Khi cho trẻ nằm phòng điều hòa, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ 5 nguyên tắc này
Sử dụng điều hòa không đúng cách có thể gây cho trẻ những căn bệnh đường hô hấp nguy hiểm. Dưới đây là 5 nguyên tắc mẹ cần tuyệt đối tuân thủ khi cho trẻ nằm điều hòa.
Điều hòa là an toàn với trẻ nhỏ nếu như biết sử dụng hợp lí và đúng cách. Các bác sĩ nhi khoa cũng đưa ra lời khuyên cha mẹ nên bật điều hòa ở nhiệt độ thích hợp khi thời tiết nắng nóng.
Nếu nhiệt độ phòng quá cao, trẻ sẽ bị nóng và sẽ có nguy cơ bị SIDS (viết tắt của bệnh đột tử) loại này ít gặp ở trẻ nhỏ khoảng 1 tháng tuổi , nhưng thường hay gặp ở những trẻ từ tháng tuổi thứ 2 trở đi và gần 90 % các trường hợp đột tử ở trẻ nhỏ xảy ra ở độ tuổi dưới 6 tháng tuổi. Nguy cơ này giảm khi trẻ trên 1 tuổi. Chính vì vậy, trẻ cần được nằm trong phòng có điều hòa nếu thời tiết quá nóng bức để giảm thiểu những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé và giảm thiểu tối đa các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những chứng bệnh như viêm phổi, viêm tiểu phế quản… khi sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh bố mẹ cần nắm vững những vấn đề sau đây:
Sử dụng điều hòa cho trẻ cần chú ý lựa chọn nền nhiệt độ phù hợp
Lựa chọn nền nhiệt độ phù hợp để hạn chế tối đa bệnh hô hấp ở trẻ (Ảnh minh họa)
Khi cho bé nằm điều hòa, mẹ nên chú ý nhiệt độ trong phòng không được quá chênh lệch so với ngoài trời. Để an toàn cho bé, tốt nhất bạn không nên để điều hòa ở chế độ chênh lêch với nhiệt độ ngoài trời quá 7 độ C.
Với trẻ sơ sinh, nhiệt độ phòng phù hợp có thể là 30-32 độ C, trẻ nhũ nhi sẽ đủ ấm ở nhiệt độ 28-29 độ C, trẻ lớn và người lớn hơn thì nhiệt độ có thể giảm xuống còn 26-27 độ C. Nếu thấy trẻ ra mồ hôi thì bạn nên hạ nhiệt độ xuống khoảng 0,5-1 độ.
Ở nhiệt độ này các bé sẽ không bị nóng hay đổ mồ hôi , bé sẽ có giấc ngủ ngon hơn. Đặc biệt nếu trong phòng bé có sử dụng điều hòa thì bạn cũng không nên tin tưởng vào đồng hồ hiển thị trên máy điều hòa mà bạn nên mua dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm để biết chính xác hơn về nhiệt độ trong phòng bé.
Video đang HOT
Không để điều hòa thốc thẳng vào người trẻ
Hệ hô hấp của trẻ nhỏ còn rất yếu chính vì vậy nếu để điều hòa thốc thẳng vào người bé sẽ khiến con dễ mắc phải các bệnh như: viêm mũi, viêm phế quản, đau họng, cảm lạnh,… Thế nên bạn hãy đảm bảo rằng vị trí bé nằm ngủ được cách xa luồng gió lạnh thốc ra từ điều hòa.
Tốt nhất vị trí đặt điều hòa nên ở trên cao, cánh cửa gió của điều hòa không đặt trực tiếp hướng về phía trẻ nằm, cũng không đặt tốc độ quạt gió quá mạnh. Nên đặt ở tốc độ quạt gió thấp nhất và để ở chế độ quay, tuyệt đối không để ở chế độ chạy thẳng một góc.
