Không khó để nhận biết thực phẩm chức năng “chất lượng” với cách kiểm tra cực nhanh mà nhiều người còn chưa biết
Làm thế nào để bạn nhận biết một cách chính xác đâu là thực phẩm chức năng hàng thật và đâu là hàng giả? Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn có thể tham khảo các thông tin phân biệt bổ ích ngay dưới đây.
Hiện nay trên thị trường vẫn xuất hiện rất nhiều hàng giả, hàng kém chất lượng được trà trộn cùng với rất nhiều sản phẩm chức năng chính hãng, khiến người dùng khó nhận biết được.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số cách nhận biết thực phẩm chức năng thật giả, đặc biệt với hai dòng thực phẩm chức năng đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay là Blackmores và Swisse.
Dòng thực phẩm chức năng Blackmores
Một sản phẩm của Blackmores trên bao bì phải in rõ nội dung như trên.
Nhận biết sản phẩm bằng mắt thường:
Sản phẩm phải được in trên bao bì có chất liệu tốt, màu sắc không bị lem nhem, chữ viết rõ ràng, không nhòe nhoẹt. Chữ viết trên bao bì thường được in nổi và rõ ràng, không bị sai lỗi chính tả.
Trong khi đó, hàng nhái do để tiết kiệm chi phí sản xuất nên các chi tiết in trên sản phẩm sẽ có màu sắc nhạt hơn và không được chăm chút, thậm chí có nhiều sản phẩm hàng nhái còn bị in sai nhiều lỗi chính tả. Đây hoàn toàn là những lỗi mà bạn có thể nhận biết được bằng mắt thường.
Dùng Barcode ( mã vạch) hoặc phần mềm iCheck để check mã vạch sản phẩm:
Ngoại trừ hàng nội địa, khi mua các sản ph ẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc nước ngoài thì chúng ta cần sử dụng phần mềm đọc mã vạch (Barcode Scaner) giúp hỗ trợ kiểm tra nguồn gốc của sản phẩm.
Điểm đặc biệt của các sản phẩm chức năng Blackmores là tập đoàn này đã cập nhật mã Barcode trên từng sản phẩm giúp người tiêu dùng có thể tự kiểm tra các thông tin chính thức của sản phẩm đó.
Kiểm tra thông tin, nơi bán của một sản phẩm thương hiệu Blackmores khá dễ dàng.
Mỗi sản phẩm sẽ có một mã Barcode bao gồm các chữ số mang thông tin về sản phẩm như: nước sản xuất, tên doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm, nơi kiểm tra… Mỗi một sản phẩm đều có một mã Barcode duy nhất mà không bao giờ thay đổi.
Video đang HOT
Hiện nay, bạn có thể cài ứng dụng quét mã này trên điện thoại để sử dụng. Với phần mềm này bạn chỉ cần quét mã bằng ứng dụng iCheck Scanner, các thông tin có liên quan sẽ được hiển thị trên màn hình. Nếu như mã vạch sản phẩm chưa đăng ký thì sẽ không hiện khi kiểm tra bằng phần mềm này.
Dòng thực phẩm chức năng Swisse
Kiểm tra bao bì
Nguồn ảnh:vitaminaustrailia.
Cũng giống với dòng thực phẩm chức năng Blackmores, với các sản phẩm của Swisse cũng được in các thông tin về sản phẩm ngay trên bao bì. Bao gồm: Tên sản phẩm, Vắn tắt mục đích sử dụng sản phẩm, Thương hiệu của nhà sản xuất, Dung tích, Hướng dẫn sử dụng, Thành phần, Hạn sử dụng, Bảo quản và Mã vạch.
Nguồn ảnh:vitaminaustrailia.
Ngoài ra, các thông tin của nhà sản xuất cũng phải được in to, rõ ràng, minh bạch trên sản phẩm. Không sử dụng hình thức dán đè lên.
So sánh với hàng kém chất lượng thì thường có nhãn mác rất xấu, chữ in nhìn không thật, xấu và nhòe. Bạn có thể phân biệt bằng cách để ý nhãn mác xem có bị viết sai chính tả hay không. Ví dụ, Việt Nam có thể bị viết thành Việt Man.
