Không đợi khát mới uống nước
Thời gian qua, nắng nóng ở nhiều nơi khiến người dân ảnh hưởng sức khỏe. Tại một số tỉnh miền Bắc, miền Trung, đã có một số trường hợp bị say nắng dẫn đến hôn mê, đột quỵ.
Một phụ huynh cho con uống nước lọc tại khu chờ khám Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM – Ảnh: Hồng Phương
Những ngày qua, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM cũng có cha mẹ đưa con đến khám do thời tiết nắng nóng, trẻ em có dấu hiệu khác thường. Nắng gắt, tất cả mọi người đều có nguy cơ bị thiếu nước, đặc biệt là trẻ em.
Tiểu ít vì uống quá ít
Chị T.T.L. (ngụ quận 7, TP.HCM), đang ẵm con chờ khám, chia sẻ: “Mấy hôm nay con tôi cứ bứt rứt, mặt hơi đỏ hơn, sờ vào người bé thì thấy nhiệt độ cơ thể nóng hơn bình thường. Thời tiết mùa này thất thường, có nắng thì rất gắt, tôi thấy bé đổ mồ hôi nhiều nên đưa bé đến bệnh viện để khám”.
Tại các khu vực ghế ngồi, nhiều phụ huynh liên tục cho trẻ uống nước lọc. Chị N.T.T.H. (30 tuổi, ngụ Long An) cho biết bé nhà chị 5 tuổi, gần đây trời nắng nóng, bé hay vui chơi ra mồ hôi nhiều mà bé lại ít uống nước nên mới phải đến khám tiết niệu. “Bé nhà tôi uống nước quá ít. Bé đi tiểu rất ít, chỉ tầm 2-3 lần/ngày, nước tiểu của bé màu vàng đậm. Ba ngày nay tôi thử kèm bé uống nước nhiều hơn, và chia nhỏ từng lần uống thì thấy nước tiểu bé có nhạt màu hơn” – chị N.T.T.H. chia sẻ.
Ảnh hưởng chuyển hóa dinh dưỡng nếu thiếu nước
Việc cơ thể bị thiếu nước trong mùa hè là điều dễ xảy ra đối với tất cả mọi người, nhất là với trẻ em. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể, đồng thời dễ dẫn đến các bệnh phổ biến như cảm, sốt…
Theo TS.BS Lâm Vĩnh Niên – trưởng khoa dinh dưỡng – tiết chế Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, nhiều trường hợp cơ thể trẻ có thể đã cần được cung cấp nước cho dù chưa cảm thấy khát nước, do đó nên uống nước thường xuyên trong ngày. Chế độ sinh hoạt, vận động, tập luyện thông thường của trẻ chỉ cần uống nước lọc để đảm bảo đủ nước và giải khát hiệu quả. BS CK1 Trần Thị Minh Nguyệt – viện trưởng Viện nghiên cứu dinh dưỡng NutiFood – cho biết nhu cầu nước hằng ngày ở trẻ khác nhau theo độ tuổi, cân nặng: trẻ nhỏ dưới 10kg cần khoảng 100ml/kg cân nặng; trẻ trên 10 tuổi, lượng nước uống bằng người lớn, khoảng 1,5 – 2 lít/ngày. Trẻ cần uống đủ nước và nhiều hơn khi tập luyện vào ngày nắng nóng.
Nước chiếm hơn 2/3 trọng lượng cơ thể, là môi trường sống cho tế bào, là dung môi cho mọi hoạt động chuyển hóa chất dinh dưỡng, điều hòa thân nhiệt, bài tiết chất độc hại trong cơ thể ra ngoài… Thời tiết nóng khiến trẻ dễ mất nước và muối do đổ mồ hôi. Việc sử dụng quạt, máy lạnh cũng làm trẻ mất nước. Thiếu nước ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, bài tiết, điều nhiệt, thiếu men tiêu hóa… gây khó tiêu và biếng ăn.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
Ngày hè trẻ không còn bị ràng buộc về giờ giấc như trong năm học, có điều kiện tiếp cận các nguồn thực phẩm dễ dàng hơn, phụ huynh cần lưu ý đến việc trẻ ăn gì trong những ngày hè.
