Khó thở: Dấu hiệu chung của nhiều loại ung thư
Những người bị ung thư giai đoạn cuối thường phải trải qua cảm giác nghẹt thở, tức ngực do khối u chèn ép phổi, chặn đường thở.
Nếu từng bị hụt hơi, bạn sẽ biết cảm giác thiếu không khí đáng sợ như thế nào. Khó thở là tác dụng phụ của nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư vú, phổi và ung thư từ các cơ quan khác di căn đến phổi.
Khó thở có thể xảy ra dần dần hoặc đột ngột, khác nhau về mức độ và tần suất của các đợt. Đối với một số người, khó thở xuất hiện khi gắng sức, chẳng hạn như tập thể dục, đi bộ lên cầu thang, làm việc nhà.
Ảnh minh họa: Tatanutrikorner
Nguyên nhân gây ra chứng khó thở
Những người bị ung thư có thể khó thở vì nhiều lý do. Ví dụ, một khối u chặn đường thở, đè lên phổi hoặc gây viêm đường dẫn khí. Các phương pháp điều trị ung thư, đặc biệt là đối với phổi, cũng có khả năng làm tổn thương bộ phận này hoặc gây ra các phản ứng phụ dẫn đến khó thở.
Việc chữa chứng khó thở và triệu chứng kèm theo rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân nền. Điều trị có thể bằng thuốc chống viêm và steroid, thuốc thúc đẩy sản xuất hồng cầu, điều trị lo lắng.
- Nếu bạn bị tắc nghẽn đường thở, bác sĩ cố gắng thu nhỏ khối u bằng hóa trị, xạ trị, dùng stent để giữ cho đường thở được mở.
- Nếu bạn bị tràn dịch màng phổi, bác sĩ nội soi lồng ngực để rút chất lỏng ra khỏi phổi.
- Nếu thiếu máu gây khó thở, bạn có thể được truyền hồng cầu.
- Nếu mức oxy trong máu thấp, bạn có thể nhận được oxy bổ sung.
Điều trị khó thở cũng bao gồm các kỹ thuật và thay đổi lối sống để giúp giảm các triệu chứng. Ví dụ, bác sĩ áp dụng vật lý trị liệu để tăng cường các cơ yếu, tăng dung tích phổi và giúp bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Khó thở có nguy cơ gây rắc rối về thể chất và tinh thần, đặc biệt khi bạn đang chữa ung thư. Cảm xúc lo lắng xuất hiện khi có chẩn đoán ung thư góp phần gây khó thở. Cảm giác khó thở cũng có thể khiến bạn lo lắng, có thể dẫn đến khó thở thêm.
Video đang HOT
Khó thở không chỉ gây khó chịu mà còn cản trở các hoạt động thường ngày của bạn, khiến bạn mất ăn mất ngủ. Điều quan trọng là phải tìm cách quản lý chứng khó thở để cải thiện nhịp thở và chất lượng cuộc sống.
Tập thể dục nhẹ nhàng giúp giảm khó thở. Ảnh: Cnet
Mẹo giảm khó thở
- Sử dụng kỹ thuật thở có kiểm soát: Hít thở chậm, đều bằng cách hít vào sâu bằng mũi đếm 2 và thở ra đếm 4. Khi thở ra, hãy khép môi lại như thể bạn đang từ từ thổi tắt một ngọn nến.
- Điều chỉnh hoạt động của bạn: Lập kế hoạch hàng ngày để sử dụng năng lượng vào các hoạt động quan trọng nhất trước tiên và hạn chế các việc không cần thiết. Nếu bạn bị hụt hơi, hãy dừng lại và nghỉ ngơi. Tránh lên xuống cầu thang nhiều lần, nên nghỉ ngơi giữa và trong các hoạt động.
- Cố gắng thư giãn: Khi bạn cảm thấy khó thở, điều quan trọng là phải bình tĩnh vì lo lắng có thể làm cho vấn đề hô hấp trở nên tồi tệ hơn. Bác có thể thư giãn, thiền định hoặc massage.
- Hít thở không khí trong lành, mát mẻ: Thông gió tốt với độ ẩm thấp giúp giảm bớt một số triệu chứng khó thở. Hạ nhiệt độ trong phòng, mở cửa sổ và loại bỏ khói và lông thú cưng. Tránh phòng đông người, nhiệt độ ấm áp và mùi khó chịu.
- Vận động nhẹ: Mặc dù bạn không muốn tập thể dục, nhưng việc duy trì hoạt động thể chất có thể hữu ích nếu bác sĩ cho phép. Hãy thử các bài tập nhẹ nhàng, kéo giãn nhẹ.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ ăn uống cân bằng cung cấp năng lượng mà cơ thể bạn cần để chữa bệnh và hoạt động. Hãy thử ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày, thay vì 3 bữa chính. Tránh thức ăn khó nhai. Uống nhiều nước để ngăn ngừa mất nước. Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng giúp lập kế hoạch ăn uống.
- Theo dõi các triệu chứng của bạn: Đối với một số người, khó thở có thể đoán trước được. Ví dụ, bạn cảm thấy khó thở khi leo cầu thang hoặc hoạt động thể chất. Nếu bạn nhận thấy tình trạng lặp lại, hãy tránh hoặc hạn chế những hoạt động đó. Cố gắng đề phòng những tình huống khiến bạn căng thẳng hoặc lo lắng để có thể học cách thư giãn trước khi bị hụt hơi.
- Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Thông báo cho bác sĩ các vấn đề về hô hấp đang ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc để giúp giảm khó thở.
