Không có người thầy, ta sẽ ‘đuối’ trong bể thông tin nhưng vẫn ‘đói’ về tri thức

Theo dõi VGT trên

Trong bối cảnh CMCN 4.0, nếu không có những người thầy, chúng ta sẽ đuối trong bể thông tin của thời đại số nhưng vẫn đói về tri thức.

Vì vậy, xã hội vẫn cần sự tôn sư trọng đạo, trân trọng người thầy và dành cho họ những vị thế xứng đáng.

Không có người thầy, ta sẽ đuối trong bể thông tin nhưng vẫn đói về tri thức - Hình 1

PGS. TS. Trần Thành Nam nêu quan điểm, người thầy trong xã hội hiện nay phải thực hiện nhiều vai hơn.

Người thầy phải thực hiện nhiều vai hơn

Những ngày qua, dư luận có những ý kiến trái chiều liên quan đến khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy trong thời đại mới thì chữ “lễ” nên được hiểu thế nào cho đúng?

Trong một thời gian dài, các nhà khoa học giáo dục đã nghiên cứu và công bố rất nhiều công trình có giá trị. Chỉ có điều, những công bố đó được viết bằng ngôn ngữ chuyên ngành rất khó hiểu.

Điều này khiến cho những kết quả nghiên cứu không được hiểu và áp dụng trong cuộc sống thực.

Mỗi nhà khoa học lại tự diễn giải khái niệm của mình theo cách riêng, gây ra nhiều tranh luận không cần thiết từ việc hiểu khái niệm của nhau không đúng, gây ra lãng phí rất lớn.

Vì thế, tôi cho rằng, khi đề xuất với cộng đồng, các nhà khoa học cần dùng khái niệm dung dị, theo cách hiểu chung của cộng đồng trí thức nói chung.

Theo cách hiểu của cộng đồng thì “lễ” ở đây là đạo đức, là cách đối nhân xử thế làm người, là các giá trị sống phổ quát của nhân loại, còn “văn” ở đây là “tài”, là dạy chữ, là các kỹ năng để hội nhập cuộc sống.

Mặc dù khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” có từ thời phong kiến nhưng giá trị và sự đúng đắn của nó vẫn đúng. Trong thời đại hiện nay, chúng ta chỉ cần hiện đại hóa nội hàm của nó, không cần thiết phải phủ nhận sạch trơn.

Thực ra, khi theo dõi cuộc tranh luận giữa các bên về việc bỏ hay không bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường phổ thông, tôi phát hiện hai vấn đề thú vị.

Video đang HOT

Nhiều người ủng hộ xóa bỏ khẩu hiệu này vì muốn giải phóng tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo của người học nhưng bản thân họ lại là người giữ “lễ” nghiêm cẩn nhất.

Họ ủng hộ quan điểm này chẳng qua vì những người “thầy” của họ ủng hộ. Đó là những người thầy có uy tín khoa học, mang tầm ảnh hưởng quốc gia nên họ tin thầy nói là phải, là đúng.

Tất nhiên, cũng có những người rất ủng hộ việc xóa bỏ khẩu hiệu này để khai phóng sức sáng tạo cho học trò. Tuy nhiên, họ vẫn không cảm thấy thoải mái từ bỏ vị trí độc tôn về tri thức trong nhà trường của mình.

Các thầy không thể thoải mái thừa nhận mình cũng có lúc sai, cũng có những lúc hạn chế về mặt nhận thức và chưa chấp nhận được, đôi lúc mình chính là nguyên nhân của vấn đề. Họ chưa cởi mở tiếp thu những ý kiến khác mình, coi những quan điểm phản biện trái chiều của học trò là tích cực.

Thứ hai, tôi thấy một số thành viên ủng hộ việc xóa bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ – hậu học văn” chỉ vì hiện nay giáo dục nên tập trung vào người học, vai trò của người thầy không còn là trung tâm nữa. Quan điểm này lại càng sai lầm, bởi người thầy trong xã hội hiện nay phải thực hiện nhiều vai hơn.

Không chỉ là người truyền tải nội dung tri thức mà còn là người định hướng dẫn dắt, là người truyền cảm hứng, người gieo khát vọng cho học trò.

Mặc dù không còn nắm giữ vị trí bề trên với quyền lực như vua – tôi, cha – con (Quân – Sư – Phụ) mà thầy trở thành huấn luyện viên của học trò. Nhưng xin nhớ, các vận động viên sẽ chẳng thể nào giành được huy chương vàng nếu thiếu huấn luyện viên.

