Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới
Một phần biên giới giữa Italy và Thụy Sĩ sẽ được vẽ lại do các sông băng đán.h dấu ranh giới hai quốc gia tan chảy.
Đỉnh Matterhorn tại dãy Alps. Ảnh: Getty Images
Hai quốc gia láng giềng đã nhất trí thay đổi biên giới dưới Đỉnh Matterhorn, một trong những đỉnh núi cao nhất ở dãy Alps. Trong khi ranh giới quốc gia thường được coi là cố định, thì phần lớn biên giới Thụy Sĩ – Italy được phân định bởi sông băng và cánh đồng tuyết. Chính phủ Thụy Sĩ vào ngày 27/9 nhấn mạnh: “Với sự tan chảy của sông băng, các yếu tố tự nhiên này sẽ thay đổi và xác định lại biên giới quốc gia”.
Kênh CNN (Mỹ) đưa tin, Thụy Sĩ và Italy vốn đã nhất trí về các thay đổi biên giới vào năm 2023 và chính phủ Thụy Sĩ chính thức phê duyệt việc điều chỉnh vào ngày 27/9. Quá trình phê duyệt đang được tiến hành tại Italy.
Video đang HOT
Theo chính phủ Thụy Sĩ, ngay sau khi cả hai bên ký kết, thỏa thuận sẽ được công bố và thông tin chi tiết về biên giới mới sẽ được công khai.
Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới và tác động của nó lên các sông băng là rất lớn. Tính riêng ở Thụy Sĩ, sông băng đang tan chảy với tốc độ đáng báo động. Các sông băng của quốc gia này đã mất 4% thể tích vào năm 2023, chỉ đứng sau mức kỷ lục là 6% vào năm 2022. Ông Matthias Huss, nhà nghiên cứu về sông băng tại trường đại học ETH Zrich (Thụy Sĩ) nhận định xu hướng giảm này không có dấu hiệu kết thúc.
Một nửa số sông băng trên thế giới có thể biến mất vào năm 2100. Nó đang gây ra một loạt tác động, dẫn đến rủi ro lở đất và băng sụp đổ nguy hiểm. Năm 2022, 11 người đã thiệ.t mạn.g khi một sông băng sụp đổ ở dãy núi Alps của Italy.
Biến động tại các sông băng cũng tác động đến việc cung cấp nước ngọt, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nước trong các đợt nắng nóng.
Ông Huss đán.h giá sự dịch chuyển biên giới quốc gia “là một tác dụng phụ nhỏ” của việc các sông băng tan chảy. Nhưng nó phản ánh tác động trực tiếp đến bản đồ thế giới, điều đó khiến những thay đổi to lớn của một thế giới nóng lên trở nên rõ ràng hơn.
Thụy Sĩ từ chối tiếp nhận người di cư từ đảo Lampedusa (Italy)
Ngày 24/9, truyền thông Thụy Sĩ đưa tin nhà chức trách nước này đã quyết định tăng cường kiểm soát biên giới với Italy và từ chối tiếp nhận người di cư từ đảo Lampedusa.
Người di cư trên đảo Lampedusa, Italy ngày 16/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong tuần qua, có 11.000 người di cư không giấy tờ đã đến Lampedusa, hòn đảo ở cực Nam của Italy. Con số này cao gần gấp đôi dân số trên đảo. Người đứng đầu chính quyền đảo Lampedusa, ông Filippo Mannino nhấn mạnh tình hình trên đảo đã gần tới mức giới hạn. Nhà chức trách đang triển khai các bước nhằm ngăn ngừa khủng hoảng người di cư.
Giới chức Italy đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có biện pháp khẩn cấp ứng phó với tình hình, đồng thời đề nghị cách tiếp cận mang tính đoàn kết trong việc tiếp nhận và phân phối người tị nạn ở cấp độ EU.
Báo Tages-Anzeiger dẫn nguồn Văn phòng Hải quan và An ninh biên giới liên bang cho biết trước tình hình này, Chính phủ Thụy Sĩ đã quyết định siết chặt an ninh tại cửa khẩu Ticino, theo đó tăng cường nhân lực từ khu vực nói tiếng Đức này do lượng người di cư trái phép ngày càng tăng. Theo báo này, ngày 22/9 vừa qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đề nghị Thụy Sĩ tiếp nhận người di cư từ đảo Lampedusa, song nước này đã từ chối và nêu rõ vấn đề này hiện không nằm trong kế hoạch.
Đảo Lampedusa nằm giữa Tunisia, Malta và đảo Sicily của Italy. Đây là thành phố cảng đầu tiên người di cư vượt biển tìm đến để vào EU. Vấn đề người di cư đã trở thành thách thức lớn đối với chính quyền Italy. Tháng 7 vừa qua, Tunisia và EU đã ký hiệp ước giúp ngăn chặn dòng người di cư, song chưa đem lại kết quả đáng kể.
Cảnh báo thảm họa cho các sông băng ở Thụy Sĩ Các sông băng ở Thụy Sĩ đã tan với tốc độ trên trung bình trong năm 2024, trong bối cảnh mùa hè nóng gay gắt làm tan chảy lượng tuyết lớn. Đây là đán.h giá của cơ quan giám sát GLAMOS công bố ngày 1/10. Các vết nứt trên sông băng Pers được chụp trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tại Pontresina,...