Khi mối quan hệ có 4 dấu hiệu này có nghĩa giữa bạn và người ấy thực sự là linh hồn hòa quyện, gắn chặt không thể tách rời!
Bạn và anh ấy trở thành một phần cực kỳ quan trọng trong cuộc đời đối phương, yên ả và bình lặng bên nhau như vậy thôi nhưng thực ra lại không bao giờ có thể chia tách.
Buổi đầu bên nhau, cảm xúc của các cặp đôi chắc chắn sẽ vô cùng mới mẻ và nồng nhiệt. Nhưng rồi thời gian trôi đi, những cảm xúc choáng ngợp và mãnh liệt ấy cũng dần lắng xuống.
Không còn cuồng nhiệt không có nghĩa là nhạt nhẽo và xa cách. Mối quan hệ lúc này chuyển sang một “chế độ” khác. Cả thể xác và linh hồn gắn bó chặt chẽ, hai người “tuy hai mà một”, coi nhau chẳng khác gì người thân của mình.
Nếu mối quan hệ của bạn và anh ấy xuất hiện 4 dấu hiệu tưởng là khá “tầm thường” sau đây thì xin chúc mừng nhé. Hai người ở bên nhau cực bình yên và thoải mái, không còn những vồ vập cháy bỏng nhưng lại trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời nhau rồi đấy!
Bỏ qua những ngọt ngào sến súa
Trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ, người ta thường dành cho nhau rất nhiều lời ngọt ngào có cánh, lãng mạn bay bổng. Nhưng chẳng ai có thể sến súa được mãi.
Khi đã ở bên nhau lâu dài, những rườm rà, hình thức ấy đều được gạt sang một bên. Thẳng thắn, thành thật và chân thành mới là điều quan trọng nhất.
Ảnh minh họa
Sẽ chẳng còn những lời hứa hẹn, thề nguyền trăng sao. Chẳng còn mấy lời bày tỏ yêu thương trọn đời trọn kiếp không thay đổi. Cũng không còn lời động viên, an ủi sáo rỗng, chẳng có tính thực tế.
Đôi khi chỉ cần im lặng bên nhau, sẵn sàng đưa bờ vai để người kia tựa vào khi buồn là đủ. Và hành động nhiều hơn lời nói, chẳng cần hứa mà cứ lẳng lặng làm cho người thương thôi.
Chỉ một cái liếc mắt cũng đủ biết người kia nghĩ gì
Video đang HOT
Phải hiểu nhau sâu sắc thế nào thì mới có thể đạt đến “cảnh giới” chỉ một ánh mắt đã đủ biết suy nghĩ trong lòng đối phương. Để hiểu được nhau tới mức ấy thì tình cảm mà người ta dành cho nhau cũng phải lớn cỡ nào?
Biết được đối phương nghĩ gì và muốn gì, chúng ta luôn khiến cho người đó cảm thấy được thấu hiểu, quan tâm và yêu thương. Chứ không phải là đối xử tốt với họ theo cách mà riêng chúng ta muốn, không cần để ý họ nghĩ gì.
Đây là một dấu hiệu đặc trưng của những cặp đôi có thể hạnh phúc bên nhau lâu năm. Bởi không hiểu nhau, không thể cho nhau sự bình yên, thoải mái – làm sao có thể nắm tay nhau đi chặng đường dài?
Phụ nữ còn chưa lên tiếng nhưng người đàn ông của cô ấy đã biết rõ cô ấy muốn nói gì và ngược lại. Có được một người như vậy bên cạnh, sở hữu được mối quan hệ như thế trong đời, thử hỏi còn gì may mắn hơn?
Biết rõ khuyết điểm của đối phương
Con người thường có xu hướng tâm lý “tốt khoe xấu che”. Ngoài ra khi yêu nhau người ta dường như cũng chỉ nhìn thấy ưu điểm ở đối phương. Thế nhưng để ở bên nhau lâu dài thì không thể không nắm rõ tường tận về khuyết điểm của người còn lại.
Ảnh minh họa
Biết rõ nhược điểm và những tật xấu của người ấy rồi chấp nhận chúng như một phần của con người họ. Chúng ta sẽ không thấy khó chịu, bất mãn và muốn người đó phải thay đổi bản thân theo ý mình nữa.