Ngoài ra, nếu là hàng kém chất lượng thì màu sắc in trên mác cũng rất dễ bị phai màu. Có thể dùng thử tay chà lên chữ in của sản phẩm xem có dễ bị trôi màu hay không.
Kiểm tra nắp hộp
Các loại thực phẩm chức năng đều được sản xuất theo tiểu chuẩn hiện đại và chặt chẽ. Chính vì thế, phần nắp của sản phẩm phải chắc chắn 100%. Vì nắp được máy dập vào với lực rất mạnh nên khi mở cũng cần dùng lực rất lớn. Nếu nắp sản phẩm chỉ cần dùng lực nhẹ là mở ra được thì sản phẩm đó không đảm bảo.
Một vài mẹo đơn giản giúp bạn mua được hàng thực phẩm chức năng đảm bảo:
- Hàng được nhập khẩu chính ngạch sẽ có chứng từ, hóa đơn đầy đủ. Khi mua hàng bạn có thể yêu cầu xuất giấy tờ để kiểm tra.
- Với hàng thực phẩm chức năng xách tay, bạn nên yêu cầu xem hóa đơn mua hàng. Vì các cửa hàng sẽ giữ các hóa đơn mà họ thanh toán rất đầy đủ. Khi có hóa đơn bạn nên kiểm tra bằng các thông tin cụ thể sau: tên cửa hàng (người bán), số điện thoại, địa chỉ, ABN (số đăng ký kinh doanh ở bên Úc). Nên yêu cầu xem hóa đơn mua hàng gốc.
- Vì hàng chức năng sẽ quy định mỗi người chỉ mua được 6 sản phẩm. Với các loại như Swisse, Blackmores thậm chí mỗi người chỉ mua được 3 sản phẩm. Chính vì thế, khi mua bạn có thể chú ý nếu cửa hàng xếp hàng thùng các sản phẩm cùng loại thì bạn nên kiểm tra cẩn thận để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
- Hiện nay với sự phát triển của công nghệ, người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra được giá cả của các sản phẩm thực phẩm chức năng trên trang web của nước ngoài. Từ đó, bạn sẽ so sánh với giá của sản phẩm mà mình đã mua. Sau khi cộng các chi phí xách tay, thuế mà giá vẫn quá rẻ so với giá mà bạn đã kiểm tra trên các trang web nước ngoài thì bạn không nên mua. Bởi rất có thể đó là thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng.
- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm app check mã sản phẩm để xác minh thông minh, nguồn gốc xuất xứ và độ tin cậy.
Bất ngờ phát hiện khay thịt bò đổi màu "đen sì" khi mua sắm, cô gái sốt sắng lên mạng cầu cứu 500 chị em có nên xuống tiền
Nếu gặp trường hợp này, chị em sẽ giải quyết như thế nào. Liệu những khay thịt bò này có thể ăn được nữa không, nếu giảm giá có nên tranh thủ xuống tiền.
Việc đi chợ mua thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày chưa bao giờ là chuyện dễ dàng đối với các chị em phụ nữ. Từ việc lựa thực phẩm sao cho sạch, tươi ngon, đầy đủ dinh dưỡng đến cân đo đong đếm tiền bạc để vừa tiết kiệm lại đủ nhu cầu.
Chả thế mà khi chị H.Y (Hà Nội) chia sẻ hai bức ảnh về khay thịt bò đổi màu "đen sì" được chụp lại tại thùng đông lạnh lại khiến nhiều chị em xôn xao đến thế.
Cụ thể, chị H.Y chia sẻ như sau:
"Hôm nay mình có đi mua thịt thấy tình trạng thịt bò đen xì như này. Không biết là thịt có bị làm sao không.
Nếu không thì thịt bị tình trạng gì vậy, vì mình thấy vẫn đang bán. M uốn đăng hỏi chị em cho chắc chắn".
Thắc mắc của chị H.Y về việc đổi màu sắc của các khay thịt bò. Ảnh: FB H.Y.
Có lẽ nhiều chị em cũng đã gặp trường hợp tương tự khi mua hàng, nên khi bài viết của chị H.Y được chia sẻ đã nhận rất nhiều bình luận trao đổi.
