Không cần kiêng khắc khổ bà mẹ 2 con vẫn giảm được 20kg nhờ phương pháp mới
Bà mẹ 2 con thử hầu hết mọi chế độ ăn kiêng phổ biến mong giảm số cân 92kg xuống nhưng đều thất bại. Và chỉ đến khi biết đến biết đến bí quyết Macro, Kayla Pennington lấy lại vóc dáng siêu mẫu mà không cần phải ăn kiêng.
Kayla Pennington, 32 tuổi sống tại bang Tennessee, Mỹ từng có một khoảng thời gian stress vì cân nặng của cô tăng không kiểm soát. Nhất là sau khi sinh xong em bé thứ 2, Kayla Pennington chạm mốc 92 kg.
Để lấy lại vóc dáng, bà mẹ 2 con thử mọi chế độ ăn kiêng từ Keto, Atkins đến Weight Watchers nhưng đều thất bại.
Kayla trước và sau khi giảm cân, chồng cô cũng đánh bay 20kg mỡ thừa sau khi ăn kiêng theo vợ.
Đầu năm 2019, cô tình cờ biết đến chế độ ăn kiêng Macro khi tham gia lớp học đạp xe thể dục trực tuyến.
“Ban đầu tôi không hào hứng lắm, việc đếm lượng kcal có vẻ như chỉ dành cho những gymer. Tôi cũng không muốn cuộc sống của mình suốt ngày quanh quẩn với việc đo đếm thực phẩm”, Kayla chia sẻ.
Dù vậy, từ tháng 3/2019, cô quyết định tham gia chương trình ăn kiêng Macro và đến nay đã giảm được 23 kg. Sau đó cô cũng dành nhiều thời gian thuyết phục chồng tham gia và anh ấy đã giảm được 20 kg chỉ sau 8 tháng.
Kayla chia sẻ, những chế độ ăn kiêng truyền thống có nhiều hạn chế, như Keto sẽ yêu cầu giảm tối đa tinh bột trong khi cô thèm chúng liên tục.
“Với chế độ ăn kiêng Macro, tôi không cần kiêng khem cực khổ ngay cả với các loại đồ ăn vặt nhưng kỳ thực chế độ ăn này không khiến tôi không bị thèm ăn”, bà mẹ 2 con chia sẻ.
Nhờ áp dụng chế độ ăn mới, cô cũng đã cai được rượu, giảm từ mức uống 4-5 lần/tuần xuống còn 1 ly vào những dịp đặc biệt.
Theo Kayla, giai đoạn khó khăn và dễ nản nhất khi áp dụng chế độ ăn Macro là khi mới bắt đầu, bao gồm việc lên thực đơn cho cả tuần, phân loại thực phẩm thành các nhóm tinh bột, protein và chất béo và thực hiện cân đo chi tiết. Ngay việc bổ sung 1 viên dầu cá cũng phải tính vì đó là một phần của lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày.
Thực đơn đa dạng trong mỗi bữa ăn của gia đình Kayla theo chế độ ăn Macro.
“Một khi đã quen rồi, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian đâu. Chỉ cần 1 giờ, bạn có thể lên khẩu phần ăn chi tiết cho cả tuần. Các bạn đừng nói mình không có thời gian, vì tôi vừa phải chăm con vừa phải đi làm 50 giờ mỗi tuần”, Kayla chia sẻ.
Sau khi giảm được 23 kg, hiện Kayla thường xuyên chia sẻ bí kíp giảm cân của mình với mọi người, bao gồm cách tạo động lực, cách đi chợ và lên thực đơn.
Ăn kiêng Macro là gì?
Macro là viết tắt của Macronutrients, là các chất dinh dưỡng đa lượng với 3 nhóm cơ bản: Carb (đường), protein (đạm) và fat (chất béo).
Video đang HOT
Trong đó carb đến từ ngũ cốc, rau quả, đậu mang năng lượng cho não; protein có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa giúp tế bào xây dựng cơ bắp; chất béo có trong bơ, dầu, mỡ là chất xúc tác chuyển hoá vitamin.
Ăn kiêng Macro sẽ tập trung vào việc phân bổ lượng chất dinh dưỡng theo tỉ lệ cơ thể cần mỗi ngày, thay vì quan tâm đến tổng lượng calo. Do đó, mỗi người sẽ có một công thức Macro khác nhau.
Để áp dụng chế độ ăn Macro, đầu tiên bạn cần xác định lượng calories tối thiểu cơ thể cần tiêu thụ mỗi ngày (BMR), sau đó xác định lượng calories thực sự cần (TDEE).
Để tính BMR, bạn có thể sử dụng công thức tính sau, cho giá trị tương đối.
Nam: BMR = (9.99 x Trọng lượng cơ thể) (6.25 x Chiều cao cm) – (4.92 x Tuổi) – 5
Nữ: BMR = (9.99 x Trọng lượng cơ thể) (6.25 x Chiều cao cm) – (4.92 x Tuổi) – 161
Ví dụ, 1 bạn nữ 25 tuổi, có chiều cao 157cm, cân nặng 55 kg, sẽ có chỉ số BMR là 1247 kcal.