Khi đó thì khuyết điểm cũng không còn là khuyết điểm, không hề ảnh hưởng đến tình cảm mà hai người dành cho nhau. Nếu bạn và anh ấy đã làm được như vậy, luôn hài lòng về đối phương, chắc chắn mối quan hệ sẽ êm ấm bền lâu.
Các thói quen chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người còn lại
Đây là một “cảnh giới” cực cao giữa những người yêu nhau. Khi những thói quen của chúng ta chịu ảnh hưởng từ người còn lại, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta yêu họ rất nhiều.
Tình yêu ấy thấm đượm và len lỏi vào mọi ngóc ngách trong tâm hồn và cuộc sống của bạn. Hai người tuy hai mà một, hòa quyện và gắn bó cực kỳ khăng khít. Đến mức trong vô thức bạn có những lời nói, hành động, thói quen giống với người ấy. Và ngược lại, bạn cũng tìm thấy ở đối phương những đặc điểm về tính cách và thói quen vốn là của mình.
Sự ảnh hưởng sâu sắc này chỉ có ở những cặp đôi thực sự gắn bó cả về thể xác lẫn linh hồn. Họ là một phần cực kỳ quan trọng trong cuộc đời nhau, yên ả và bình lặng bên nhau như vậy thôi nhưng thực ra lại không bao giờ có thể chia tách.
9 dấu hiệu bạn đang là người đeo bám trong mối quan hệ
Một mối quan hệ lành mạnh sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng về bản thân. Nhưng chỉ vì bạn muốn trở thành con người tốt nhất của mình không đồng nghĩa với việc bạn nhất thiết phải ở bên cạnh người ấy mọi lúc mọi nơi.
Đôi khi, ở trong một mối quan hệ sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti, lo lắng và thiếu thốn. Dưới đây là 9 dấu hiệu cho thấy bạn đang là người đeo bám người bạn đời của mình, giúp bạn nhận biết và tìm ra cách giải quyết phù hợp.
Đánh mất ý thức về bản thân
Khi bạn đang ở trong một mối quan hệ, điều tự nhiên là bạn muốn dành toàn bộ thời gian cho nửa kia quan trọng của đời mình. Nhưng có một điều nguy hiểm đó là hai bạn dành quá nhiều thời gian cho nhau. Nếu bạn dành một khoảng thời gian dài hơn những gì tưởng tưởng để cố gắng làm hài lòng người ấy, thì bạn sẽ bắt đầu đánh mất bản sắc của mình. Nếu bạn không thể tìm thấy bản thân của mình khi hai người bất đắc dĩ phải chia tay, có thể bạn đang quá thiếu thốn tình cảm và phụ thuộc.
Phản ứng thái quá một cách thường xuyên
Các cặp vợ chồng thỉnh thoảng tranh cãi là chuyện bình thường, nhưng câu chuyện lại hoàn toàn khác khi những cuộc tranh cãi đó tự dưng bùng nổ không vì lý do nào. Nếu vợ/chồng của bạn nói chuyện với người khác giới (hoặc giới tính bị hấp dẫn) và điều đó khiến bạn rơi vào một loạt các nghi ngờ, suy diễn, thì có thể đã đến lúc bạn nên bắt đầu suy nghĩ lại về mức độ thân thiết của bạn với vợ/chồng.
Luôn nhắn tin
Những cặp đôi nhắn tin cho nhau cả ngày thật đáng yêu phải không? Vâng, thường xuyên hỏi thăm đối phương qua tin nhắn là một cách thể hiện tình cảm dễ thương và ngọt ngào để cho họ biết rằng bạn đang nghĩ về họ. Nhưng nếu cuộc trò chuyện của bạn có vẻ phiến diện hoặc bao gồm việc bạn gửi hơn hai hoặc ba tin nhắn liên tiếp mà không nhận được phản hồi, thì bạn nên xem lại bản thân và cố gắng kiềm chế hơn một chút.
