèm: ngò gai, rau răm, quế, giá
2 trái ớt sừng1 hũ sa tế nhỏ
Gia vị: nước mắm, muối, đường, bột ngọt và hạt nêm
Cách làm:
Phở gà đúng chuẩn phải kèm với lá chanh.
Bước 1: Chần xương gà với nước sôi lửa lớn khoảng 10 phút. Sau đó, đổ nước, rửa lại xương và nấu nồi nước dùng mới với khoảng 3 lít nước. Khi nước sôi trở lại, cho đùi gà vào hầm cùng. Nhớ mở nắp hở để xương mau mềm.
Bước 2: Khi đùi gà chín, bạn vớt ra, đợi nguội và đem chặt nhỏ. Tiếp tục hầm xương cho ra hết nước ngọt. Trong quá trình hầm, bạn cho vào củ hành tây nướng, hoa hồi, hạt mùi, đầu hành và gừng thái mỏng vào cùng. Thời gian cho nồi xương mềm mất khoảng 4-6 tiếng.
Bước 3: Nêm nếm gia vị cho nồi nước dùng sao cho vừa miệng.
Bước 4: Dọn phở ra tô lớn, cho các miếng thịt đùi gà lên trên mặt, một lớp hành tây trộn và chan nước dùng gà còn nóng hổi lên trên mặt.
Phở gà cũng dùng kèm với rau, giá, tương và sa tế. Tùy theo khẩu vị, bạn có thể nêm thêm nước mắm.
3. Phở thịt heo
Chuẩn bị (cho 6 người dùng):
1kg xương bao gồm xương ống heo và xương đuôi lợn
500g thịt thăn lợn: rửa sạch để nguyên miếng
150g tôm khô: ngâm nở
1 kg bánh phở
100g hành phi
2 nhánh gừng: thái mỏng
Rau ăn kèm: ngò, lá chanh, hành xanh, giá, chanh tươi: rửa sạch để ráo đối với rau, riêng chanh đem cắt miếng.
Gia vị như: muối, tiêu, đường, bột ngọt...
Cách làm:
Bước 1: Chần xương qua nước sôi ở lửa lớn khoảng 10 phút cho ra hết bọt dơ. Sau đó đem rửa lại xương và nấu nước dùng mới với khoảng 3 lít nước. Trong quá trình hầm, khi nước sôi, bạn cho thịt thăn lợn vào luộc mềm. Mất khoảng 1,5 tiếng, xương sẽ mềm.
Bước 2: Dùng một cái chảo nhỏ, phi thơm hành, sau đó cho gừng vào xào đến khi dậy mùi lại tiếp tục cho tôm khô vào áp chảo với ít muối và bột ngọt. Dùng phần tôm xào này cho vào nồi nước dùng đang sôi. Tiếp tục hầm cho đến khi xương mềm thì nêm nếm lại gia vị.
Bước 3: Cắt thịt thăn lợn thành những lát mỏng
Bước 4: Dọn phở ra tô lớn, sắp thịt thăn lên trên mặt với ít hành lá thái nhỏ, hành phi và sau đó chan nước dùng đang nóng hổi vào.
Phở heo dùng với giá, lá chanh và ngò. Có thể chan thêm nước mắm ớt nếu bạn muốn.
4. Phở sốt vang:
Phở sốt vang là một biến tấu thú vị của phở bò.
Chuẩn bị (cho 6 người dùng):
1kg xương bò
350g gân bò: rửa sạch và thái mỏng
200ml rượu vang đỏ
5 củ hành tím: nướng nguyên củ
3 nhánh gừng:
1 nhánh thái sợi nhuyễn,
2 nhánh đem nướng
1 củ tỏi băm
5 cánh hoa hồi3 thảo quả
1 lọn quế
2 con mực khô1kg bánh phở
Rau ăn kèm: hành ngò và hành tây (trộn tương tự như các món phở trên)
Gia vị: bột nghệ, bột bắp, ngũ vị hương, muối, bột ngọt và hạt nêm
Cách làm:
Bước 1: Chần sơ xương bò qua nước sôi khoảng 10 phút và rửa sạch, sau đó nấu nước dùng mới. Khi nước sôi, cho các gia vị gừng nướng, hành nướng, thảo quả, quế, hoa hồi, mực khô vào cùng để ngọt nước.
Bước 2: Ướp gân bò với gừng thái sợi, tỏi băm, bột nghệ, ngũ vị hương và rượu vang khoảng nửa tiếng
Bước 3: Phi thơm tỏi và xào gân bò. Tiếp đến cho nước vào nồi xào bò vừa ngập và hầm đến nhừ. Khi đã được, bạn từ từ cho nước bột bắp vào nồi, khuấy đều, nếm vừa miệng và sau cùng cho vào phần rượu vang còn lại. Đợi sôi lần hai, bạn tắt bếp.
Bước 4: Dọn bánh phở đã trụng vào tô lớn. Sắp thêm gân bò hầm, chan ít nước và rắc hành ngò lên mặt. Sau cùng, chỉ việc chan nước dùng lên là bạn có thể thưởng thức ngay.
Vậy là bạn đã bỏ túi được 4 công thức cho 4 món phở thơm lừng rồi! Đừng ngại dành thời gian để nấu cho những người thân của mình thưởng thức những món ngon như thế này vì khi đi xa hương vị gian nhà chính là ở hương vị của món ăn từ tay mẹ đấy!
Tổng hợp 20+ món nước ăn sáng ngon đơn giản dễ làm nhất tại nhà Những ngày hạn chế ra đường và tụ tập như thế này thì nhanh tay nhấn xem chuyên trang Vào bếpđể biết thêm nhiều món ăn hấp dẫn cho gia đình. Hôm nay Mẹo vào bếp sẽ tổng hợp những món nước ngon để ăn sáng cực đơn giản, dễ làm tại nhà nhé! 1. Phở bò Phở bò có nguồn gốc từ...