Không nên tắm ngay sau phút ‘lâm trận’
Vừa ân ái xong chị Hoa tắm nước ấm. Nhưng chị cảm thấy choáng váng, tim đập nhanh, hơi thở gấp và cảm giác rất khó chịu, kiệt sức.
Là vợ chồng mới cưới được 1 tháng nay nên anh Dũng – chị Hoa vẫn còn rất lóng ngóng trong chuyện “giường chiếu”. Một trong những sai lầm mà người vợ này hoảng sợ nhất đó chính là thói quen tắm sau khi “yêu”.
Chỉ một tháng trước, chị Hoa vẫn còn có thói quen phải tắm sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, nhằm giúp cơ thể sạch sẽ, tránh nhiễm trùng vùng kín.
Người phụ nữ này tâm sự: “Có những hôm vợ chồng yêu xong, anh xã thì vật ra nằm ngủ còn mình lại lò mò dậy đi tắm. Thậm chí có hôm mình còn gội đầu nữa vì cứ nghĩ làm vậy cơ thể sạch sẽ, chống nhiễm trùng vùng kín lại khiến bản thân thoải mái hơn, đi vào giấc ngủ sâu.
Nhiều cặp đôi có thói quen tắm ngay sau khi “yêu” – Ảnh minh họa
Cho đến một tối, cô cảm thấy hơi choáng váng, tim đập nhanh hơn, hơi thở gấp và cảm giác rất khó chịu, kiệt sức và tìm đến bác sĩ. Cũng theo chị Hoa tiết lộ, lần được bác sĩ tư vấn ấy, chị mới biết, tắm ngay sau yêu nguy hiểm đến thế nào. Bởi lúc này môi trường và nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ gây co mạch máu dẫn đến choáng váng. Người tắm dễ bị đổ mồ hôi đầm đìa, tim đập loạn, thở gấp kiệt sức và có thể gây tai biến do vỡ mạch máu.
Vợ chồng muốn tắm ngay sau “lâm trận” cũng cố đợi 1h sau nếu không muốn nhập viện
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Hưng (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) có rất nhiều lưu ý khi vợ chồng gần gũi nhau mà các cặp đôi phải chú ý nhằm cải thiện chất lượng “yêu” nhưng vẫn đảm bảo được tình trạng sức khoẻ, tâm lý của cả hai, tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.
Cụ thể, mỗi khi “yêu” xong, các cặp đôi không nên tắm ngay dù là tiến hành việc tắm trong mùa hè hay mùa đông. Bởi nếu như tắm nước lạnh vào mùa hè nắng nóng, nhất là sau khi nằm ở phòng máy lạnh ra, nhiệt độ thay đổi đột ngột khó kiểm soát được có thể dẫn đến sốc nhiệt, gây co mạch máu đột ngột, gây choáng, nặng hơn có thể dẫn đến tai biến do vỡ mạch máu.
Video đang HOT
Ngược lại, nếu tắm nước ấm nóng ngay sau khi quan hệ vào mùa đông sẽ làm cho âm đạo mở rộng hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng. Đặc biệt, những người gặp vấn đề về tim mạch, tắm nước nóng càng dễ có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não.
Bác sĩ Hưng cũng giải thích: Ngoài ra khi tắm xong, cơ thể mất một phần nhiệt lượng. Bởi hoạt động này khiến hầu hết cơ quan trong cơ thể hoạt động, nhất là các cơ quan vận động, tuần hoàn và hô hấp. Sau khi ân ái, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, cơ bắp và mạch máu giãn ra. Nếu đi tắm ngay lúc này thì rất dễ bị chuột rút do các cơ bắp đột ngột co rút lại.
Việc tắm ngay sau yêu khiến cơ thể đối mặt với nhiều nguy hiểm – Ảnh minh họa
Vì thế, bác sĩ Hưng khuyến cáo, các cặp đôi không nên quan hệ ngay mà nên phải nằm nghỉ ngơi sau khi tắm ít nhất 30 phút đến 1 giờ. Thời gian nghỉ ngơi này giúp cơ thể hoàn toàn khô ráo, đồng thời tích lũy tinh lực. Khi ấy nhịp tim và nhịp thở trở lại bình thường mới tắm qua bằng nước mát hoặc nước ấm vừa đủ, lau qua bằng khăn ướt để đảm bảo sức khỏe.
Bên cạnh đó, bác sĩ nam khoa này cũng khuyên các cặp đôi không nên tắm ngay cả trước khi “yêu”. Bởi khi tắm xong, cơ thể đang thư giãn, các bộ phận đang trong trạng thái “ngủ lâm sàng”. Nếu tiến hành “chuyện ấy” ngay sau tắm cũng sẽ khiến cơ thể phải gồng mình, tiêu hao nguồn năng lượng lớn hơn bình thường, gây mệt mỏi.
Đặc biệt, khi vừa tắm xong đã “yêu”, cơ thể và đầu tóc còn đang ướt mà động phòng ngay sẽ tổn hại sức khỏe, gây đau bụng, đau lưng, tứ chi nhức mỏi, thậm chí làm tổn thương lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe…
Theo phunusuckhoe
Bé gái người M'Nông có nhịp tim đến hơn 200 lần/phút
Bé gái người M'Nông có nhịp tim đập nhanh đến hơn 200 lần/phút, em không thể nào vui chơi với bạn bè vì tim đập nhanh nên mệt ngất. Ngày nào cũng thế, bệnh nhân phải đến bệnh viện địa phương để cắt cơn và sống chung với nó.
