Không được hưởng trợ cấp, nhiều học sinh có nguy cơ nghỉ học
Rất nhiều học sinh có nguy cơ nghỉ học do không được hỗ trợ khi các xã vùng sâu của huyện Kbang ( tỉnh Gia Lai) được đưa ra khỏi vùng ‘đặc biệt khó khăn’.
Từ năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định 116 về việc hỗ trợ học sinh và các trường phổ thông ở thôn, xã đặc biệt khó khăn. Với khoản hỗ trợ này, nhiều học sinh dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa được ăn ở, sinh hoạt và học tập trung tại các trường bán trú.
Tuy nhiên, bước vào năm học mới 2021-2022, nhiều xã trên địa bàn huyện Kbang được đưa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, đồng nghĩa với việc học sinh không được hỗ trợ tiền bán trú và các chế độ khác.
Bữa trưa bán trú của học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Đăk Smar.
San sẻ từng bữa cơm cho học sinh
Xã Đăk Smar, huyện Kbang hiện đã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới (từ vùng III nâng lên thành vùng II) nên học sinh không còn được nhận hỗ trợ theo chế độ bán trú và các hỗ trợ khác. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến công tác hỗ trợ, đặc biệt là những em học sinh có cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Ghi nhận tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Smar có 176 em học sinh bán trú trong tổng số gần 300 em của cả trường. Trong đó, 26 học sinh tiểu học ở làng Đăk Kmung không còn được nhận hỗ trợ theo chế độ bán trú. Riêng làng Krối vẫn thuộc diện “đặc biệt khó khăn” nên 150 em ở ngôi làng này năm nay vẫn được hỗ trợ bán trú.
Dù bị “cắt” chế độ ăn bán trú nhưng em Đinh Thị Luyến (học sinh lớp 2, làng Đăk Kmung) vẫn được các thầy cô giáo tạo điều kiện cho ăn uống như bao bạn học sinh khác trong trường. Em Luyến cho biết, em rất thích đến trường vì ở đây được thầy cô cho ăn no, ngủ ấm và hàng ngày không phải đi bộ gần 5 km để về nhà. Em Luyến cũng như 25 em học sinh làng Đăk Kmung có lẽ không biết rằng, bữa cơm mình ăn nhiều ngày qua đều được san sẻ từ các bạn trong trường.
Các em học sinh bán trú được ngủ lại trường.
Thầy Nguyễn Thế Anh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Smar cho biết, không còn được hỗ trợ nên lo sợ các em sẽ bỏ học, nhà trường vẫn sẽ tạo điều kiện để các em được ăn uống đầy đủ.
“Về lâu dài, chúng tôi sẽ kêu gọi xã hội hóa để gia đình nào có điều kiện đóng góp nhu yếu phẩm cùng san sẻ cho các em. Nhà trường tìm mọi cách để đưa các em đến lớp chứ không thể để các em bỏ học”, thầy Nguyễn Thế Anh chia sẻ và cho biết, nhà trường cũng tham mưu chính quyền địa phương, đồng thời động viên các giáo viên cùng nhau chia sẻ những khó khăn trước mắt.
Cũng theo thầy Nguyễn Thế Anh, những năm học trước, xã Đăk Smar là vùng đặc biệt khó khăn, nhiều gia đình hộ nghèo và cận nghèo. Riêng làng Đăk Kmung và Krối nằm cách xa trường (khoảng 4-5km) nên học sinh nơi đây đủ điều kiện hỗ trợ tiền ăn ở bán trú theo Nghị định 116. Khi đó, mỗi em được hưởng 596.000 đồng tiền ăn, 15 kg gạo và nhiều ưu tiên khác.
Từ nguồn hỗ trợ này, các giáo viên trong trường đã trồng thêm rau củ, nuôi lợn và kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ để lo ăn ở nội trú cho gần 200 học sinh. Tuy nhiên, năm nay làng Đăk Kmung không còn được hưởng hỗ trợ bán trú nên nhà trường chỉ tạo điều kiện san sẻ bữa cơm cho các em trong những ngày học (tuần học 3 ngày), còn ngày nghỉ thì phụ huynh phải đón về nhà.
Không để học sinh nghỉ học
Tương tự tại làng Đăk Pót (xã Krong) nơi có 138 em học sinh tiểu học, THCS cũng bị ảnh hưởng khi không còn được hưởng chế độ bán trú.
Hai tuần nay, em Đinh Hợi (lớp 9, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Krong) cảm thấy buồn và không muốn đến trường nữa dù vẫn được nhà trường tạo điều kiện cho ăn ở. Nhưng em biết, những bữa ăn thời gian qua là được bạn bè, thầy cô san sẻ.
Ngôi trường cách nơi gia đình em Hợi sinh sống hơn 10km. Vào thứ 2 đầu tuần, Hợi cùng em gái đi bộ đến lớp. Cuối tuần thỉnh thoảng hai anh em được bố đón về bằng xe máy.
