Không cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà khó khăn cho phụ huynh học sinh
Ngày 25.2, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã chấn chỉnh tình hình giải quyết thủ tục hành chính đối với phụ huynh học sinh, cá nhân, tổ chức thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở GD-ĐT.
Ứng viên trúng tuyển viên chức nhận quyết định phân công nhiệm sở – TCCB
Theo đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ đạo trưởng các phòng thuộc Sở, hiệu trưởng trường THPT, thủ trưởng những đơn vị trực thuộc có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính đối với phụ huynh học sinh, cá nhân, tổ chức tại đơn vị mình.
Nếu để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông vi phạm các hành vi sau đây thì phải chịu trách trực tiếp trước Sở GD-ĐT TP.HCM:
Cụ thể, ông Hiếu chỉ rõ các hành vi mà người đứng đầu cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm là: Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính; cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền gửi, nhận dữ liệu điện tử, thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính.
Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng thông tin đó để trục lợi.
Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật.
Trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hoàn thiện hồ sơ không thông qua bộ phận một cửa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thêm vào đó là các hành vi: Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu công bằng, không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Ứng xử, giao tiếp không phù hợp với quy chế văn hóa công sở; các hành vi vi phạm khác trong thực hiện nhiệm vụ.
Video đang HOT
Yêu cầu cung cấp lại thông tin, giấy tờ tài liệu điện tử hoặc đã được số hóa có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật, được kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Trừ trường hợp sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra lại tính xác thực.
Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đồng thời nêu rõ, tất cả các trường hợp giải quyết thủ tục hành chính đối với phụ huynh học sinh, cá nhân, tổ chức giải quyết trễ hạn đều phải thực hiện thư xin lỗi kịp thời, đầy đủ, chính xác, nêu rõ lý do vì sao chưa có kết quả và ngày hẹn trả kết quả giải quyết lần sau.
Một lớp giáo viên vừa phải dạy trực tiếp lẫn trực tuyến là bất khả thi
Phụ huynh cần cho con em mình đến trường, nhất là những học sinh từ lớp 7 trở lên, các em đã được tiêm 2 mũi vaccine nên đã đủ điều kiện để học tập trực tiếp.
Bắt đầu từ ngày 14/2 thì phần lớn học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông ở các tỉnh phía Nam đã trở lại trường học tập trực tiếp. Việc đưa học sinh trở lại trường là một nỗ lực rất lớn của nhiều ban ngành mà đặc biệt là vai trò của từng nhà trường trong việc thuyết phục, vận động phụ huynh học sinh.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam đã giảm mạnh về số ca nhiễm hằng ngày, nhiều tỉnh mỗi ngày chỉ còn trên dưới 10 ca bệnh. Vì thế, việc cho học sinh từ 12 tuổi trở lên, đã được tiêm ngừa 2 mũi vaccine là điều kiện cần và đủ để các em trở lại trường học tập trực tiếp trong lúc này.
Tuy nhiên, tại các trường học thì vẫn còn hiện tượng một vài em học sinh/ 1 khối lớp chưa đến trường học tập trực tiếp vì phụ huynh chưa đồng ý nên vẫn đăng ký học trực tuyến.
Chính vì thế, nhiều trường học phải vừa triển khai dạy trực tiếp, vừa phải dạy trực tuyến khiến cho một số thầy cô vất vả hơn rất nhiều mà hiệu quả học tập trực tuyến của học trò cũng không được đảm bảo.
Một số phụ huynh ở các tỉnh phía Nam vẫn còn e ngại cho con em mình đến trường. (Ảnh minh họa: Ngọc Ánh)
Nhiều trường học đang phải vừa dạy trực tiếp, vừa trực tuyến trong một lớp học?
Bắt đầu từ ngày 14/2 thì đa phần các tỉnh phía Nam đã cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường học tập trực tiếp sau 20 tuần học sinh phải học tập trực tuyến.
Trước khi cho học sinh trở lại học trực tiếp thì các nhà trường cũng đã có rất nhiều lần lấy ý kiến phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp phải động viên, thuyết phục phụ huynh cho học sinh đến trường.
Thế nhưng, sau những buổi học tập trực tiếp đầu tiên thì các trường học vẫn còn một số học sinh chưa đến trường do phụ huynh không đồng ý - cho dù giáo viên, nhà trường đã gọi điện thuyết phục nhiều lần.
Chính vì thế, các trường học phải có thêm kế hoạch giảng dạy cho những học sinh không tham gia học trực tiếp tại trường vì không thể để học sinh mất bài học hàng ngày. Nhưng, bố trí ai dạy và dạy như thế nào là cả một vấn đề rất lớn.
Vì bố trí giáo viên dạy riêng cho những em chưa tham gia học trực tiếp cũng đồng nghĩa là phải cân đối số tiết theo định mức của giáo viên trong trường. Nếu phát sinh thừa giờ thì lấy kinh phí ở đâu để chi trả cho giáo viên?
Trong khi, mỗi khối lớp chỉ còn một vài em học sinh chưa tham gia học trực tiếp, thậm chí có khối lớp hơn gần 500 học sinh nhưng chỉ còn 1 em học trực tuyến mà thôi. Nếu như những học sinh này là F0 thì không nói làm gì nhưng đằng này các em không phải là F0, không phải là F1...