Ghen tuông thái quá
Ghen tuông vẫn có thể được coi là một điều tốt khi nó dừng lại ở một mức độ nào đó. Cuối cùng thì, ghen tị chỉ là cách trái tim nhắc nhở bạn rằng bạn đang có một ai đó vô cùng quan trọng đối với mình. Cảm giác ghen tuông nên được sử dụng như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng như vậy thôi, dùng chúng để trân trọng chứ không phải như một chất xúc tác khiến họ phát hoảng hoặc bị kiểm soát.
Không thể làm gì thiếu người kia
Bạn không thường xuyên cảm thấy nhớ nhung bởi vì bạn và người ấy chẳng bao giờ rời xa nhau. Hai bạn đều có tất cả những người bạn giống nhau và luôn dành thời gian ở bên nhau. Đây thật ra lại là một biểu hiện không thật sự lành mạnh. Mối quan hệ lành mạnh xảy ra khi hai người vẫn có thể duy trì một khoảng trời riêng cho bản thân. Có những sở thích riêng và những mối quan hệ bạn bè riêng sẽ giúp bạn trở nên không quá phụ thuộc trong mối quan hệ tình cảm.
Theo dõi sát sao trên mạng xã hội
Ghen tuông trở nên không lành mạnh khi chúng khiến bạn thường xuyên lo lắng về những gì vợ/chồng bạn đang làm khi bạn vắng mặt. Thay vì cố gắng phát triển mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng - một phẩm chất cần thiết cho mọi mối quan hệ hạnh phúc - bạn lại sử dụng sự thiếu thốn tình cảm của mình như một cái cớ để theo dõi mọi hoạt động trên mạng xã hội của đối phương. Bạn nổi giận chống lại hoặc thao túng người ấy, bắt họ cung cấp cho bạn mật khẩu của tất cả các tài khoản trực tuyến của họ chỉ để giải quyết những lo lắng của riêng bạn. Đây là hành vi vô cùng độc hại có thể giết chết mối quan hệ của bạn.
Tiến triển quá nhanh trong quan hệ
Cảm giác thiếu thốn thường là dấu hiệu của một người hay tự ti về bản thân. Khi bạn bất an, bạn nhanh chóng lại gần và trở nên gần gũi với đối phương. Điều này thường dẫn đến việc chuyển sang quan hệ tình dục quá nhanh và thậm chí có thể chuyển đến sống cùng nhau chỉ sau một vài tuần. Nếu mọi thứ tiến triển nhanh hơn bình thường trong mối quan hệ của bạn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang phụ thuộc người kia quá mức.
Nhu cầu được trấn an liên tục về tình cảm
"Em thật xấu xí", bạn nói.
"Đừng nói vậy", người ấy của bạn trả lời. "Em thật đẹp!"
Vợ/chồng của bạn luôn nhanh chóng bênh vực bạn hoặc dành cho bạn những lời khen chân thành. Nhưng cho dù người ấy trấn an bạn bao nhiêu lần về tình yêu của họ dành cho bạn, sự hấp dẫn của họ đối với bạn, hoặc sự trung thành của họ với mối quan hệ này, bạn vẫn không bao giờ tin tưởng họ. Nhu cầu được trấn an liên tục này có thể gây tổn hại rất nhiều cho mối quan hệ của bạn.
Cảm thấy chán nản khi không ở bên nhau
Sẽ là bình thường nếu họ đi vắng vào cuối tuần mà không có bạn bên cạnh. Nhưng bạn lại rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc hoảng loạn khi nghĩ đến việc phải xa bạn đời trong một thời gian dài. Đây chắc chắn là một dấu hiệu cho thấy bạn đang là người phụ thuộc trong mối quan hệ và nó còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn. Bạn cần bắt đầu suy nghĩ cho chính mình và tập trung vào bản thân, không phải chỉ có mỗi người kia nữa.
Vợ sắp cưới gọi điện báo tin mừng lúc 5h sáng, tôi bủn rủn tìm thấy em trong bệnh viện Bẵng đi một tuần sau, tôi đang ở nhà thì chợt nhận được điện thoại từ chị vợ của anh đồng nghiệp. Tôi khá thân thiết với vợ chồng họ, chị ấy cũng biết rõ mối quan hệ của tôi và Lan. Nghe chị ấy thông báo mà tôi kinh hãi không thể tin được. Sáng hôm ấy, đúng lúc tôi vẫn đang...