Theo chị H.Tr (Hà Nội) có kinh nghiệm sử dụng thịt bò cấp đông đã nhiều năm cho biết, chị cũng thường xuyên gặp trường hợp này. Có một lần chị để quên khay thịt bò cấp đông khoảng 2 tiếng bên ngoài. Khay thịt bò chảy nước thâm trông khá mất mỹ quan. Chị vẫn bỏ tủ và vài ngày sau rã đông để ăn thử. " Thịt bò vẫn ăn được, tuy nhiên hương vị lại hơi ngai ngái và không thơm".
Cũng theo chị H.Tr, mùa này thời tiết nóng nên thùng vận chuyển hàng của các xe đều như lò lửa. Chỉ cần thịt bảo quản không tốt thì sẽ chuyển màu ngay. Thịt này nếu bỏ ngoài dưới 30 phút thì sẽ hơi mềm và chuyển thâm nhẹ. Rã đông vẫn sẽ hồng tươi. Tuy nhiên, thời gian càng lâu ở bên ngoài, chất lượng thịt sẽ giảm, màu sắc sẽ càng xấu.
(Ảnh: FB H.Tr)
Nhiều chị em cũng đồng quan điểm rằng, thịt bò cấp đông nên được bảo quản trong tủ đông có cánh hoặc tủ nằm có cửa kéo như tủ kem để tránh tình trạng mất nhiệt. Theo như chị H.Y chia sẻ, thì nguyên nhân có thể tới từ việc bảo quản, do mất nhiệt nên thịt đổi màu.
Nhiều tủ đông mà hàng quán sử dụng sẽ là loại có cánh, khách mua nếu mở lâu và mở nhiều cũng dễ gây tình trạng mất nhiệt. Chỉ sau khoảng 1 tuần, thịt cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Chưa kể mỗi người đi qua cầm xem lại đặt xuống. Thậm chỉ bỏ vào giỏ nhưng đi một vòng xem đồ lại đổi ý không mua nữa. Miếng thịt mất nhiệt, chảy dịch thì nó sẽ như vậy. Rã đông rồi làm đông lại thịt sẽ bị xuống màu, không còn được bắt mắt nên khách e ngại là điều đương nhiên.
M.Tr (Nghi Lộc) cũng cho rằng, nếu gặp trường hợp này chị em có thể kiểm tra bằng mắt thường. Nếu thịt bị mất nhiệt mà hỏng thì khay thịt sẽ lép kẹp, không có độ cuộn phồng.
Khay thịt bò tươi sẽ có độ phồng nhất định. (Ảnh: FB H.Tr).
Một nhân viên ở siêu thị lâu năm cũng đã đưa ra lời giải thích khá tường tận. Theo đó, " Thịt đổi màu là do không được bảo quản ở một mức nhiệt độ nhất định. Có những thời điểm tủ đông xả đá dẫn tới bề mặt thịt có thể bị rã đông và sau khi tủ về trạng thái bình thường thì sản phẩm sẽ tiếp tục được cấp đông như bình thường nên gây ra tình trạng tổn thương lạnh cấu trúc thịt làm cho màu sắc bị biến đổi. Việc này không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng tuy nhiên lại ảnh hưởng tới cảm quan".
Vậy là, sau một hồi 7749 lời tư vấn của các chị em, chị H.Y cũng đã rút ra được kết luận dành cho mình. Theo chị hiểu, thịt này có thể là do tiếp xúc với không khí, chênh lệch nhiệt độ khi vận chuyển và bảo quản nên bị thâm. Khi bóc ra rã đông là sẽ đỏ lại. Vẫn ăn được chứ không phải hỏng.
Tuy nhiên hình thức sẽ không được đẹp, thậm chí hơi "rùng rợn" đối với những ai "khảnh ăn". Chính vì thế, chị em có thể cân nhắc lựa chọn cho hợp lý.
Thực phẩm tươi sống đắt hàng trên sàn thương mại, ví điện tử Nhu cầu mua sắm trực tuyến các mặt hàng thực phẩm được ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng qua, thậm chí đối với những sản phẩm trước nay cần lựa chọn trực tiếp. Ngày 10/6, Saigon Co.op bắt đầu triển khai chương trình "Ủng hộ nông sản Việt" trên ví điện tử MoMo. Ông Đỗ Quốc Huy - Giám đốc marketing...