Trước những khó khăn như vậy, nhiều trường học phải bố trí mỗi khối sẽ có 1 lớp vừa dạy trực tiếp, vừa truyền trực tuyến cho học sinh chưa thể đến trường học trực tiếp. Và, tất nhiên là nhà trường phải trang bị thêm máy móc để ghi hình các tiết dạy và bố trí đường truyền trực tuyến theo các link đã được tạo sẵn để học sinh học tập.
Nhưng, mỗi tiết học chỉ có 45 phút nên khi giáo viên vào lớp không có nhiều thời gian cho cả 2 "chiến tuyến". Trong khi, giáo viên phải thực hiện các thao tác lắp máy, mở email, mở link và phải đảm bảo đường truyền đến học trò của mình nên nhiều khi ảnh hưởng rất nhiều đến lớp học trực tiếp.
Bên cạnh đó, những thầy cô giáo được phân công dạy các lớp học này cũng phải vất vả hơn vì phải vừa phải soạn giáo án PowerPoint để kết hợp truyền cho học sinh học trực tuyến. Hơn nữa, không mấy giáo viên muốn mình đang bị camera ghi hình qua mỗi tiết dạy trên lớp.
Nhưng, điều đáng bàn ở đây là những học sinh không đến trường cũng rất khó để học tập, ghi chép vì khi ghi hình lớp học và truyền qua link cho học trò thì hình ảnh sẽ không rõ phần ghi chép của thầy cô ở trên bảng.
Đặc biệt, mỗi khi học sinh trong lớp trao đổi, thảo luận bài vở hoặc một vài em mà nói chuyện thì mic sẽ hút âm thanh trong lớp học nên phía bên học trực tuyến sẽ khó nghe được lời giảng của thầy cô đang giảng dạy ở lớp học trực tiếp.
Vừa dạy trực tiếp, vừa truyền trực tuyến sẽ không khả thi
Hiện nay, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam đã tạm thời lắng xuống, số ca nhiễm giảm mạnh trong khoảng vài tháng nay. Hơn nữa, chủ trương cho học sinh đến trường học tập trực tiếp không chỉ là kế hoạch của nhà trường mà đó là chủ trương của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố...
Vẫn biết, sự lo lắng của phụ huynh đối với con em mình khi đến trường là lẽ thường tình vì mỗi gia đình chỉ có 1-2 đứa con. Song, trước khi các cơ quan chức năng ở địa phương có chủ trương cho học sinh trở lại trường học tập trực tiếp thì tất nhiên đã nghiên cứu, thăm dò ý kiến rất kỹ lưỡng.
Hơn nữa, hiện nay tất cả đã bình thường trong tình hình mới, người lớn đã đi làm, các cơ quan, các khu công nghiệp đã mở cửa, đường phố đi lại bình thường thì không có lí do gì để trường học không bình thường.
Nhất là học sinh từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine đầu đủ thì cần phải đến trường chứ không thể ở nhà học trực tuyến mãi được. Bởi, Bộ và các Sở đã có chủ trương tới đây đến học sinh từ mầm non, tiểu học cũng đến trường học tập trực tiếp thì những em đã tiêm vaccine lẽ nào lại không đến trường.
Thực ra, tâm lý lo lắng, e dè của một bộ phận học sinh không phải là không có lí do khi mà tình hình dịch bệnh vẫn đang có những diễn biến khó lường nhưng cả khối, cả trường đến học trực tiếp mà một vài phụ huynh vẫn chưa dám cho con em mình đến trường thì cũng là một bất cập rất lớn.
Việc dạy và học là kế hoạch chung của các nhà trường. Vì thế, nếu như trước đây cả trường đều thực hiện hình thức dạy và học trực tuyến thì giáo viên sẽ đầu tư cho một hình thức dạy học này mà thôi.
Khi nhà trường đã chuyển sang dạy trực tiếp thì tất nhiên là giáo viên sẽ chuyên tâm cho lớp trực tiếp của mình vì thầy cô phải đầu tư nhiều hơn cho số đông chứ không thể hướng vào một vài em học trực tuyến được.
Nếu như những học sinh mà không may là F0 thì nó lại là lẽ khác, nhà trường sẽ bố trí giáo viên dạy riêng vì đó là trường hợp bất khả kháng còn khi học sinh bình thường mà không đến trường học trực tiếp thì rất khó để nhà trường bố trí riêng giáo viên giảng dạy cho những học sinh này.
Chính vì thế, phụ huynh cần cho con em mình đến trường, nhất là những học sinh từ lớp 7 trở lên, các em đã được tiêm 2 mũi vaccine nên đã đủ điều kiện để trở lại trường học học tập bình thường như tất cả các bạn bè cùng trang lứa với mình.
Đừng tách con em mình ở một môi trường riêng lẻ vì điều này không hẳn là tốt cho học trò mà nó còn tạo ra nhiều áp lực cho thầy cô giáo ở các nhà trường. Hơn nữa, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh phía Nam đã được kiểm soát khá tốt trong thời gian gần đây thì chẳng có lý do gì mà phụ huynh lại không cho con em mình đến trường học trực tiếp.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Nhà trường thu tiền của phụ huynh để trả công cho giáo viên: Đúng hay sai? Trường Phổ thông dân tộc bán trú - THCS (PTDTBT - THCS) thị trấn Sơn Lư, huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) đã tự ý thu tiền của phụ huynh, để trả công cho giáo viên dạy hợp đồng. Trường PTDTBT - THCS Sơn Lư (Quan Sơn, Thanh Hóa). Phụ huynh băn khoăn nhiều khoản thu Theo phản ánh của nhiều phụ...