Trong bối cảnh CMCN 4.0, nếu không có những người thầy, chúng ta sẽ “chế.t đuố.i” trong bể thông tin của thời đại số nhưng vẫn “chế.t đói” về tri thức.

Vì vậy, xã hội vẫn cần sự “tôn sư trọng đạo”, trân trọng người thầy và dành cho họ những vị thế xứng đáng.

“Tiên học lễ…” là nền tảng để con người tiến tới sự hoàn thiện

Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” chính là nền tảng để con người tiến tới sự hoàn thiện. Nhưng chữ “Lễ” thì có gì mâu thuẫn với những khẩu hiệu mới đây của ngành giáo dục như “Trường học thân thiện, học sinh sáng tạo” hay “Trường học hạnh phúc” hay không?

Tôi có được may mắn đồng hành với Công đoàn Giáo dục Việt Nam biên soạn tài liệu về mô hình trường học hạnh phúc. Trong đó, khái niệm trường học hạnh phúc được định nghĩa là nơi học sinh, giáo viên và cán bộ nhân viên cảm thấy được yêu thương, được an toàn, được tôn trọng, được hiểu và được cảm thấy có giá trị.

Nền tảng để tạo ra những giá trị đó là chuẩn mực lời ăn, tiếng nói, thái độ, hành vi của các bên.

Một quan điểm khác, UNESCO đã định nghĩa: Trường học hạnh phúc là nơi có quan hệ con người tích cực, có phương pháp dạy và học phù hợp, có môi trường học tập an toàn và thân thiện.

Hay khác đi, trường học hạnh phúc là nơi thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp, dạy ra dạy, học ra học. Mỗi người cư xử theo các chuẩn mực, theo đúng vai trò của mình, với thái độ tôn trọng và lễ độ, lịch sự. Đó chẳng phải là “lễ” hay sao?

Vì những lý do đó, những chủ trương lớn của ngành giáo dục như xây dựng trường học hạnh phúc, xây dựng trường học an toàn không có mâu thuẫn và phủ định giá trị của “Tiên học lễ, hậu học văn”, thậm chí còn lấy nó làm căn cốt để xây dựng. Vậy việc khai mở tư duy phản biện cũng như khuyến khích sự sáng tạo phải bắt đầu từ đâu?

Để thúc đẩy được tư duy phản biện và văn hóa sáng tạo thì thầy trò đều cần phải có một tư duy mở. Cần phải ý thức được trong bối cảnh hiện tại, tri thức nhân loại sáng tạo ra luôn luôn vượt quá khả năng tiếp nhận và xử lý của từng cá nhân. Vậy nên, mỗi người phải tự ý thức rằng bản thân mình luôn có những hạn chế về mặt nhận thức.

Từ đó, xây dựng một thái độ sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến, kể cả ý kiến phê bình. Cá nhân cần chấp nhận rủi ro để kêu gọi cộng đồng tham gia ý kiến cho những luận điểm của mình và tin tưởng rằng những phản hồi của người khác về cơ bản là tích cực.

Để khuyến khích sự sáng tạo, cần xây dựng ở cá nhân thái độ coi thất bại là một cơ hội để học hỏi và phát triển, một tinh thần luôn muốn thử nghiệm cái mới vì không bằng lòng với những thứ hiện đang có.

Chúng ta đã nhận ra trong một thời gian dài, việc dạy người chưa được cân đối với việc dạy chữ. Để tạo ra được những công dân toàn cầu thành công trong xã hội nghề nghiệp của thế kỷ XXI, từng học sinh cần tự ý thức về trách nhiệm làm chủ của mình trong việc lan tỏa các giá trị văn hóa, bản sắc của dân tộc hội nhập với thế giới.

Vì vậy, vai trò giáo dục đạo đức, lễ nghĩa lại càng trở nên quan trọng, là trách nhiệm của cả hệ sinh thái bao quanh đứ.a tr.ẻ từ nhà trường, gia đình đến xã hội.

Việc giáo dục đạo đức, lễ nghĩa sẽ cần phải thông qua nhân cách của người thầy nên chúng ta sẽ cần nhiều tấm gương thực sự gần gũi để chuyển hóa toàn diện nhận thức đạo đức, thái độ tình cảm, đạo đức và xây dựng hành vi, thói quen hành xử theo các chuẩn mực lễ nghĩa.

