Khi đi ăn lẩu có 5 món chỉ người “ngây thơ” mới gọi nhiều, càng ăn càng hại sức khỏe
Lẩu là món ăn rất ngon và nhiều người thích, tuy nhiên không phải món nào khi đi ăn lẩu cũng nên gọi nhiều.
Lẩu luôn là món ăn được nhiều người yêu thích vì có thể một ăn lúc được nhiều thực phẩm, rau xanh khác nhau. Không chỉ thế, vừa ăn lẩu, vừa nhâm nhi vừa nói chuyện vô cùng hấp dẫn. Lẩu ăn mùa nào cũng thích hợp nhưng riêng vào những ngày mát trời hay mùa đông thì lẩu chính là một gợi ý tuyệt vời cho những ai say mê món ăn nóng hổi này.
Có nhiều nguyên liệu để ăn cùng lẩu như hải sản, thịt bò, thịt trâu, dê, gà, cá, lòng lợn… cùng rau xanh các loại, miễn là bạn thấy thích. Thế nhưng, khi đi ăn lẩu, có 4 thứ tốt nhất bạn không nên gọi nhiều, ăn vào chỉ dễ gây hại sức khỏe.
1. Nước dùng trong veo, nhìn thấy cả đáy nồi
Nước dùng quyết định đến chất lượng của món lẩu vì thế không thể thiếu nó. Tuy nhiên, bạn nên tỉnh táo một chút khi ăn. Nếu thấy nồi nước dùng trong veo, thấy được cả đáy nồi thì tốt nhất nên hạn chế ăn, và không nên gọi thêm. Nhiều người cho rằng, nước dùng trong như vậy là do hầm xương to mà có, hoặc nghĩ chủ quán dùng nước luộc gà. Thế nhưng thực tế lại khác xa điều bạn nghĩ, thậm chí đó còn là một “cú lừa” khó có thể chấp nhận.
Những nồi nước dùng trong veo như vậy thực chất được chế từ nước không, cùng những phụ gia tạo đủ các loại vị như chua cay mặn ngọt, kèm ít cà chua, rau thơm… Những nồi nước dùng như vậy không chỉ có giá thành thấp mà chất lượng, dinh dưỡng cũng không có gì. Ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy bạn nên tránh nhé.
2. Các loại thịt viên
Rất nhiều người thích cho các loại thịt viên vào lẩu như cá viên, thịt bò viên, tôm viên… Những loại thịt viên này rất ngọt, ngon, dai, Tuy nhiên, thịt viên rất có thể được làm từ những vụn thịt thừa, thậm chí là thịt không còn tươi ngon rồi được cho thêm phụ gia vào để khử mùi cũng như tăng độ hấp dẫn của nó.
Không những vậy, thành phần tinh bột trong các loại thịt viên này khá nhiều, lượng thịt trong đó là rất thấp. Do không thể xác định được chất lượng của các viên thịt viên này, tốt nhất bạn không nên gọi chúng khi ăn lẩu.
Video đang HOT
3. Tiết vịt
Với một số quán lẩu vịt có thêm món tiết vịt cho vào lẩu nhưng hãy thử nghĩ xem, một con vịt làm gì có nhiều tiết như vậy. Còn các quán lẩu này lúc nào cũng có nhiều tiết để bán. Trên thực tế, hầu hết tiết vịt được bán đều bị pha tạp chất, thậm chí là dùng tiết từ động vật khác để pha thay thế. Vì vậy, khi không chắc chắn về nguồn gốc của nó, bạn đừng nên gọi tiết vịt khi ăn lẩu.
4. Sách bò, dê, trâu…
Ở một số quán lẩu chuyên về bò, dê, trâu hoặc lẩu Đài Loan, Trung Quốc… thường có món sách của bò, dê, hoặc trâu để nhúng ăn kèm. Món này rất ngon, dai giòn, ai cũng thích. Tuy nhiên, bạn có thể quan sát thấy, để giữ cho sách giòn, tươi, người ta thường bày chúng trên các bát đá. Nhìn trông bát rất đầy nhưng thực tế chỉ được vài lát sách này, còn chủ yếu là đá. Mỗi suất như vậy khá đắt mà bạn lại được ăn rất ít, nếu gọi nhiều thật sự rất phí tiền.
Hơn nữa, đây cũng là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa của động vật, do đó, chưa chắc nhà hàng đã làm sạch nó. Vì vậy trước khi ăn bạn cần suy nghĩ kỹ.
5. Mực
Mực ở nhiều quán lẩu không hề tươi ngon, chúng được bảo quản rất lâu. Chỉ cần nhìn màu mực trông không hề tươi mới, mắt mực đục, thịt nhớt, râu và đầu không còn dính chặt vào thân là chứng tỏ nó đã rất ươn rồi. Mực có thể đông lạnh vài tháng, ăn xong mực như vậy dễ gây khó chịu đường tiêu hóa.
Bạn nên gọi mực ở các quán lẩu chuyên về hải sản. Ở đó người ta thường nhập được mực tươi ngon, bảo quản mực cũng đúng cách. Không nên gọi mực ở các quán không chuyên về hải sản, mực không tươi, ăn không tốt cho sức khỏe.
Món cháo khoái khẩu hễ trời lạnh là ai cũng sốt sắng tìm ăn và những điều cần ghi nhớ rõ để tránh "nạp" cả ổ sán, rước bệnh vào người
Món cháo mang tên cháo lòng vốn được nhiều người vô cùng ưu ái bởi độ thơm ngon, béo ngậy cực hợp khi trời trở lạnh. Nhưng việc khuất mắt trông coi có thể khiến bạn nạp cả ổ sán vào bụng.