Món ức gà chiên và bánh pancake cho bữa chính của cô Kayla trong chế độ ăn Macro.
Bạn nữ này cần tập thể thao 3-5 buổi/tuần, thì TDEE sẽ là 1247 x 1,55 = 1932 kcal (là lượng calories thực sự cơ thể cần/ngày).
Để giảm cân, bạn sẽ cần ăn ít hơn lượng TDEE từ 15-25%, phân bổ đều ở cả 3 nhóm thực phẩm.
Trong đó 1g carb = 4 kcal; 1g protein = 4 kcal; 1g chất béo = 9 kcal.
Trường hợp muốn ăn Macro để duy trì cân nặng, tỉ lệ tốt nhất là 30-50% carbs, 25-35% protein, 25-35% chất béo.
Nếu cô gái có cân nặng 55kg nói trên muốn giảm cân, lượng năng lượng hàng ngày bằng 85% TDEE thì tổng lượng calories nạp vào không quá 1450 kcal.
Như vậy, một ngày cô gái này chỉ có thể ăn tối đa 121g protein (484 kcal), 48,5g chất béo (436 kcal), 530 kcal đến từ carbs, tương đương 132g.
Việc áp dụng chế độ ăn Macro không chỉ giúp giảm mỡ, giảm cân nặng mà còn khiến cơ thể không bị bỏ đói, duy trì được năng lượng trong ngày và không có cảm giác thèm đồ ngọt do có sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm.
Những nhầm tưởng thường gặp trong kiểm soát cân nặng và dinh dưỡng
Chế độ ăn Keto giúp giảm cân lành mạnh, carbohydrate khiến bạn tăng cân, ăn rất ít chất béo sẽ giảm cân... là 3 trong số nhiều nhầm tưởng thường gặp khi kiểm soát cân nặng và dinh dưỡng.
Phần lớn, lợi ích mà công nghệ mang lại giúp chúng ta có một cuộc sống lành mạnh hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về chế độ ăn kiêng, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hoặc có nên tăng thêm việc tiêu thụ nhóm thực phẩm cụ thể nào đó hay không, giải pháp tìm kiếm đơn giản trực tuyến sẽ trả lời những câu hỏi này. Tuy nhiên, việc dễ dàng truy xuất thông tin trên mạng cũng có thể là con dao hai lưỡi.
Một mặt, Internet cung cấp một cách thuận tiện và nhanh chóng những thông tin phong phú về dinh dưỡng, nhưng mặt khác, nó cũng làm gia tăng sự phổ biến của những nhầm tưởng về dinh dưỡng và thông tin sai lệch trong cộng đồng.
Theo Khảo sát Nhầm tưởng về Dinh dưỡng châu Á - TBD của Herbalife Nutrition năm 2020, mạng xã hội (68%) là kênh được sử dụng thường xuyên nhất để tìm thông tin liên quan đến dinh dưỡng của người tiêu dùng trong khu vực. Tuy nhiên, dù phương tiện truyền thông xã hội là kênh thông tin dinh dưỡng khá phổ biến, người tiêu dùng trên toàn khu vực dường như khá bối rối trong việc phân biệt sự thật về dinh dưỡng với những chuyện thiếu cơ sở khoa học.
Dưới một phần tư (23%) đủ điểm vượt qua bài kiểm tra kiến thức dinh dưỡng chung được thực hiện cùng với cuộc khảo sát.
Cũng theo kết quả cuộc khảo sát này, hơn 7/10 người (tương đương với 72%) nói rằng họ vô cùng tin tưởng độ chính xác của những thông tin có được từ chuyên gia sức khỏe và y tế.
Khắc phục những quan niệm không đúng thường gặp về kiểm soát cân nặng và dinh dưỡng
Dựa trên kết quả từ bài kiểm tra, chúng tôi tìm ra danh sách những nhầm tưởng về dinh dưỡng và kiểm soát cân nặng thường được người tiêu dùng châu Á - TBD tin tưởng. Ít nhất, 6/10 người gặp khó khăn trong việc xác định xem tuyên bố đó có đúng không.
Chế độ ăn uống cho người giảm cân cần khoa học để không ảnh hưởng sức khỏe.
Nhầm tưởng: Chế độ ăn Keto (Ketogenic) là một cách giảm cân lành mạnh
Chế độ ăn keto không phải là cách giảm cân bền vững nhất vì bạn sẽ thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể.
Một người theo chế độ ăn keto tiêu thụ rất ít carbohydrate, lượng protein vừa phải và lượng chất béo rất cao, do đó buộc cơ thể phải dựa vào chất béo để làm năng lượng. Ở giai đoạn đốt cháy chất béo này, mức tiêu thụ carbohydrate thấp sẽ khiến cơ thể hấp thụ ít vitamin và khoáng chất, cũng như chất xơ.