Không nên cho trẻ nằm điều hòa quá lâu
Dù thời tiết nắng nóng nhưng bố mẹ cũng không nên cho bé nằm điều hòa 24/24 bởi nếu bạn bật điều hòa cả ngày thì không khí không chỉ dừng lại ở việc mát mà có thể chuyển sang lạnh, tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ.
Cho trẻ nằm điều hòa 24/24 gây hại rất lớn đối với sức khỏe trẻ (Ảnh minh họa)
Mỗi ngày, ít nhất bạn phải 2 lần tắt điều hòa, mở hết các cửa, dùng quạt thổi hết không khí tù đọng ra ngoài, đồng thời kết hợp đón ánh nắng vào phòng càng nhiều càng tốt để căn phòng mát mẻ và ấm ám, tạo cho trẻ cảm giác dễ chịu hơn.
Khi đang trong phòng điều hòa, không đột ngột đưa trẻ ra ngoài trời
Khi trẻ đang ở trong phòng điều hòa bạn tuyệt đối không được phép đột ngột đưa trẻ ra ngoài trời bởi rất nguy hiểm, dễ khiến trẻ bị sốc nhiệt vì chênh lệch nhiệt độ. Nếu muốn đưa trẻ ra ngoài, bạn hãy tắt điều hòa nhiệt độ, để trẻ tiếp tục ngồi trong phòng một lúc. Sự tăng nhiệt độ dần của căn phòng sẽ giúp trẻ dễ thích nghi hơn, đến khi nhiệt độ trong phòng gần với nhiệt độ ngoài trời, lúc đó mới nên đưa trẻ ra ngoài.
Vệ sinh điều hòa và phòng ngủ của trẻ thường xuyên
Phòng bật điều hòa cần được thường xuyên dọn vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn, nấm mốc tích tụ lâu ngày tránh sinh bệnh cho bé.
Ngoài ra việc điều hòa hoạt động liên tục sẽ tích tụ các vi khuẩn, các mảng bám bên trong gây hại rất lớn đối với sức khỏe của trẻ, làm trẻ dễ mắc bệnh. Bạn nên vệ sinh điều hòa thường xuyên ( 1-2 tuần/ lần) để làm sạch và loại bỏ những nấm mốc, vi khuẩn gây hại sức khỏe, bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Theo giadinhvietnam
4 lợi ích mà giấc ngủ trưa mang lại cho trẻ
Sau khi nghiên cưu 3.000 tre em co thoi quen ngu trưa thương xuyên, cac chuyên gia tai Đại học Pennsylvania (My) đa chia se những lợi ích ma giấc ngu trưa mang lai.
1. Tăng khả năng sáng tạo
Tre em ngu trưa đu giâc, thương xuyên, co bô nao ghi nhơ dư liêu tôt hơn, tre hoc cac bô môn ngôn ngư tôt hơn so vơi tre it ngu trưa.
2. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Ngủ trưa có thể làm giảm các hormone gây căng thẳng như cortisol và neuroendocrine bên trong cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
3. Tăng cương sức chịu đựng
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Sports (My) cho thây, ngủ trưa 30 phút trước khi hoạt động thể chất cường độ cao có thể giup tăng cường mức độ chịu đựng cho người lớn lẫn tre em.
4. Cải thiện trí nhớ
Nếu cha mẹ muốn cải thiện kết quả học tập của con, hãy đảm bảo rằng bé được ngủ trưa khoang nửa tiếng trong ngày.
Các nghiên cứu cho thấy, một giấc ngủ trưa ngăn có thể giup tăng cường khả năng lưu giữ trí nhớ tôt cho tre.
Theo TGTT
Trẻ sống chung với người hút thuốc nguy cơ cao mắc bệnh về đường hô hấp Phổi của trẻ vốn chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất độc trong khói thuốc. Do đó, việc hút thuốc thụ động từ khói thuốc của người xung quanh sẽ khiến trẻ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. PGS. TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng...