Không chủ quan với bệnh viêm gan siêu vi
Viêm gan siêu vi là một loại bệnh lý ở gan do siêu vi (virus) gây ra. Bệnh này có nhiều loại và được gọi theo các chữ cái là viêm gan A, B, C, D, E.
Trong đó, các bệnh viêm gan A, B và C là thường gặp nhất. bệnh thường tiến triển âm thầm, đến khi phát hiện ra thì đã muộn…
Tác nhân gây bệnh
Người ta ví gan như một nhà máy hóa chất thu nhỏ trong cơ thể con người. Thông thường, các bộ phận trong cơ thể đều có hệ thống thần kinh cảm giác, nhưng riêng gan thì không. Đó là lý do giải thích tại sao khi mắc bệnh ở gan, cảm giác ban đầu thường mơ hồ và lạc hướng…
Gan có thể bị viêm bởi nhiều tác nhân khác nhau, như virus, vi khuẩn, rượu, thuốc men chữa bệnh, hóa chất, viêm gan tự miễn hoặc viêm gan do u hạt. Trong các loại bệnh về gan thì viêm gan siêu vi (viral hepatitis) là loại thường gặp nhất và trong một số trường hợp, bệnh để lại hậu quả nặng nề cho bản thân, gia đình và xã hội.
Tên bệnh gọi là viêm gan siêu vi đã nêu đích danh tác nhân gây bệnh là… siêu vi (virus). Tùy đặc điểm, tính chất của chủng virus gây bệnh mà các nhà chuyên môn chia ra 5 loại viêm gan siêu vi: A, B, C, D và E.
Đường lây, biểu hiện và phòng ngừa
Viêm gan siêu vi là loại bệnh truyền nhiễm, vì khả năng lây lan trong cộng đồng rất cao. Đường lây truyền tùy thuộc vào đặc điểm sinh học của chủng virus gây bệnh viêm gan siêu vi loại nào. Các trường hợp viêm gan siêu vi đều được chẩn đoán xác định nhờ xét nghiệm máu.
Viêm gan A: Lây theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp, vì mầm bệnh virus xuất hiện trong nước bọt, nước tiểu, mồ hôi và nhất là trong phân người bệnh.
Vi rus viêm gan B.
Video đang HOT
Tuy dễ lây, nhưng điều may mắn, viêm gan A là loại viêm gan “hiền lành”, vì thường không gây ra biểu hiện nào, hoặc chỉ đau mơ hồ vùng sườn bên phải, khu vực tương ứng với vị trí của gan trong giai đoạn gan bị “sưng” do viêm cấp tính. Không có điều trị gì bệnh cũng tự nhiên biến mất và cũng không để lại các biến chứng lâu dài.
Đa số trường hợp, bệnh được phát hiện “tình cờ” nhờ xét nghiệm máu.
Phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vắc xin. Ăn uống hợp vệ sinh, vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và tránh tiếp xúc quá gần giũ với người bệnh viêm gan siêu vi đang siều trị.
Viêm gan B: Đây là loại viêm gan siêu vi thường gặp nhất và cũng để lại hậu quả nặng nề nhất. Bệnh lây chủ yếu qua đường máu, tiêm truyền không an toàn, các vết trầy xước quan hệ tính dục hoặc lây qua đường từ mẹ sang con trong quá trình mang thai và sinh nở.
Bệnh không lây qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung với người bệnh. Thời gian ủ bệnh thay đổi từ 30 – 180 ngày.
Đa số người bị nhiễm virus viêm gan B không thấy có biểu hiện gì. Nhờ tính miễn dịch của cơ thể mà có đến 90% người khoẻ mạnh loại trừ hẳn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể.
Số còn lại không có khả năng tạo kháng thể chống lại virus viêm gan B nên bị nhiễm kinh niên (gọi là viêm gan mạn tính – xét nghiệm máu thấy virus tồn tại lâu hơn 6 tháng). Ở những người này, virus có thể tồn tại trong máu và trong gan họ suốt đời. Đây chính là nguồn lây lan trong cộng đồng.
Tuy nhiên, nhiều người trong số họ vẫn sống vui, sống khoẻ như những người bình thường khác. Những người này cần được thăm khám chuyên khoa và xét nghiệm ít nhất mỗi năm một lần để giảm thiểu nguy cơ xơ gan hoặc ung thư gan.
Diễn biến của bệnh viêm gan siêu vi B rất đa dạng. Từ các triệu chứng chung chung, mơ hồ, nhiều khi giống một trường hợp mắc bệnh cảm cúm thông thường đến các trường hợp viêm gan cấp tính vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng đậm phải nhập viện khám và điều trị.
Bệnh để lại các hậu quả nặng nề như chuyển thành viêm gan mạn, xơ gan hoặc ung thư gan. Bệnh viêm gan B là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan ở người châu Á.
Có nhiều loại thuốc để điều trị viêm gan siêu vi B, như Lamivudine, Adefovir, Interferon… Tuy nhiên, thuốc dùng chỉ có khả năng hạn chế sự tàn phá của virus mà không có khả năng loại bỏ chúng hoàn toàn. Người bệnh cũng phải dũng cảm nói lời chia tay với bia rượu. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ số tế bào gan còn lại làm việc cho đến cuối đời.
