Không chặn đứng bành trướng Biển Đông, Trung Quốc sẽ đánh chiếm số còn lại
Nếu để Trung Quốc triển khai quân và chiếm nốt phần (đảo, đá) còn lại trên Biên Đông thì Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với tình thế không thể đảo ngược.
Nga đơn phương muốn tập trận chung ở Biển Đông, Trung Quốc không lên tiếngTrung Quốc xây thêm 360 ha đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông trong tháng 6Tổng thống Hàn không muốn dự duyệt binh vì Trung Quốc bành trướng Biển Đông
Lính Trung Quốc, hình minh họa.
Tiến sĩ Marvin C. Ott từ Đại học Johns Hopkins ngày 24/8 bình luận trên The National Interest, Biển Đông là một đấu trường chiến lược phát triển nhanh chóng và ngày càng nguy hiểm. Việc Trung Quốc theo đuổi yêu sách (vô lý, phi pháp) chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông đã được hỗ trợ bởi sự tích tụ sức mạnh quân sự – hàng hải nhanh chóng và một loạt hành động chiếm đoạt ( xâm lược) đất đai táo bạo.
Bắc Kinh đã gây “ấn tượng mạnh” trong những tháng qua bằng thủ đoạn bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp). Các tính năng, tiện ích quân sự hầu như không cần ngụy trang, đường băng quân sự và trạm radar trên đá Chữ Thập (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, bị Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988 đến nay) là một ví dụ.
Phản ứng của các bên yêu sách ở Đông Nam Á cũng đã thay đổi với những báo động, sợ hãi, giận dữ, thách thức. Nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh xem Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines như trở ngại nghiêm trọng cho tiến trình bành trướng, độc chiếm Biển Đông trong tầm trung và dài hạn. Quốc gia duy nhất được xem như có khả năng ngăn chặn hành động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông là Mỹ.
Bắc Kinh đang ra sức tuyên truyền (xuyên tạc) rằng việc Washington duy trì sự hiện diện quân sự ở Biển Đông là “khiêu khích, gây bất ổn và bất hợp pháp”. Thậm chí một giáo sư Trung Quốc đã phát biểu tại một cuộc họp gần đây tại Washington và hùng hổ gọi Mỹ là “ông trùm xã hội đen ở Biển Đông”?!
Người Trung Quốc đang thúc đẩy các sự kiện và đẩy Mỹ vào chỗ phải lựa chọn: Ngầm bằng lòng với yêu sách (vô lý, phi pháp) của Bắc Kinh ở Biển Đông để duy trì sự hài hòa quan hệ Trung – Mỹ; hoặc thách thức tham vọng bành trướng của Bắc Kinh và nguy cơ Mỹ phải đối mặt với cái giá rất lớn. Tuy nhiên việc chính quyền Tổng thống Obama triển khai chiến lược tái cân bằng sang châu Á – Thái Bình Dương đã là một câu trả lời rõ ràng.
Thực tế yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông không có bất cứ căn cứ pháp lý nào và nó khác với phần còn lại của thế giới địa chính trị phức tạp. Lãnh đạo Trung Quốc tin rằng Biển Đông là của họ. Đây là một bộ phim hoạt hình của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Tiến sĩ Marvin C. Ott.
Video đang HOT
Mỹ muốn ngăn chặn Trung Quốc bành trướng Biển Đông sẽ phải huy động sức mạnh và tài sản quốc gia. Đàm phán TPP là một chiến lược tổng thể quan trọng và lâu dài. Nhưng ngay lập tức, Mỹ cần phải có những thách thức quân sự. Nếu để Trung Quốc triển khai quân và chiếm nốt phần (đảo, đá) còn lại trên Biên Đông thì Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với tình thế không thể đảo ngược.
Do đó lựa chọn thích hợp à cần thiết là triển khai mạnh mẽ chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương, nhưng trên thực tế cho đến nay việc triển khai vẫn còn khiêm tốn. Chiến lược quân sự của Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc tiếp tục bành trướng và độc chiếm Biển Đông nên bắt đầu với một sự khẳng định lợi ích quốc gia của Mỹ tại vùng biển này phải được bảo vệ, nó có thể bao gồm các điều sau đây:
1. Lực lượng quân sự thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Hoa Kỳ nên duy trì sự hiện diện liên tục 24/7 trong suốt 365 ngày một năm ở Biển Đông và nên tuần tra thường xuyên không phận, vùng biển quốc tế trong phạm vi 12 hải lý xung quanh ít nhất 1 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên 7 bãi đá.
2. Giới quân sự Mỹ, Philippines nên xem xét một thỏa thuận cho hải quân Mỹ hộ tống các tàu Philippines cung cấp đảm bảo cho lực lượng đóng quân đồn trú trên Biển Đông.
3. Đề xuất một chương trình tuần tra chung hải quân và không quân với các đối tác, đồng minh an ninh trên Biển Đông.
4. Tham khảo ý kiến Manila về tính khả thi của việc Mỹ xây dựng căn cứ không quân, hải quân trên đảo Palawan.
5. Tham khảo ý kiến Malaysiia và Việt Nam về việc hải quân Mỹ thăm viếng hữu nghị các cảng quan trọng trên Biển Đông.
6. Thành lập một nhóm công tác ASEAN – Mỹ thường trực về vấn đề Biển Đông với cơ chế họp định kỳ như hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN – Hoa Kỳ.
7. Chính thức khởi động một chương trình đa phương nâng cao năng lực cho các quốc gia Đông Nam Á để duy trì nhận thức về hàng hải và sự hiện diện của Cảnh sát biển trên Biển Đông. Đối tượng tham gia là Mỹ, Nhật Bản, Úc và có lẽ gồm cả Hàn Quốc.
