Khoa học nói về 5 lợi ích của việc tập thể dục
Ngoài việc giảm cân và cải thiện sức khỏe tinh thần, có một số tác dụng phụ tích cực “thầm lặng” của việc tập thể dục.
Những người hoạt động thể chất khoảng 150 phút mỗi tuần – 30 phút, 5 ngày một tuần – có nguy cơ “tử vong do mọi nguyên nhân” thấp hơn 33% so với những người không hoạt động thể chất – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Mọi người đều cần tập thể dục, và ngoài những lợi ích sức khỏe rõ ràng – chẳng hạn như tăng cường sức mạnh, giảm mỡ và tăng cường sức khỏe tinh thần – còn có những “đặc quyền” khác, ít được biết đến hơn đi kèm với hoạt động thể chất thường xuyên.
Dưới đây là chi tiết 5 tác dụng phụ tích cực này để bạn có thêm động lực bắt đầu tập thể dục thường xuyên, theo Eat This, Not That!
1. Có thể giúp kiểm soát cơn đau mạn tính
Khoảng 20% người trưởng thành ở Mỹ bị đau mạn tính, theo dữ liệu gần đây nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Cho dù bạn gặp phải tình trạng này ở một hay nhiều vùng trên cơ thể, thì thói quen tập thể dục thường xuyên đều có thể được hưởng lợi. Sự kết hợp giữa tập luyện tim mạch, thư giãn, kéo căng và tăng cường sức mạnh có thể giúp giảm đau theo thời gian.
Các tác giả của một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Cochrane Reviews , khám phá liệu tập thể dục có giúp người lớn bị đau mạn tính hay không đã kết luận: “Có một số bằng chứng về việc cải thiện chức năng thể chất và tác động thay đổi lên cả chức năng tâm lý và chất lượng cuộc sống”.
Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi tham gia vào bất kỳ bài tập mới nào, đặc biệt là những bài tập nặng.
2. Giúp ngăn ngừa loãng xương
Tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe của xương bằng cách giảm mất xương do tuổi tác và duy trì khối lượng xương. Xương trở nên yếu hơn một cách tự nhiên theo tuổi tác, vì vậy duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên – tốt nhất là ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần – có thể giúp hỗ trợ sức khoẻ xương tốt.
Tập thể dục thậm chí có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, một bệnh về xương xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều xương, tạo ra quá ít xương hoặc sự kết hợp của cả hai.
3. Có thể giúp người lớn tuổi ngăn ngừa té ngã
Video đang HOT
Già hay trẻ đều nên tập thể dục để có sức khỏe – SHUTTERSTOCK
Theo CDC, hoạt động thể chất đa thành phần, bao gồm nhiều loại bài tập khác nhau, bao gồm cả những bài tập trung vào sự cân bằng hoặc sức mạnh cơ bắp, có thể giúp cải thiện chức năng thể chất. Điều này cuối cùng có thể làm giảm nguy cơ ngã hoặc chấn thương do ngã.
Hơn nữa, những người hoạt động thể chất khoảng 150 phút mỗi tuần – 30 phút, 5 ngày một tuần – có nguy cơ “tử vong do mọi nguyên nhân” thấp hơn 33% so với những người không hoạt động thể chất.
4. Có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc có nguy cơ mắc bệnh này nên tập thể dục thường xuyên nếu chưa mắc bệnh. Tại sao? Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ gợi ý nên tập thể dục 150 phút mỗi tuần để cải thiện lượng đường (đường) trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
5. Có thể cải thiện giấc ngủ của bạn
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, tập thể dục thường xuyên không chỉ có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn mà còn có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Theo Charlene Gamaldo, bác sĩ và là giám đốc y tế của Trung tâm Johns Hopkins về Giấc ngủ tại Howard County General (Mỹ), tập các bài thể dục tăng cường hô hấp và nhịp tim vừa phải làm tăng lượng giấc ngủ “sóng chậm” mà chúng ta có được.
Giấc ngủ sóng chậm là phần sâu của chu kỳ giấc ngủ cho phép cơ thể và tâm trí phục hồi. Phần tốt nhất? Bạn chỉ cần khoảng 30 phút tập các bài thể dục tăng cường hô hấp và nhịp tim vừa phải hầu hết các ngày trong tuần để giúp cải thiện giấc ngủ của bạn, theo Eat This, Not That!
Làm đủ cách mà vẫn không ngủ được, bạn hãy thử 5 cách này!
Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, vì vậy, bạn cần phải ngủ đủ giấc mỗi đêm.