Thói quen được chuyên gia gọi là "sát thủ" rút ngắn tuổi thọ, nguy hiểm hơn ung thư: Gần như tất cả người trẻ đều mắc và rất khó để thay đổi
Giới trẻ, đặc biệt là dân văn phòng thật khó thoát khỏi thói quen ngồi im một chỗ trong thời gian dài, dù đây là thói quen gây nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư.
Y học cổ truyền Trung Quốc có một vị giáo sư vô cùng nổi tiếng tên là Wang Lie, ông năm nay đã 90 tuổi nhưng sức khỏe vẫn minh mẫn và có thể tiếp tục công việc khám bệnh và giảng dạy nghề y. Vị bác sĩ này gây ấn tượng mạnh cho bệnh nhân bởi ông có một cách khám bệnh rất đặc biệt đó là "luôn luôn đứng".
Sau hơn 50 năm kinh nghiệm chữa bệnh, giáo sư Wang Lie đã thăm khám và điều trị cho hơn 600.000 người. Sau mỗi ngày làm việc và phải ngồi im trên ghế 5-6 tiếng liên tục, ông nhận ra sức khỏe ngày một ảnh hưởng, có cảm giác chóng mặt, tức ngực, đau thắt lưng và bụng. Từ đó, bác sĩ quyết định sẽ đứng khi khám bệnh và nhận ra cách này có thể giúp mình ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ, ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh về tuyến tiền liệt...
Ngồi im một chỗ - thói quen giảm tuổi thọ, gây 5 bệnh nghiêm trọng
Giáo sư Wang Lie là một ví dụ điển hình minh chứng cho tác dụng của việc đứng và di chuyển mỗi ngày. Với con người của xã hội hiện đại, ngồi im một chỗ trong thời gian dài là một thói quen khó bỏ. Theo nghiên cứu mới của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, thực hiện kéo dài 14 năm trên 120.000 người cho thấy rằng: Bạn càng ngồi lâu thì tuổi thọ của bạn càng ngắn lại.
Trường Đại học Y khoa Columbia cũng đã tiến hành thử nghiệm theo dõi 4 năm trên hơn 7.900 người trưởng thành ở mức trên 45 tuổi và cho thấy: Thời gian ngồi nhiều, ít vận động mỗi ngày liên quan trực tiếp đến xác suất tử vong sớm. Chỉ ngồi một chỗ trong hơn 60 phút sẽ tăng gấp đôi nguy cơ tử vong, thậm chí việc tập thể dục bổ sung trong thời gian sau đó không thể thay đổi kết quả này.
Vậy ngồi bao lâu thì quá lâu? Theo văn bản hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ vào năm 2016 có khuyến cáo mọi người tránh ngồi quá 90 phút. Cơ thể con người có hàng trăm khớp và xương, cấu trúc này được thiết kế để tạo điều kiện cho việc di chuyển. Ít vận động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, cụ thể là:
1. Cung cấp máu cho não không đủ cho cơ thể
Ngồi lâu sẽ khiến lượng máu cung cấp lên não không đủ khiến lượng oxy và chất dinh dưỡng của não bị giảm sút dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ.
2. Các vấn đề về cột sống
Ngồi lâu có thể gây cứng cổ, đau đầu và chóng mặt, đồng thời làm trầm trọng thêm các bệnh về thắt lưng và cổ tử cung.
3. Gây béo phì
Lượng mỡ trong cơ thể bị tiêu hao khi vận động, ngồi lâu sẽ gây tích tụ mỡ thừa, tăng cân sẽ dẫn đến béo phì.
4. Tiểu đường
Khi cơ bắp không được vận động trong thời gian dài và phản ứng của tuyến tụy bị chậm lại, insulin sẽ được sản xuất nhiều hơn, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
5. Tăng nguy cơ ung thư
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư nội mạc tử cung lần lượt tăng 54% và 66% ở những người ít vận động. Phụ nữ ở văn phòng ít vận động có nguy cơ mắc ung thư vú tăng 20%.
Vậy chúng ta nên lưu ý điều gì để giảm nguy cơ mắc bệnh
Ngồi lâu có vẻ giúp cơ thể thư giãn nhưng thực chất lại gây hại cho sức khỏe. Hàng ngày, dân văn phòng nên lưu ý:
1. Dành thời gian để đứng dậy
Luôn dành thời gian để đứng lên, đi lại như đi rót nước,mỗi lần rót nước là cơ hội để đi lại, nếu bạn cảm thấy buồn ngủ ở văn phòng vào buổi chiều, bạn cũng có thể đi dạo hoặc rửa mặt trong phòng tắm. Tốt nhất là thực hiện hoạt động đứng lên sau mỗi 1 giờ.
2. Trong khi ngồi, bàn chân cũng có thể thực hiện một số "chuyển động nhỏ"
Nâng chân đơn: Ngồi trên ghế nâng một chân lên và nâng cao song song với mặt đất. Mỗi động tác giữ 6-10 giây, hành động này có thể ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch do ngồi trong thời gian dài...
3. Đừng ngủ ngay sau khi ăn trưa
Nhân viên văn phòng không nên ngủ ngay trong giờ nghỉ trưa, sau khi ăn trưa là thời điểm tốt nhất để đứng dậy và đi lại. Tốt nhất là bạn nên đi bộ ít nhất 10 phút trước khi quay lại văn phòng để nghỉ ngơi.
Cẩn trọng với 3 loại ung thư chỉ lộ rõ khi đã ở giai đoạn cuối Một số bệnh ung thư có biểu hiện lâm sàng không rõ ràng thời kỳ đầu, nhiều bệnh nhân phát hiện đã ở giai đoạn cuối, dẫn đến việc điều trị không còn hiệu quả. Ung thư buồng trứng Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư phụ khoa rất nguy hiểm do tiến triển nhanh và diễn biến âm...