Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc Bắc
Con tôi 5 tuổi, cháu ăn uống bình thường nhưng ra mồ hôi rất nhiều khi vui chơi. Mẹ chồng tôi nói đó là do cơ thể yếu, sức đề kháng kém và nên uống thuốc Bắc để bồi bổ.
Ảnh minh họa: Internet
Xin bác sĩ tư vấn giúp.
Ngô Vân Linh (Bình Thuận)
Ở trẻ nhỏ, do hệ thống điều nhiệt chưa hoàn thiện, hiện tượng ra nhiều mồ hôi khi chơi rất hay gặp, cơ thể bé lại đang trong giai đoạn phát triển, trẻ hay hiếu động thích chạy nhảy vui chơi nên dẫn đến bé hay nhiều mồ hôi cả khi trời mát. Khi trẻ lớn dần, hiện tượng này sẽ giảm, trừ một số trường hợp ra nhiều mồ hôi do yếu tố gia đình hay ra mồ hôi do bệnh lý.
Video đang HOT
Khi ra quá nhiều mồ hôi, quần áo áp vào người làm bé dễ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Vì vậy cần chú ý lau mồ hôi, thay quần áo cho bé khi bị ướt. Cố gắng tạo điều kiện cho bé được chơi trong môi trường thoáng mát để bé đỡ ra nhiều mồ hôi.
Đặc biệt khi mua quần áo cho bé bạn nên chọn loại vải cotton dễ thấm nước, tránh các hàng vải dày, nhiều nilon làm bé càng nóng, mồ hôi ra nhiều gây cọ sát da làm da dễ bị nhiễm khuẩn.
Chế độ ăn ngoài việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt có canh trong bữa ăn và uống đủ nước.
Tuy nhiên nếu bé ra mồ hôi quá nhiều cần cho bé đi khám chuyên khoa nhi, dinh dưỡng để xác định bé ra mồ hôi sinh lý hay do bệnh lý. Việc điều trị thuốc Đông y cần phải có chỉ định của bác sĩ y học cổ truyền, không nên tùy tiện dùng thuốc Bắc cho trẻ.
Bác sĩ Lê Hải
Theo Sức khỏe & Đời sống
6 loại bệnh nên kiêng dùng nhân sâm
Bạn đừng bồi bổ bằng nhân sâm nếu đang bị đau dạ dày, vì nó sẽ có thể khiến bạn đau thêm.
Ảnh minh họa: Internet
Nhân sâm là một vị thuốc quý bổ dưỡng của Đông y nhưng nếu không biết sử dụng thì có thể gây nguy hiểm. Dưới đây là những loại bệnh không được dùng nhân sâm.
Tăng huyết áp: Nhân sâm liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp, nhưng liều cao làm hạ huyết áp. Bạn không thể nhận biết ngưỡng cao thấp này nên tốt nhất không nên dùng.
Bị cảm: Nhân sâm bổ khí, sẽ làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang phải uống nhân sâm dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng cho đến khi khỏi hẳn.
Bệnh gan mật: Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt... đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.
Đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.
Giãn phế quản, lao: Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết, đây là lúc âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Nhân sâm càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm năng hơn tình trạng nôn ra máu.
Bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp: Những người này cũng bị âm hư hỏa vượng nên nhân sâm càng làm bệnh nặng thêm.
Phụ nữ mang thai và trẻ dưới 14 tuổi cũng tránh dùng nhân sâm.
Theo Sức khỏe & Đời sống
7 chiêu tránh thai kỳ dị và độc ác của phụ nữ xưa Khác với những biện pháp tránh thai tiên tiến và hiệu quả bây giờ, để tránh có bầu ngoài ý muốn, những phụ nữ xưa đã nghĩ ra những biện pháp tránh thai vô cùng kỳ dị và độc ác. Uống thuốc bắc tránh thai Đây là biện pháp tránh thai thường được những cô gái ở lầu xanh áp dụng tránh thai...