Tập thể dục vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ nhiều hơn - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Có những người rất khó ngủ, và có thể đã thử tất cả mọi thứ nhưng vẫn không hiệu quả.
Nhưng bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thử những mẹo thực sự hiệu quả sau đây. Bạn sẽ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ ngon hơn, theo Lifehack .
1. Giảm nhiệt độ trong phòng ngủ
Giữ phòng ngủ mát hơn sẽ giúp điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể. Khi đi ngủ, nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi khiến khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ hơn nếu phòng ngủ quá ấm.
Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ trong khoảng 15,5 đến 24 độ C để đảm bảo nhiệt độ cơ thể phù hợp để đi vào giấc ngủ, theo Lifehack .
Nếu nhiệt độ phòng ngủ mát hơn, bạn cũng có thể đắp chăn cho thoải mái và thư giãn hơn để có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
2. Rèn luyện thể chất trong ngày
Nếu ban ngày bạn không hoạt động thể chất thì đừng mong dễ ngủ.
Nếu bạn không hoạt động thể chất suốt cả ngày, các hoóc môn căng thẳng có thể tăng lên, quấy nhiễu tâm trí khi bạn đang cố gắng ngủ.
Tập thể dục vào buổi sáng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ nhiều hơn so với việc tập thể dục vào buổi tối.
Hoạt động thể chất giúp sản xuất hoóc môn hạnh phúc serotonin trong não - từ đó làm giảm mức độ hoóc môn căng thẳng trong cơ thể.
3. Tắt thiết bị điện tử
Thiết bị điện tử khiến tâm trí bạn khó ổn định và thư giãn. Lướt điện thoại trước khi ngủ sẽ khiến não bộ bị kích thích, khiến không cảm thấy buồn ngủ. Ngoài ra, nếu chơi trò chơi điện tử hoặc xem tivi trước khi đi ngủ, có thể khiến tâm trí bận rộn hơn.
Chỉ cần đặt điện thoại xuống vài giờ trước khi đi ngủ và dành thời gian để thư giãn, sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ ngon.
4. Thiền để tĩnh tâm
Thiền làm dịu tâm trí và thư giãn cơ thể. Vì vậy, thử các kỹ thuật này sẽ giúp có được giấc ngủ ngon hơn và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
Căng thẳng khiến tâm trí lo lắng nhiều hơn và ít thư giãn hơn - khiến bạn khó bình tâm và chìm vào giấc ngủ.
Hãy thử thiền trong ngày để thư giãn tâm trí và giảm căng thẳng, để cảm thấy tràn đầy năng lượng và tinh thần thoải mái để dễ chìm vào giấc ngủ sâu vào ban đêm.
5. Hít thở sâu
Kỹ thuật thở này từ lâu đã được sử dụng để giúp chìm vào giấc ngủ nhanh chóng, bằng cách thư giãn tâm trí và cơ thể, đồng thời làm chậm nhịp tim và tăng lượng ô xy trong máu.
Kỹ thuật thở "4-7-8" từ lâu đã được sử dụng để giúp chìm vào giấc ngủ nhanh chóng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sau đây phương pháp thở "4-7-8", gồm các bước sau:
Đảm bảo ngồi ở tư thế thoải mái và không bị quấy rầy trong ít nhất 5 phút. Đặt đầu lưỡi vào phần lợi phía sau răng của cửa hàm trên, và giữ lưỡi ở đây trong suốt bài tập thở.
Thở ra bằng miệng và phát ra âm thanh phù phù.
Hít vào bằng mũi và đếm đến 4, ngậm miệng trong khi hít vào.
Nín thở đếm đến 7.
Thở ra hoàn toàn bằng miệng, đếm đến 8, cũng tạo ra âm thanh phù phù.
Lặp lại chu kỳ 3 lần.
Bạn cũng có thể thực hiện kỹ thuật thở nhiều hơn một lần mỗi ngày nếu bạn cảm thấy cần thiết.
Từ nay, thay vì dùng thuốc ngủ, hãy thử các phương pháp đơn giản và hiệu quả trên để đi vào giấc ngủ nhanh và ngủ ngon hơn bạn nhé!, theo Lifehack .
Tập thể dục lúc nào là tốt nhất để ngủ ngon? Cả tập thể dục và giấc ngủ đều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của cơ thể bạn. Chạy bộ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Các nghiên cứu đã gợi ý rằng thời gian tập thể dục có thể quyết định chất lượng giấc ngủ của bạn vào ban đêm. Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ như thế nào?...