Nhầm tưởng: Chế độ ăn uống hoàn toàn từ nước trái cây là chiến lược tốt để giảm cân
Chỉ uống nước trái cây có vẻ giải pháp thay thế thuận tiện nếu thiếu trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng nếu đó chiến lược giảm cân, nó thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, giúp làm no và duy trì khối cơ bắp. Bất kỳ phần trọng lượng nào bị mất khi ăn kiêng sẽ được bù lại khi bạn quay lại chế độ ăn uống bình thường.
Việc chọn cách ăn trái cây và rau quả như một phần của chế độ giảm cân bằng ăn uống, về lâu dài, sẽ có lợi cho sức khỏe hơn.
Nhầm tưởng: Carbohydrate khiến bạn tăng cân
Carbohydrate không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn tăng cân. Nguyên nhân gây tăng cân chính là lượng calo dư thừa tích lũy bất kể lượng calo đó đến từ đâu.
Để đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng, Triết lý dinh dưỡng toàn cầu của Herbalife Nutrition khuyến nghị 40% lượng calo hàng ngày của bạn nên đến từ các nguồn carbohydrate lành mạnh, chẳng hạn như rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc.
Nguồn carbs lành mạnh này còn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, chất xơ và vitamin B cho cơ thể.
40% lượng calo hàng ngày của bạn nên đến từ các nguồn carbohydrate lành mạnh, như rau, trái cây...
Nhầm tưởng: Nhịn ăn luân phiên là cách hiệu quả để giảm cân và cải thiện sức khỏe
Điều quan trọng cần lưu ý là nhịn ăn để giảm cân không phải dành cho tất cả mọi người.
Những người bị tiểu đường hoặc đang điều trị bệnh huyết áp hay tim mạch... nên tránh áp dụng chế độ nhịn ăn luân phiên mà không tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Chế độ này có thể làm cho mức đường huyết xuống thấp một cách nguy hiểm hoặc làm tăng nguy cơ bất thường về chất điện giải.
Nhầm tưởng: Chế độ ăn rất ít chất béo là cách tốt nhất để giảm cân
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, chất béo cần thiết cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh. Chất béo giúp xây dựng màng tế bào và hormone, đồng thời hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo A, D, E và K.
Nhiều chế độ ăn rất ít chất béo chỉ đơn giản là thay thế calo chất béo với carbohydrate và đường đã qua xử lý, không cải thiện được chất lượng chế độ ăn uống tổng thể. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, chỉ giảm được tối thiểu trọng lượng sau năm đầu tiên từ chế độ ăn rất ít chất béo. Điều này cho thấy ăn rất ít chất béo là một chiến lược giảm cân lâu dài không hiệu quả.
Học cách phân biệt giữa thông tin đúng và những nhầm tưởng về dinh dưỡng
Với sự phổ biến của các nhầm tưởng về dinh dưỡng trên mạng xã hội và Internet ngày nay, điều quan trọng là có thể phân biệt giữa thông tin đúng và những hiểu lầm về dinh dưỡng. Đây là ba câu hỏi bạn nên hỏi để giúp bạn tìm ra đâu là sự thật:
1. Kết quả quá dễ dàng có thật hay không?
Thông thường điều gì đó nghe có vẻ quá dễ dàng thì sẽ khó là sự thật. Hãy cảnh giác với những chế độ ăn kiêng hứa hẹn "khắc phục nhanh chóng". Dinh dưỡng cân bằng hợp lý là cách để giảm cân lành mạnh.
2. Thông tin có được dựa trên nền tảng khoa học không?
Đối với các tuyên bố về dinh dưỡng, điều quan trọng là bạn phải xác minh xem thông tin đó có dựa trên nền tảng khoa học hay không.
Khi nghi ngờ, hãy tham khảo với các nguồn đáng tin cậy khác như trò chuyện cùng chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc những công ty dinh dưỡng.
3. Thông tin có bất thường không?
Khi bạn đọc một bài báo về dinh dưỡng đơn giản hóa các vấn đề phức tạp hoặc thổi phồng sự thật, hãy chuyển sang các nguồn thông tin thay thế đáng tin cậy. Thường thì kỷ luật và tính nhất quán trong việc thực hành thói quen dinh dưỡng tốt là chìa khóa để cải thiện sức khỏe.
Kiến thức dinh dưỡng chính xác và bổ ích là chìa khóa để có thể kiểm soát cân nặng lành mạnh. Do đó, hãy cẩn trọng khi tìm hiểu thông tin dinh dưỡng trực tuyến. Chúng ta phải đảm bảo sự an toàn và trành những hối tiếc khi nói đến việc bảo vệ sức khỏe của mình.
Những nhầm tưởng đáng lưu ý về dinh dưỡng tại châu Á - TBD theo kết quả cuộc Khảo sát
Ăn kiêng dài hạn và những rủi ro không ngờ Thực hiện chế độ ăn kiêng dài hạn đem đến hiệu quả giảm cân cho người áp dụng. Tuy nhiên, dù là chế độ ăn kiêng nào cũng đều tồn tại các vấn đề và tiềm ẩn các nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu áp dụng trong thời gian dài. Hiện nay, mọi người đều biết tới các biện pháp ăn...