Nỗi lo của nhiều phụ huynh khi con không còn được chế độ trợ cấp.
Anh Đinh Đăm (29 tuổi, làng Đăk Pót) cho biết, nhà nghèo không có tiền lo cho con ăn học. Vào đầu năm học mới, vợ chồng phải vay mượn tiền để mua sắm hai bộ quần áo mới cho 2 anh em đi học. “Nếu Nhà nước không còn hỗ trợ tiền ăn ở bán trú cho hai đứa con của mình, thì gia đình đành phải cho ở nhà, theo bố mẹ đi làm rẫy” anh Đăm chia sẻ.
Thầy Phan Danh, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Krong cho biết, đầu năm học 2021-2022, trường có 56 em của làng Đăk Pót không còn được hưởng chế độ bán trú như trước, trong khi thực tế các em học sinh này cách trung tâm hàng chục cây số.
Mặc dù vậy, nhà trường cũng đã vận động gia đình để cho các em đến trường học đầy đủ và đến nay không có học sinh nào bỏ học. Sang tuần, nhà trường sẽ mời phụ huynh lên họp để tháo gỡ những vấn đề khó khăn trước mắt như hiện nay.
Ông Y Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang cho biết, để giải quyết những khó khăn trên, trước mắt UBND huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với địa phương tổ chức vận động các em học sinh đến trường, đồng thời rà soát lại các chế độ của các em. Huyện cũng đã đề xuất, kiến nghị lên tỉnh để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ nhằm đảm bảo cho việc dạy và học của các em học sinh không bị gián đoạn.
Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kbang, năm học 2021-2022, toàn huyện có 558 học sinh bị ảnh hưởng, trong đó học sinh vùng III bị ảnh hưởng là 314 em, học sinh vùng II bị ảnh hưởng là 244 em. Ngoài ra, 169 giáo viên từ vùng III lên vùng II bị ảnh hưởng, trong đó 29 giáo viên là người dân tộc thiểu số.
Giáo viên "gồng gánh" lo học trò bỏ trường vì không được hưởng trợ cấp
Trong năm học 2021 - 2022, hàng trăm học sinh trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) không còn được hưởng trợ cấp theo Nghị định 116. Việc này khiến nhiều giáo viên lo nguy cơ học trò bỏ học.
Thầy cô "gồng gánh" vì lo học trò bỏ học
Từ năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị định 116 về việc hỗ trợ học sinh và các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Với khoản hỗ trợ này mà nhiều học sinh dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa được ăn ở, sinh hoạt và học tập trung tại các trường bán trú.
Khó khăn trong công tác vận động khi nhiều học sinh không còn được hỗ trợ chính sách
Tuy nhiên, bước vào năm học mới 2021-2022 này, nhiều xã trên địa bàn huyện Kbang được đưa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, sau khi hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới.
Việc này dẫn đến nhiều học sinh đồng bào dân tộc thiểu số không còn được thụ hưởng chính sách theo Nghị định 116.
Trong năm học này, các thầy cô giáo thuộc nhiều trường bán trú tại huyện Kbang đang loay hoay tìm ra biện pháp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những học sinh không được hưởng trợ cấp như mọi năm.
Nhiều lớp học tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú xã Krong vắng hơn 1/3.
Xã Krong, huyện Kbang đã hoàn thành 18/19 tiêu chí Nông thôn mới. Theo quy định, sẽ có gần 150 học sinh của xã không còn được nhận hỗ trợ theo chế độ bán trú và các hỗ trợ khác, trong đó có gần 20 em đang học lớp 9. Việc ngừng hỗ trợ này khiến cho nguy cơ bỏ học vẫn luôn ở mức cao nếu không có những chính sách điều chỉnh kịp thời.
Theo ông Phan Danh - Phó Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Krong, huyện Kbang, năm 2020, nhà trường có 166 em học sinh bán trú, đến học kì 2, còn 163 em do nghỉ học.
Đầu năm học 2021-2022 này, có 56 em không còn được hưởng bán trú như trước, vì nơi các em ở không thuộc diện làng đặc biệt khó khăn như mọi năm. Trong khi thực tế, 56 em học sinh này đều ở những làng cách trung tâm hàng chục cây số. Nếu các em không được ở bán trú như mọi năm thì khả năng bỏ học là rất cao.
Các thầy cô trường Krong đến từng nhà trong làng Đăk Pót (Kbang) để vận động học sinh.
Nhằm tạo điều kiện cho số học sinh này được đến trường, các thầy cô giáo đã chia sẻ các suất ăn, gói mì... của những học sinh thuộc bán trú khác để cho các học sinh vừa bị ngừng trợ cấp.
"Biết rằng đây là sai quy định nhưng vì để "giữ chân" học trò trong những ngày đầu năm thì thầy cô giáo đành phải thực hiện trong lúc đợi quyết sách từ UBND huyện", ông Phan Danh - Phó Hiệu trưởng nhà trường nói.