Trong danh sách những món ăn vỉa hè gây sốt theo mùa, cháo lòng là món ăn không thể thiếu trong tâm trí nhiều người mỗi độ trời chuyển lạnh. Một bát cháo lòng bốc khói nghi ngút đánh tan cái giá lạnh đang vây quanh người ăn, cơ thể cứ ấm nóng dần lên, người cứ tỉnh dần ra, hồng hào, tươi tắn. Tuy nhiên, món cháo lòng nơi vỉa hè thực chất không hề "lành". Khi ăn cháo lòng, chuyên gia khuyến cáo những điểm cần lưu ý sau, tránh nguy cơ nhiễm giun sán, nhất là khi ăn cháo lòng vỉa hè.
Món cháo lòng nơi vỉa hè thực chất không hề "lành".
Nội tạng lợn ăn kèm cháo lòng - Hãy kiểm soát để tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), bản thân món cháo lòng làm từ nước hầm xương hay nước luộc lòng được làm sạch và đun nấu kỹ thì không có vấn đề gì xảy ra cho sức khỏe. Vấn đề nằm ở chỗ, khi ăn cháo lòng không thể thiếu những món nội tạng lợn đi kèm.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nội tạng động vật như lòng lợn ăn kèm trong bát cháo chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Lượng chất này cao gấp nhiều lần so với thịt. Nếu thường xuyên ăn lòng lợn sẽ làm tăng mỡ máu, gây hại cho tim mạch.
Lòng lợn ăn kèm - Nơi khu trú của vô số loại ký sinh trùng, giun sán đứng đầu danh sách
Không chắc chắn đồ ăn kèm có đảm bảo vệ sinh nơi vỉa hè, đường phố hay không, chỉ biết, khi ăn cháo lòng, lòng lợn chỉ được nhúng ở dạng trần để đảm bảo độ ngon. Điều này tăng nguy cơ nạp cả búi sán vào cơ thể người thưởng thức.
"Đối với những loại lòng lợn, nội tạng đi kèm trong bát cháo lòng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng còn khiến cơ thể nhiễm các loại vi khuẩn có hại như Salmonella, E.Coli, Listeria monocytogenes hay tụ cầu... cực nguy hiểm, có thể gây ngộ độc thực phẩm cấp tính.
Đó là chưa kể khi làm lòng lợn, nhiều người bán hàng vô lương tâm có thể cho thêm chất tẩy trắng để món lòng trông sạch, trắng và không còn mùi hôi của lòng. Lòng lợn thối sau khi được tháo dỡ sẽ được tẩy rửa hóa chất, được phù phép lại tươi roi rói, thơm ngon đúng điệu.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, hiện nay tình trạng sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa giúp lòng lợn trắng sáng, không còn mùi hôi thối làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn là chuyện rất phổ biến và vô cùng nhức nhối.
Đối với những loại lòng lợn, nội tạng đi kèm trong bát cháo lòng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng còn khiến cơ thể nhiễm các loại vi khuẩn có hại như Salmonella, E.Coli, Listeria monocytogenes hay tụ cầu...
Vậy, khi ăn cháo lòng cần chú ý những điều gì?
Chuyên gia khẳng định, cháo lòng dù ngon đến mấy cũng đừng chỉ xét theo tiêu chí ngon, trước hết ăn uống cần đảm bảo sạch sẽ đã. Để ăn cháo lòng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tốt cho sức khỏe cần chú ý các tiêu chí sau:
- Chỉ ăn ở những cửa hàng có uy tín, nắm rõ được nguồn gốc của lòng lợn hàng ngày.
- Nhìn bằng mắt: Lòng lợn ngon có ống ruột căng phẳng phiu và tròn, ruột non có màu trắng hồng, nhẵn nhụi, không có mùi lạ.
- Khi sờ: Lòng có sự đàn hồi, độ dẻo dính. Nếu không có hoặc xuất hiện những nốt u cục như hạt gạo thì không được mua vì dễ là lợn bệnh.
Cháo lòng dù ngon đến mấy cũng đừng chỉ xét theo tiêu chí ngon, trước hết ăn uống cần đảm bảo sạch sẽ đã.
- Cháo lòng dù rất ngon nhưng chỉ nên ăn nhiều nhất 2 lần mỗi tuần, không nên ăn nhiều vì lượng calo, cholesterol quá cao. Khi ăn cháo lòng có thể giảm bớt việc ăn lòng lợn, nội tạng lợn để giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu được thì tốt nhất nên tự làm lòng lợn, nấu cháo lòng và thưởng thức tại nhà để mọi thứ trong tầm kiểm soát.
- Nhóm đối tượng không nên ăn cháo lòng: Phụ nữ mang thai, người bị cảm, cơ thể mệt mỏi, người đang gặp vấn đề tiêu hóa, đường tiêu hóa kém. Đối với những người béo phì hoặc mắc bệnh tim mạch thì kiêng hẳn cháo lòng là việc làm đáng được khuyến khích.
Ăn quá nhiều rau răm có thể làm suy giảm ham muốn tình dục Rau răm là loại rau gia vị rất quen thuộc và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, nếu sử dụng rau răm quá thường xuyên có thể gặp tình trạng suy giảm ham muốn tình dục. Rau răm (thủy liễu) có vị cay, tính ấm, không có độc, có tác dụng chữa đau bụng lạnh, các...