Video đang HOT
BS Minh Nguyệt cho biết để đảm bảo sức khỏe cho trẻ vào mùa hè, phụ huynh cần cho trẻ ăn đủ các nhóm thực phẩm cần thiết, gồm chất bột đường (cơm, bún, phở, mì…), chất đạm (thịt lợn, thịt bò, cá, thủy hải sản, đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành…), chất béo (dầu, mỡ, bơ…), rau, trái cây… trong các bữa ăn chính. Và trẻ cũng cần uống đủ lượng sữa theo độ tuổi (trên 500ml/ngày đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên).
“Có thể uống sữa tươi, sữa bột nguyên kem, sữa dinh dưỡng các loại vì đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, dễ sử dụng” – BS Minh Nguyệt chia sẻ.
Bên cạnh đó, cách chế biến cũng rất quan trọng. Phụ huynh nên chế biến dễ ăn, dễ tiêu hóa, thích hợp với khẩu vị trong mùa hè, các thức ăn nên luộc, hấp, nấu canh… hơn là xào, rán, nướng vì dễ gây cảm giác ngán, khó ăn và gây khát nước. Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn. Ngoài các bữa chính, nên cho trẻ ăn thêm những bữa ăn phụ bổ mát như sữa chua, chè hạt sen, chè đậu các loại…
Không thể thiếu nước lọc
Theo BS CK1 Trần Thị Minh Nguyệt, các loại nước thích hợp là nước đun sôi để nguội, nước uống tinh khiết, sữa, sữa đậu nành, sữa chua, sinh tố, nước ép trái cây tươi, nước đậu xanh…
Phụ huynh cần lưu ý không nên cho trẻ uống nhiều nước ngọt, nước đá, nước có ga… chỉ giúp trẻ thấy “đã khát” lúc uống nhưng không có tác dụng bù nước, mà lại gây những hậu quả xấu như viêm họng do uống lạnh dẫn tới chán ăn, béo phì, hạn chế phát triển chiều cao.
Ăn trái cây để bổ sung vitamin
TS.BS Lâm Vĩnh Niên lưu ý chế độ dinh dưỡng đối với trẻ bên cạnh việc ăn theo chế độ cân đối, mùa hè cần lưu ý bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ. Nguồn vitamin và khoáng chất có nhiều trong các loại trái cây, rau quả sẵn có trong mùa hè, như cam, chuối, đu đủ, bơ, dứa, dưa hấu, rau dền, mồng tơi, bí đao, cà rốt… giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch phòng chống các bệnh mùa hè. Và trẻ cũng nên dành thời gian cho các hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể. Bất cứ hoạt động thể lực vừa sức nào cũng đều có lợi: bơi, võ, đá bóng, bóng chuyền… Giảm thời gian xem tivi, xem máy tính bảng…
Theo tuoitre.vn
Phân biệt tình trạng sốc nhiệt và kiệt sức vì nắng nóng
Kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt là hai vấn đề sức khỏe nguy hiểm liên quan tới nắng nóng. Dù sở hữu nhiều đặc điểm tương tự, các tình trạng sức khỏe này có những triệu chứng khác nhau cơ bản mọi người cần lưu ý.
Kiệt sức do nhiệt có thể xảy ra trước tình trạng sốc nhiệt. Khi gặp phải hiện tượng này, người bệnh thường tiếp xúc trực tiếp với khu vực có nhiệt độ và độ ẩm cao. Làm việc quá sức trong môi trường nóng nực kèm với mất nước sẽ dễ dàng gây kiệt sức. Tình trạng này có thể xảy đến nhanh chóng và ảnh hưởng trong vài ngày tiếp theo.
Trái lại, sốc nhiệt là vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời, chúng có thể gây tử vong. Tình trạng này được chia thành hai dạng chính: Sốc nhiệt kinh điển và sốc nhiệt gắng sức.
Kiệt sức do nhiệt có thể xảy ra trước tình trạng sốc nhiệt.
Sốc nhiệt kinh điển xảy đến từ từ, thường tấn công những người có sức đề kháng kém như trẻ em và người già. Trái lại, Jennifer Caudle, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư tại Trường Y Osteopathic Rowan cho biết, sốc nhiệt gắng sức thường ảnh hưởng tới vận động viên thể thao, những người phải hoạt động cường độ cao trong môi trường nóng bức.
Triệu chứng cơ bản
Kiệt sức do nhiệt: Khi bạn không đủ khả năng làm mát chính mình, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Ra nhiều mồ hôi, da nhờn có thể đi kèm với mệt mỏi, chóng mặt và lo âu là những dấu hiệu cơ bản. James L. Glazer, chuyên gia y khoa tại Phòng khám Manhattan cho biết, mọi người thường gặp phải hiện tượng đau đầu và tăng nhịp tim khi bị kiệt sức do nhiệt. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ ngất xỉu.
Sốc nhiệt: Người bị sốc nhiệt có thể ngừng ra mồ hôi, da đỏ, khô và nóng. Tuy nhiên, hiện tượng này không đúng trong mọi trường hợp. Khi nhiệt độ cơ thể tăng tới 40C hoặc cao hơn, họ thường trở nên chóng mặt, gặp vấn đề về đi lại kèm với các dấu hiệu như đau đầu, nôn mửa, da chuyển màu đỏ, mạch đập tăng nhanh, khó thở hoặc mất nhận thức.
Khi bạn không đủ khả năng làm mát chính mình, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao.
Biện pháp giải quyết
Kiệt sức do nhiệt: Di chuyển người bệnh vào khu vực mát mẻ, có bóng râm hoặc điều hòa là việc làm rất quan trọng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiệt độ tiếp tục tăng cao. Khi thấy người bị kiệt sức có dấu hiệu hồi phục, bạn không nên để họ ra ngoài nắng ngay lập tức vì có thể gây tái phát.
Người bệnh cần uống nước mát, nghỉ ngơi, thư giãn chân và cởi quần áo nếu có thể. Khi gặp phải tình trạng kiệt sức này, cơ thể bạn sẽ dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với nhiệt trong một tuần sắp tới. Do đó, mọi người nên nghỉ ngơi thường xuyên và tránh hoạt động cường độ cao vào thời điểm này.
Sốc nhiệt: Điều đầu tiên mọi người cần làm khi bị sốc nhiệt là gọi cấp cứu. Dan Gingold, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ cấp cứu tại Trung tâm y tế Mercy ở Baltimore lưu ý rằng, tình trạng sức khỏe này có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Điều đầu tiên mọi người cần làm khi bị sốc nhiệt là gọi cấp cứu.
Trong thời gian chờ đợi các chuyên gia y tế tới, bạn hãy đưa người bệnh vào khu vực mát mẻ và nhanh chóng giúp họ hạ nhiệt. Nếu có điều kiện, mọi người nên dùng đá để chườm lạnh trong 15-20 phút hoặc dùng khăn mát lau người. Cho người bệnh uống nước hoặc các loại đồ uống thể thao nếu họ còn tỉnh táo và có nhận thức.
Cách phòng ngừa
Dù tình trạng kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng, mọi người sẽ không cần bận tâm tới chúng nếu biết cách phòng ngừa. Dưới đây là một vài phương pháp hiệu quả giúp bạn bảo vệ sức khỏe trong những ngày hè nắng nóng:
Uống nước thường xuyên: Theo Cơ quan Quản lý vấn đề an toàn và sức khỏe lao động Hoa Kỳ, mọi người nên uống khoảng một ly nước sau mỗi 15 phút khi tiếp xúc với khu vực có nhiệt độ cao.
Tránh tập thể dục trong môi trường nóng: Thay vào đó, bạn nên hoạt động trong nhà hoặc điều chỉnh thời gian tập luyện để tránh nóng bức.
Không nên tập luyện trong môi trường nóng.
Sử dụng nước uống có chất điện giải: Các loại đồ uống này có khả năng bù nước nhanh chóng, đặc biệt khi bạn vừa hoạt động với cường độ cao.
Tránh uống rượu buổi đêm: Rượu sẽ làm cơ thể mất nước nhanh chóng là điều không quá mới mẻ.
Chú ý dự báo thời tiết: Nếu có một đợt nắng nóng sắp xảy đến ở khu vực bạn, hãy sắp xếp lại lịch trình công việc trong ngày để bảo vệ sức khỏe.
Ăn mặc phù hợp: Sử dụng quần áo rộng rãi thoáng mát, sáng màu, đội mũ che đầu và cổ mỗi khi ra đường.
(Nguồn: Pre)
Theo Helino
Lưu ý bố mẹ không nên bỏ qua để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng cực điểm Nền nhiệt độ cao kèm theo nắng nóng gay gắt trong những ngày này khiến trẻ rất dễ mắc bệnh hay bị ốm. Vì vậy cha mẹ không thể bỏ qua những lưu ý quan trọng này. Mùa hè đem tới niềm vui vô tận cho trẻ với kì nghỉ dài, các trò chơi và những chuyến đi nghỉ mát, nhưng chúng cũng...