Các bác sĩ Khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành đốt điện sinh lý cho bệnh nhân Thị Khởi N. - Ảnh: T.T
Ngày 20.5, BSCK2 Nguyễn Tri Thức - Trưởng khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay các bác sĩ ở đây đã chữa trị triệt để thành công căn bệnh hội chứng kích thích sớm, giúp một bé gái người dân tộc M'Nông trở lại cuộc sống bình thường.
Bệnh nhân mắc phải căn bệnh đặc biệt trên là bé gái Thị Khởi N. (8 tuổi), người dân tộc M'Nông. Sinh ra ở buôn làng xa xôi Bon Bu N'Drung, xã Đắk Búk So, huyện Đắk R'Lấp (tỉnh Đắk Nông), bé gái N. sớm mắc phải căn bệnh tim đập nhanh rất phức tạp. Thông thường những cơn tim đập nhanh của N. diễn ra rất nhiều lần, nhiều lúc tim đập nhanh hơn 200 lần/phút kéo dài cả ngày (nhịp tim bình thường khoảng 60 - 100 lần/phút) khiến em phải nhập viện để cắt cơn.
Nhịp tim của bệnh nhi Thị Khởi N. trước khi thực hiện hiện phương pháp thăm dò đốt điện sinh lý - Ảnh. TT
Không những thế, bé N. cũng không thể vui chơi như bao trẻ con khác, vì mỗi khi em chạy nhảy vui đùa cùng các bạn, em lại mệt vì tim đập rất nhanh. Các bác sĩ ở địa phương chẩn đoán em bệnh bị hội chứng kích thích sớm với nhiều cơn nhịp nhanh trên thất. Điều đáng nói, đây là căn bệnh trên không có thuốc nào để điều trị giảm số lần lên cơn nhịp nhanh. Gia đình nghèo lại sống tận vùng sâu vùng xa, bé N. tưởng chừng như phải chấp nhận một cuộc sống như thế.
Bác sĩ Thức cho biết bé gái này được bác sĩ ở Bệnh viện huyện Đắk R'Lấp chuyển đến. Tại đây, em đã được được các bác sĩ Khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp chẩn đoán và điều trị triệt để các cơn tim đập nhanh của em bằng phương pháp thăm dò và đốt điện sinh lý.
Nhịp tim sau khi đã được can thiệp bằng phương pháp thăm dò và đốt điện sinh lý - Ảnh: T.T
"Mặc dù bệnh nhân chỉ cân nặng 20kg nhưng các bác sĩ vẫn có thể đưa các catheter từ tĩnh mạch đùi lên đến tim của em và đốt triệt để đường dẫn truyền phụ, một bó cơ dư thừa trong tim gây ra những cơn tim đập nhanh tái đi tái lại nhiều lần. Thủ thuật thành công không để lại vết sẹo nào và nụ cười trên môi em cũng thể hiện, niềm vui của tập thể Khoa Điều trị rối loạn nhịp và Khoa Phẫu thuật tim nhi", bác sĩ Thức chia sẻ và cho biết do điều kiện kinh tế gia đình của bé N. rất khó khăn nên toàn bộ chi phí cho ca điều trị này đã được một quỹ từ thiện tài trợ toàn bộ.
Niềm vui của bé N. sau khi được chữa trị thành công - Ảnh: T.T
Theo bác sĩ Thức, hội chứng kích thích sớm là một bất thường bẩm sinh gặp trong 1-3 người/1.000 người, do tồn tại một đường dẫn truyền phụ vắt qua rãnh nhĩ thất. Bất thường này gây ra những cơn tim đập nhanh trên thất tái đi tái lại nhiều lần và trong vài trường hợp có thể gây đột tử do nhịp tim đập quá nhanh khi kèm theo rung nhĩ.
Hiện nay, hội chứng kích thích sớm có thể được điều trị triệt để bằng phương pháp triệt đốt điện sinh lý, ít xâm lấn, các bác sĩ đưa dụng cụ từ tĩnh mạch đùi vào tim thăm dò và triệt đốt bằng sóng cao tần.
Bệnh nhân có thể được phát hiện hội chứng này trên điện tâm đồ bằng hình ảnh sóng delta hoặc khi thăm dò điện sinh lý. Hiện nay, Khoa Điều trị rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành thường quy các thủ thuật này với tỷ lệ thành công rất cao.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Đang uống thuốc chữa bệnh tim thì chớ uống nước ép bưởi Hội chứng QT dài là một chứng rối loạn nhịp tim, làm tim đập nhanh và đập hỗn loạn. Nhịp tim đập nhanh có thể gây ra ngất xỉu đột ngột, co giật hoặc đột tử. Shutterstock Hội chứng QT xảy ra khi tim mất nhiều thời gian hơn bình thường để tim co và sau đó nạp máu trước khi bắt đầu...