Gõ cửa từng nhà để vận động học sinh đến lớp
Ngay từ trước khi năm học mới bắt đầu, các thầy cô giáo ở trường bán trú Krong đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương để vận động học sinh ra lớp. Đồng thời, thầy cô cũng tuyên truyền cho phụ huynh những chính sách đối với từng trường hợp học sinh.
Trong ngày 17/9, làng Đăk Pót có 56 em học sinh nhưng đã có đến 26 em học sinh vắng học. Thấy số lượng học sinh vắng nhiều, các thầy cô giáo phân công nhau đi gần 15 km đường đèo dốc lên làng Đăk Pót để vận động học sinh xuống trường.
Nhiều học sinh bị ngừng hỗ trợ chế độ bán trú đang khó khăn trên đường đến trường.
Nhà anh Đinh Đăm (sinh năm 1992, làng Đắk Pót, xã Krong) cách trường chừng hơn 15km. Gia đình anh Đăm có 2 cháu là Đinh Hợi (năm nay học lớp 9) và Đinh Thị Tuyết (lớp 3).
Nhiều năm nay, vợi chồng anh Đinh Đăm đều ở trong nhà rẫy hơn nửa tháng mới quay về lại làng một lần. Hai đứa con đi học đều hưởng chế độ bán trú nên được nhà trường chăm sóc, học tập ở trường cả tuần.
Năm nay, Hợi và Tuyến đều không còn được hưởng chế độ bán trú nên việc học của các em bị ảnh hưởng rất nhiều khi thiếu người đưa đón, nhà cách xa trường.
"Nghe tin năm nay các con không còn được ở bán trú, gia đình đang rất lo lắng vì không thể đưa đón con đi học. Mặt khác, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, vợ chồng phải ở trên rẫy suốt, nếu con ở nhà sẽ không bằng ở bán trú được thầy cô quan tâm chu đáo", anh Đăm lo lắng.
Các gia đình mong muốn có thể tạo điều kiện để học sinh tiếp tục được ở bán trú vì nhà xa, điều kiện kinh tế khó khăn.
Những em học sinh vắng học nhiều ngày qua ở làng Đăk Pót đa số đều theo bố mẹ lên nương rẫy hoặc đi rừng dài ngày. Để vận động các em đến trường, các thầy cô giáo đã chia nhau đi tìm trên các rẫy, nhà đầm hoặc nhắn với người làng bảo học sinh đến lớp.
Ông Phan Danh cho biết, việc làng Đăk Pót không còn được hưởng chế độ đã ảnh hưởng không nhỏ trong việc duy trì sĩ số. Bởi thực tế, mức sống và điều kiện của người dân ở các làng còn khó khăn, việc chi trả tiền ăn uống, học phí trở nên quá sức đối với họ.
Để tạo điều kiện cho học sinh bị ngừng hỗ trợ chế độ, nhà trường đã san sẻ với nhau để cho các em tiếp tục ở bán trú.
Ông Lê Thanh Hải - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kbang cho biết, đơn vị đã đề xuất UBND huyện tìm nguồn kinh phí hỗ trợ cho các em học sinh ở Krong, vì thực sự gia đình các em khó khăn, nguy cơ bỏ học cao.
Hiện tại, các trường đang tự loay hoay để tạo điều kiện cho số học sinh bị ngừng hỗ trợ được tiếp tục ở bán trú nhằm ổn định việc học đầu năm.
"Nếu nhà trường mà duy trì việc này thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chế độ của học sinh khác. Bởi vì học sinh không được hưởng chế độ sẽ ảnh hưởng đến các em được có chế độ. Chúng tôi nhận thấy rằng việc này gây rất nhiều khó khăn cho các hiệu trưởng. Nếu hiệu trưởng đúng theo chức trách nhiệm vụ thì các em không được hưởng chế độ sẽ không được nuôi dạy ở trường bán trú", ông Hải chia sẻ.
Theo thống kê, năm học mới 2021-2022, toàn huyện Kbang có đến 558 học sinh các trường bán trú không còn được nhận trợ cấp theo diện xã, thôn đặc biệt khó khăn như mọi năm.
Ông Y Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang, Gia Lai cho biết: "Huyện cũng đã đề xuất, kiến nghị lên cấp trên tạo nguồn kinh phí hợp lý để đảm bảo cho việc dạy và học của các em. Đồng thời huyện cũng nghiên cứu hỗ trợ các nguồn để đảm bảo đời sống trong thời gian tới".
Nguy cơ học sinh thất học vì... thoát nghèo Từ năm học mới 2021 - 2022, nhiều xã của H.K'bang (Gia Lai) sau khi được đưa ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, thì nhiều học sinh không còn được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Thực trạng này đã gây không ít áp lực đối với các trường phổ thông trên địa bàn trong việc duy trì sĩ số. Một lớp...