Phòng bệnh bằng cách tiêm vắcxin đủ liều 3 mũi. Thực hiện an toàn trong tiêm truyền. Hiện rất nhiều người ý thức đến việc tiêm phòng vắcxin phòng bệnh viêm gan siêu vi B.
Viêm gan C: Đường lây truyền và biểu hiện cũng giống như bệnh viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, hậu quả của bệnh viêm gan siêu vi C thường không nặng nề như viêm gan siêu vi B, mặc dù viêm gan siêu vi C cũng có thể gây ra viêm gan mạn tính và dẫn đến xơ gan.
Bệnh được xác định bằng xét nghiệm máu. Các loại thuốc điều trị viêm gan C như Ribavarin, Zadaxin, Interferon… Thực hiện phòng bệnh như viêm gan siêu vi B. Tuy nhiên, chưa có vaccine đặc hiệu để chủng ngừa cho bệnh viêm gan này.
Nguyên tắc ăn uống
Để có một lá gan khỏe mạnh, nhất là ở những người từng có bệnh lý ở gan, tốt nhất không nên sử dụng những thức uống có cồn dưới mọi hình thức. Nên uống nhiều nước trái cây nhất là cam, chanh…
Ăn nhiều rau quả để cung cấp đủ các vitamine và các chất khoáng cho cơ thể. Thịt, cá, trứng, sữa là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để phục hồi sức khỏe và tái tạo tế bào gạn bị tổn thương.
Thuốc dùng cho người bị viêm gan cần theo sự chỉ định của bác sĩ, vì đó là hóa chất có khả năng gây hại thêm cho các tế bào gan đang bị tổn thương. Định kỳ 3 hoặc 6 tháng người bệnh nên xét nghiệm kiểm tra chức năng gan và siêu âm phát hiện sớm các biến chứng để kịp thời điều trị.
Vaccine phòng thủy đậu cho trẻ em, người lớn
Vaccine Varivax, Varilrix, Varicella có thể tiêm cho trẻ em, người lớn với phác đồ hai mũi để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu.
Thủy đậu (trái rạ) do virus varicella zoster (VZV) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ em. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp lúc tiếp xúc với nước bọt, dịch họng khi người bệnh ho, hắt hơi; có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân.
Các bác sĩ khuyến cáo trẻ em và người lớn nên chủ động tiêm vaccine phòng bệnh truyền nhiễm này. Vaccine thủy đậu là vaccine sống giảm độc lực chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên tiêm phòng thủy đậu trước khi có thai ít nhất ba tháng.
Vaccine Varivax
Varivax là loại vaccine sống, giảm độc lực (chế phẩm đông khô của chủng Oka/Merck của virus thủy đậu), được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Vaccine do Mỹ sản xuất.
Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi gồm 2 mũi. Mũi một lần tiêm đầu tiên; khuyến cáo tiêm mũi 2 cách mũi một ít nhất 3 tháng.
Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn gồm 2 mũi. Mũi một lần tiêm đầu tiên. Mũi 2 cách mũi một ít nhất một tháng. Liều dùng cho trẻ em, người lớn 0,5 ml; tiêm dưới da.
Vaccine Varivax với lịch tiêm 2 mũi cho trẻ em, người lớn.
Vaccine Varicella
Varicella do Hàn Quốc sản xuất, là vaccine dạng đông khô của virus thủy đậu (varicella zoster) sống giảm độc lực. Sau khi pha với nước hồi chỉnh, tạo thành dung dịch trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt.
Varicella được chỉ định phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Lịch tiêm vaccine Varicella cho trẻ em, người lớn giống với lịch tiêm vaccine Varivax.
Vaccine Varilrix
Varilrix là vaccine đông khô sản xuất tà chủng Oka sống giảm độc lực của virus varicella-zoster bằng phương pháp nhân đôi virus trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC-5 của người. Vaccine giúp tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 9 tháng trở lên và người lớn. Vaccine do Bỉ sản xuất, mỗi liều dùng 0,5 ml.
Lịch tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi gồm 2 mũi. Mũi một lần tiêm đầu tiên. Khuyến cáo mũi 2 cách mũi một ít nhất 6 tuần (không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào).
Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn gồm 2 mũi. Mũi một lần tiêm đầu tiên. Mũi 2 cách mũi một ít nhất 6 tuần (không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào). Người đã được tiêm một mũi Varilrix trước đó có thể tiêm một mũi vacine có chứa thủy đậu khác.
Vaccine thủy đậu sau khi đưa vào cơ thể cần một đến hai tuần để phát huy tác dụng. Phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch ít nhất một tháng. Bệnh thủy đậu thường xuất hiện ở nước ta vào tháng 2-6 hàng năm.
Vaccine thủy đậu chưa có trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Người lớn, trẻ em có thể tiêm các loại vaccine này theo hình thức dịch vụ.
Gắp sợi kim loại nằm 3 tháng trong cổ bệnh nhi 8 tháng tuổi Bé gái 8 tháng tuổi đã bị một sợi kim loại găm trong cổ suốt 3 tháng, vừa được các y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa phẫu thuật thành công. Sợi inox dài 2cm găm trong cổ bé gái suốt 3 tháng đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa phẫu thuật thành công. Ảnh: Bác sĩ Đàm Thị...