Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 khi nằm có nguy hiểm không?
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 xuất hiện không chỉ khi mẹ bầu nằm mà còn có thể xuất hiện ngay cả khi mẹ đang ngồi thoải mái, thư giãn.
Khó thở khi có bầu tháng thứ 8 phổ biến nhưng mẹ cần biết nguyên nhân, khi nào thì là dấu hiệu nguy hiểm để có cách xử lý.
Khó thở khi mang thai không chỉ xuất hiện ở tháng thứ 7, 8 hay 9 mà ngay từ lúc có thai cơ thể người mẹ đã có nhiều thay đổi và gây nên các hiện tượng khó thở, đau lưng, mệt mỏi. Đối với phụ nữ mang thai tháng thứ 8, hiện tượng khó thở càng nhiều hơn ở các giai đoạn trước đó của thai kỳ.
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 do đâu?
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là do tử cung của mẹ đã giãn nở hết cỡ để thai phát triển lớn lên, chiếm hết chỗ của các cơ quan nội tạng khác. Một trong những cơ quan bị dồn ép nhiều nhất đó là 2 lá phổi. Tử cung giãn nở lấn lên trên là diện tích của khoang phổi bị hẹp hơn, hạn chế khả năng giãn nở của lá phổi.
Khi mang thai, lưu lượng oxy tăng 20% so với bình thường, khoang phổi bị hẹp hơn do tử cung chèn ép khiến trung tâm não kích thích bởi hormone progesterone khiến mẹ hít thở chậm hơn. Progesterone xuất hiện trong thai kỳ, mặc dù mỗi hơi thở có thể mang lại ít không khí hơn nhưng không khí lại ở trong phổi lâu hơn để cung cấp đủ oxy cho mẹ và bé. Vì vậy mẹ không nên quá lo lắng thai bị thiếu oxy để hít thở.
Khó thở khi có thai ở tháng thứ 8 phổ biến ở mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Khó thở khi có thai ở tháng thứ 8 có nguy hiểm không?
Như đã nói, hiện tượng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 hay ở tam cá nguyệt thứ 3 là hiện tượng bình thường do sự chèn ép quá mức của tử cung lên các cơ quan nội tạng khác.
Càng về những tuần cuối của thai kỳ, khi em bé quay đầu và di chuyển xuống dưới xương chậu, tử cung để chuẩn bị ra đời thì diện tích của khoang phổi bị chèn ép ít hơn, lúc này mẹ sẽ thấy dễ thở hơn. Vì vậy mà khó thở ở giai đoạn này không đáng ngại, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, thai vẫn có đủ oxy để hô hấp và phát triển.
Tuy nhiên, khó thở khi có thai ở tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là tháng thứ 8, thứ 9 của thai kỳ do các nguyên nhân bệnh lý như mẹ bị hen suyễn, viêm phổi hay mắc bệnh cơ tim khiến ho nhiều, hắt hơi, tim đập nhanh, mệt mỏi, khó thở thì lại là vấn đề nghiêm trọng. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện khó thở bất thường, thở gấp, tím tái môi và đầu ngón tay, đau ngực hoặc tức ngực, ngất… ho cùng với sốt hoặc ớn lạnh thì mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý kịp thời.
Video đang HOT
Nếu mẹ khó thở ở tháng thứ 8 cùng với ho sốt ớn lạnh, thở gấp thì đó là dấu hiệu nguy hiểm (Ảnh minh họa)
Làm gì để giúp mẹ dễ thở khi mang thai tháng thứ 8?
Từ tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là từ tuần thai thứ 32 – 35 của thai kỳ thì cơ thể người mẹ sẽ nặng nề hơn, thai phát triển to hơn và cũng là giai đoạn bắt đầu quay đầu, di chuyển xuống tử cung, mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Vì vậy, tháng thứ 8 mẹ thấy khó thở hãy áp dụng những mẹo sau đây:
- Khi ngồi mẹ hãy ngồi thẳng lưng, 2 bả vai ngã ra sau một cách thoải mái. Tư thế ngồi đó sẽ giúp khoang phổi có nhiều không gian hơn để giãn nở nạp oxy vào.
- Khi ngủ mẹ nên kê cao lưng bằng những gối nệm sẽ khiến mẹ thấy dễ chịu hơn, tránh nằm ngửa đầu thấp sẽ khiến khó thở hơn và thai cũng ngột ngạt hơn.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là sắt, canxi và các khoáng chất thiết yếu cho bà bầu.
- Tập yoga với các bài tập phù hợp cho mẹ ở tháng thứ 8 sẽ giúp mẹ điều hòa khí thở, thân thể mềm mại, dẻo dai vừa giúp dễ thở vừa giúp mẹ dễ sinh sau này.
Mẹ có thể tập các bài tập yoga giúp ích cho việc hít thở (Ảnh minh họa)
Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 gần như mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua. Hãy chú ý khám thai thường xuyên để sớm nhận biết được những biểu hiện bất thường và có cách xử lý phù hợp nhất đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Bị khó thở khi mang thai tháng đầu, mẹ bầu phải làm sao?