Trong 4 trụ cột giáo dục theo quan niệm của UNESCO (gồm học để biết, học để làm, học để làm người và học để chung sống), giáo dục “Lễ” giúp chúng ta đạt được 2 mục tiêu cao hơn trong 4 trụ cột. Đó là “học để làm người” và “học để chung sống”.

Tôi cho rằng, điều quan trọng không phải là hạ xuống khẩu hiệu vật lý; không phải xóa bỏ nó trong đầu óc của các thế hệ học trò, mà chỉ cần thay đổi quan điểm “trung tâm trí thức”, “thầy luôn đúng” ở những người thầy.

Khẩu hiệu nào cho chúng ta?

Tranh luận việc bỏ hay không một khẩu hiệu liệu có cần thiết? Bởi để thổi luồng gió của sáng tạo, khích lệ tư duy phản biện, thay đổi cách dạy học tiếp cận phẩm chất năng lực người học trong các nhà trường, đâu chỉ đơn giản là bỏ một khẩu hiệu.

"Tiên học lễ, hậu học văn" là câu nói xuất phát thời Phong kiến. Ở đó, chữ "lễ" để chỉ phẩm chất theo chuẩn mực của Nho giáo bao gồm "Trung-Hiếu-Tiết-Nghĩa", dưới góc nhìn hiện đại, chuẩn mực đó được hiểu như sự phục tùng.

Tuy nhiên, một câu nói cổ xưa đi vào đời sống của từng cộng đồng và cao hơn, từng thời đại, nó cũng sẽ được bổ sung hoặc thay đổi phần nào theo nét nghĩa mới, được đa số người thuộc cộng đồng, thời đại đó chấp nhận với cùng cách hiểu và cách sử dụng.

Khẩu hiệu nào cho chúng ta? - Hình 1

Chữ "lễ" trong câu "Tiên học lễ, hậu học văn" lâu nay được đa số chúng ta sử dụng đều với nghĩa là đạo đức, là lối sống và phông văn hóa, chứ ít ai hiểu theo nghĩa phục tùng. "Lễ" mang tính biểu trưng cho đạo đức nói chung chứ không còn cụ thể là tinh thần "Trung-Hiếu-Tiết-Nghĩa" thời Phong kiến.

Bởi vậy, có thể hiểu tại sao xã hội lại bức xúc khi có đề xuất bỏ câu nói có tính khẩu hiệu này trong các nhà trường, đặc biệt là trong bối cảnh xuống cấp về đạo đức như con cái hỗn láo với cha mẹ, học trò hỗn hào với thầy cô, tình trạng bạo lực học đường, bạo lực xã hội gia tăng, trường học nặng về dạy kiến thức mà nhẹ về dạy làm người.

"Lễ" nếu hiểu là văn hóa ứng xử thì phương Tây cũng có "lễ". Nhưng lễ của phương Tây khác với phương Đông, khác với các nước ảnh hưởng bởi Khổng giáo và đương nhiên là khác với Việt Nam.

Gặp người phương Tây, không nên hỏi về thu nhập, lương bổng, càng không nên hỏi về đời tư và nhất là không nên hỏi tuổ.i với phụ nữ. Bởi theo cái "lễ" của họ thì thế là không lịch sự, không phải phép.

Còn chúng ta, lễ là đi có hỏi về có chào, kính trên nhường dưới, là quan tâm, thăm hỏi nhau dù đôi lúc những hỏi han riêng tư cũng làm ta khó xử...

Nếu coi "lễ" như phẩm giá, đạo đức thì có những chuẩn mực chung mang tính phổ quát nhân loại, phương Đông cũng như phương Tây, ví dụ như lòng trắc ẩn, nhân ái, bao dung, là tính trung thực, thẳng thắn, lòng tự trọng...

Nếu hiểu chữ "lễ" như thế thì chẳng cần gọi tên nó là "lễ" chúng ta cũng đâu có thể từ bỏ. Bởi ở xã hội nào, các giá trị phổ quát chung cũng cần phải được trao truyền, bồi đắp, dạy dỗ bằng cả 3 chân kiềng: gia đình, nhà trường và xã hội.

Nhưng nếu nhìn chữ "lễ" với cách ít người hiểu hơn là sự phục tùng, thì liệu có vì bỏ một câu nói mà thay đổi được cả triết lý giáo dục, thay đổi tư duy của cả hệ thống?