Tất cả các biện pháp này có chung một mục đích là thiết lập sức răn đe mạnh mẽ để buộc Trung Quốc xem Biển Đông là một thách thức ngoại giao và pháp lý, chứ không phải đấu trường bành trướng quân sự.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Thái độ tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc phụ thuộc vào hội nghị tháng 10
Theo bài báo, thực lực của Trung Quốc tăng lên, có thể cân bằng với Mỹ, nên cho rằng đã hoàn toàn có năng lực bành trướng ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 4 tháng 8 dẫn trang mạng "Le Figaro" Pháp ngày 31 tháng 7 đăng bài viết "Ý đồ bá quyền của Trung Quốc" của nhà kinh tế học Pháp Antoine Brunet.
Trung Quốc tiến hành quân sự hóa ở các hòn đảo, đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Theo bài báo, gần đây, môt sô chuyên gia Mỹ cho rằng, chiến tranh thế giới tương lai có thể triển khai nhằm vào Trung Quốc. Như vậy, nguyên nhân gây ra xung đột chủ yếu ở đâu? Nó sẽ gây ra hậu quả gì?
Antoine Brunet cho rằng, nguyên nhân đầu tiên là, giống như thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, chúng ta hiện nay đã quay trở lại một loại cục diện địa-chính trị mang tính toàn cầu, tức là cục diện đối chọi giữa 2 siêu cường tái hiện.
Là một siêu cường đang trỗi dậy, Trung Quốc se không thể chấp nhận bị siêu cường đang suy thoái là Mỹ kiểm soát, trong khi đó, trước mặt Trung Quốc, Mỹ thường xuyên không sẵn sàng từ bỏ vị thế chủ đạo trước đây.
Vì vậy, chúng ta đang ở trong một giai đoạn hai nước Trung Quốc và Mỹ đối đầu kéo dài, giống như đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô trong thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước. Loại đối đầu đa chiều này có thể gây ra chiến một cuộc chiến tranh công khai bất cứ lúc nào.
Quân đội Trung Quốc tiến hành diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo nhiều binh chủng ở Biển Đông. Trong cuộc tập trận này, Trung Quốc đã dùng tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr mua của Ukraine (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 20 tháng 7 năm 2015)
Nguyên nhân thứ hai là, đối đầu giữa hai siêu cường có sức mạnh địa-chính trị toàn cầu này cũng kèm theo xung đột giữa các mô hình chế độ chính trị. Nhìn ở cấp độ thực tế, khả năng xuất hiện liên kết thống trị của hai siêu cường này hầu như không có.
Trung Quốc muốn giành thắng lợi và có được bá quyền trên thế giới để bảo đảm mô hình thống trị cực quyền của mình sẽ không bị thách thức bởi các lực lượng dân chủ ở trong và ngoài Trung Quốc. Loại tình hình này sẽ nhanh chóng xuất hiện?
Theo bài báo, Antoine Brunet cho rằng, về lâu dài, Trung Quốc luôn hết sức kiên nhẫn. Họ từng bước tích lũy thưc lưc của mình, cho đến năm 2015 đã hình thành một loại quan hệ cân bằng địa-chính trị toàn diện với Mỹ.
Đến nay, Bắc Kinh muốn để Mỹ bị trọng thương trong lĩnh vực tiền tệ trong tương lai không xa, làm cho đồng USD mất đi vị thế đồng tiền thế giới và dùng nhân dân tệ để thay thế. Hành động này sẽ làm cho quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bị đảo ngược, hơn nữa, Trung Quốc chắc chắn sẽ được lợi.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071 và tàu đệm khí Type 726 Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc trong một cuộc diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo
Từ sau khi Bắc Kinh có tư tưởng như vậy, họ đã tỏ ra ngày càng tự tin, cho rằng mình hoàn toàn có năng lực can thiệp vào một số cuộc xung đột lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông (hành động bành trướng, bá quyền).
Đồng thời, họ cũng đã áp dụng một loại thái độ khuyến khích đối với cuộc xung đột vũ trang của Nga ở miền đông Ukraine và ở khu vực biển Baltic trong tương lai.
Nếu các nước dân chủ có thể kết thành liên minh và áp dụng hành động chung để đánh bại chiến lược tiền tệ của Bắc Kinh thì Bắc Kinh có thể sẽ từ bỏ tranh chấp lãnh thổ. Từ góc độ này, hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tổ chức vào tháng 10 năm 2015 sẽ đóng vai trò mang tính quyết định.
Nếu các nước châu Âu tham gia hành động phế bỏ đồng USD cùng với Bắc Kinh va Moscow, như vậy tinh huông xâu nhât đã có thể xuất hiện. Trái lại, nếu như các nước châu Âu đứng lên bảo vệ đồng USD thì Trung Quốc sẽ đưa ra một kết luận: Hiện nay phát động tranh chấp lãnh thổ còn quá sớm.
Tháng 8 năm 2014, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo đá quy mô lớn
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Tổng thống Hàn không muốn dự duyệt binh vì Trung Quốc bành trướng Biển Đông Bà Park Geun-hye ở lễ duyệt binh 3/9 có thể phát đi "thông điệp sai lầm" với thế giới rằng, Hàn Quốc úng hộ sự leo thang quân sự của Trung Quốc. "Nga nên suy nghĩ nghiêm túc việc ngăn Trung Quốc bành trướng Biển Đông"Nhân Dân nhật báo: Việt Nam ngày càng bất an về Trung QuốcPhilippines: Tiền ít, mua vũ khí...