Theo thống kê, có tới 60% - 70% mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng đầu tiên, mặc dù cũng có một số mẹ không gặp phải tình trạng này.
Nếu như đang bị khó thở khi mới bắt đầu mang thai, mẹ đừng vội lo lắng vì đó hoàn toàn là triệu chứng bình thường, không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Dù việc khó thở của bà bầu có vẻ nghiêm trọng và khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái nhưng thực tế, việc này hoàn toàn có thể giải quyết bằng một số phương pháp hoặc các bài tập thở. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu khó thở khi nằm hoặc kèm theo một số triệu chứng khác, mẹ nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân bị khó thở khi mang thai tháng đầu của mẹ bầu
Một số phụ nữ mang thai có thể cảm nhận rõ ràng những thay đổi trong hơi thở của họ gần như ngay lập tức khi mới bắt đầu mang thai, trong khi một số khác lại chỉ cảm nhận việc khó thở trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba. Theo đó, nguyên nhân khiến mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng đầu chủ yếu bao gồm:
- Sự thay đổi của hormone: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó thở. Khi mới bắt đầu mang thai, nồng độ hormone proesterone tăng cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm hô hấp tại não khiến mẹ bầu khó thở hơn. Đặc biệt, cảm nhận rõ nhất là mẹ bầu khó thở khi nằm, rất khó ngủ.
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó thở. Ảnh minh họa
- Dung dịch phổi tăng: Khi mang thai, lồng ngực sẽ rộng hơn làm dung tích phổi bị tăng. Trong quá trình tăng dung tích phổi thì kích thước lồng ngực cũng sẽ bị đau nhẹ, khó chịu. Do vậy, khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường cảm thấy khó thở.
- Tim phải hoạt động và làm việc nhiều hơn: Lượng máu trong cơ thể thường tăng nhiều hơn bình thường khoảng 50% khi mang bầu. Điều này đồng nghĩa với việc thai phụ cần phải hít thở nhiều hơn, đặc biệt phải thở sâu hơn. Việc này sẽ khó khăn hơn bình thường và làm cho tình trạng khó thở tăng cao.
- Thói quen ăn uống sai cách: Chế độ ăn uống thiếu chất, ăn uống sai cách khiến cơ thể thiếu máu làm nồng độ hemoglobin bị thấp cũng là nguyên nhân làm mẹ bị khó thở khi mang thai tháng đầu.
- Hen suyễn: Một số mẹ bầu bị hen suyễn hoặc thiếu máu trước đó có thể là nguyên nhân dẫn đến khó thở.
Cách khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai tháng đầu tiên
Tình trạng khó thở này có thể trở thành kinh niên tùy theo thể trạng của người mẹ và kéo dài tận 9 tháng 10 ngày. Do đó, chẳng còn cách nào khác ngoài việc chị em phải "sống chung với lũ". Tuy vậy, vẫn có thể khắc phục tình trạng này thông qua một số cách sau:
- Uống nhiều nước: Mẹ nên uống các loại nước lọc, nước ép trái cây để chống lại cảm giác đuối sức, mệt mỏi, khó thở. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không uống nước ngọt, nước có ga hoặc rượu bia, chất kích thích.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Cân bằng lối sống đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh sẽ làm hạn chế tình trạng khó thở. Thai phụ nên được ăn các loại thực phẩm đa dạng, giàu chất sắt, tăng cường vitamin C để ngừa thiếu máu. Tốt hơn hết nên hạn chế các loại đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán, muối, đường...
Tình trạng khó thở này có thể trở thành kinh niên tùy theo thể trạng của người mẹ và kéo dài tận 9 tháng 10 ngày. Ảnh minh họa
- Tránh làm việc cường độ cao, mang vác nặng: Hạn chế những công việc nặng nhọc, mệt mỏi, cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập hít thở sâu nhiều lần trong ngày kết hợp với nâng 2 cánh tay sẽ giúp cơ thể thích ứng tốt với sự thay đổi, tăng cường chức năng của phổi, ngăn ngừa triệu chứng khó thở.
Khi nào mẹ bầu cần đến bác sĩ ngay?
- Khó thở liên hồi kèm theo nhịp thở nhanh, đau ngực
- Khi hít thở sâu bị đau dữ dội
- Đầu ngón tay, môi miệng xanh xao
- Mẹ bầu khó thở khi nằm vào ban đêm với tần suất liên tục
- Khó thở kèm theo ho sốt
- Khó thở do bị viêm phổi hoặc hen suyễn mãn tính.
Mặc dù bị khó thở khi mang thai tháng đầu đa số không nguy hiểm nhưng nếu như gặp bất cứ triệu chứng nào nghiêm trọng, hãy đến ngay bác sĩ để được những lời khuyên tốt nhất.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Bé gái chào đời trong khu cách ly dịch Covid-19 được xuất viện Sáng 12/3, chị H.T.H. (29 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) cùng con gái mới chào đời đã được xuất viện sau khi hoàn thành thời gian cách ly. Trong thời gian cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn, chị H. cùng con gái được các bác sĩ, điều dưỡng tại đây chăm sóc đặc biệt. Trải qua 14 ngày...