Có lẽ là chưa đủ. Bởi để thổi luồng gió của sáng tạo, khích lệ tư duy phản biện và thay đổi cách dạy học theo hướng tiếp cận phẩm chất năng lực người học trong các nhà trường như điều chúng ta đang mong muốn và đang bắt tay vào làm thì đâu chỉ đơn giản là việc bỏ một khẩu hiệu. Cho dù trong nhiều trường hợp, khẩu hiệu cũng có tác dụng định hướng rất lớn.

Theo tôi, những tranh luận về việc bỏ hay không bỏ một câu khẩu hiệu, nếu nhìn ở mặt tích cực, nó cũng cho thấy tất cả chúng ta đang có sự đồng thuận về khát vọng giống nhau. Khát vọng có môi trường giáo dục dân chủ, khát vọng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục để có những thế hệ học sinh mới có được những phẩm chất và năng lực làm cho cuộc sống của chính các em và của cả xã hội Việt Nam tốt đẹp hơn.

Vậy thì, điều rất cần lúc này, "khẩu hiệu" rất cần lúc này là chúng ta phải làm gì và có thể đóng góp gì cho việc thực hiện khát vọng chung đó. Đấy mới chính là điều nên được tranh luận nhiều hơn. Bởi nếu quá sa đà vào một câu khẩu hiệu, tranh luận sẽ không còn là phản biện tích cực mà sẽ là phê phán cá nhân, không có ích lợi gì cho một đích đến mà chúng ta cùng hướng tới./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới

Thế giới

18:32:59 02/10/2024
Theo chính phủ Thụy Sĩ, ngay sau khi cả hai bên ký kết, thỏa thuận sẽ được công bố và thông tin chi tiết về biên giới mới sẽ được công khai.

Hai cựu hiệu trưởng và thuộc cấp chi sai, hạch toán ngoài sổ sách cả trăm tỷ đồng

Pháp luật

18:31:02 02/10/2024
Ngày 2/10, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất cáo trạng truy tố 8 bị can là cựu lãnh đạo và nhân viên Trường Đại học Đồng Nai về tội tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ...

Hoa hậu Quế Anh đăng tâm thư trước thềm dự thi Miss Grand International 2024

Sao việt

17:45:47 02/10/2024
Trên trang cá nhân mới đây, Hoa hậu Quế Anh đã đăng tải bức tâm thư ngay trước thêm tham dự đấu trường nhan sắc Miss Grand International 2024.

Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên

Netizen

17:44:50 02/10/2024
Sau khi được trả tự do, bà Phương Hằng liên tục có nhiều động thái thu hút sự chú ý. Trong đó có việc ủng hộ tiề.n tỷ cho vùng bão lũ và tuyên bố từ nay về sau sẽ không livestream.

Nhận miễn phí tựa game có giá gần 300.000 VND trên Steam, thời gian chỉ kéo dài 24 tiếng

Mọt game

17:38:27 02/10/2024
Không giống như Epic Games Store với những ưu đãi miễn phí định kỳ mỗi tuần, Steam thường xuyên mang tới những bất ngờ thú vị tới với người chơi.

Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?

Sao âu mỹ

17:19:26 02/10/2024
Những ngày này, vụ việc của Diddy đang là tâm điểm của mọi sự chú ý, cũng là sự kiện gây chấn động nhất trong năm 2024. Nhiều người bàng hoàng tự hỏi tại sao những vụ việc kinh hoàng này đến bây giờ mới bị đưa ra ánh sáng.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 3/10/2024: Tuổ.i Sửu và Tỵ có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

16:49:30 02/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 3/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Sửu và Tỵ

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị

Ẩm thực

16:43:42 02/10/2024
Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị. Đảm bảo bữa ăn hợp mùa thu này ai cũng sẽ thích thú khi thưởng thức.

Trang phục linen là điểm nhấn riêng cho phong cách mùa thu

Thời trang

16:35:49 02/10/2024
Hướng đến những ngày làm việc kéo dài trong môi trường công sở, những bộ trang phục linen thông dụng như sơ mi linen, váy linen dáng suông thoải mái và thanh lịch trở thành ưu tiên hàng đầu của quý cô.

Nữ tân binh tung album đầu tay, tài năng thế nào mà khiến Trang Pháp "cảm thấy may mắn"?

Nhạc việt

16:29:45 02/10/2024
Ngày 1/10, nữ tân binh Vpop Vy Vy tổ chức họp báo giới thiệu album đầu tay mang tên Buộc Vào Cơn Gió. Vy Vy tên thật là Đỗ Phương Vy, từng gây ấn tượng qua chương trình Big Song Big Deal năm 2022.