Khi ăn ổi phải nhớ kỹ điều này nếu không muốn rước họa vào người
Bạn có biết, ăn ổi vào mùa thu cũng cần nắm rõ những nguyên tắc sau nếu không muốn rước bệnh vào thân?
Cứ mỗi độ thu sang, ổi dường như cũng đến lúc cho trái chín cuối mùa với hương thơm, vị ngọt đậm đà hơn hẳn. Người ta thích ăn ổi vào mùa thu không chỉ bởi thứ hương thơm vô cùng đặc trưng của ổi quyện lẫn sắc trời sang thu mà còn bởi giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại.
Là những trái chín cuối mùa, uống đẫm sương đêm và gió heo may đầu mùa, ổi dường như trở nên đậm đà hơn hẳn, ấn tượng hơn hẳn với giá trị dinh dưỡng của nó vào mùa thu – mùa của bồi hồi, mong ước.
Chính vì thế, bao năm rồi lời thơ của Hữu Thỉnh vẫn cứ thoang thoảng đâu đây mỗi độ thu về: “Bỗng nhận ra hương ổi – Phả vào trong gió se…” và khiến lòng người náo nức. Chúng ta tìm kiếm những trái ổi chính cuối mùa nhưng cũng là những trái ngon nhất, đặc sắc nhất để thỏa thuê ước vọng gói trọn một trời thu.
Nhưng bạn có biết, ăn ổi vào mùa thu cũng cần nắm rõ những nguyên tắc sau nếu không muốn rước bệnh vào thân?
Hạt ổi rất tốt nhưng phải nghiền nát trước khi nuốt
Theo PGS.TS Trần Đình Toán (Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), hạt ổi giàu chất xơ, có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu mật, kiểm soát sự hấp thu chất béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đang ăn hạt ổi không đúng cách. Đa số là chỉ nhai qua rồi nuốt. Điều này vô hình chung biến hạt ổi thành thứ thuốc độc gây hại sức khỏe của bạn.
Hạt ổi giàu chất xơ, có tác dụng ngăn chặn sự hấp thu mật, kiểm soát sự hấp thu chất béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol.
Khuyến khích ăn ổi cả vỏ đối với những người khỏe mạnh bình thường
Video đang HOT
Trừ khi mắc bệnh tiểu đường, còn thì bạn nên ăn ổi cả vỏ. Đúng là bình thường khi ăn bất cứ loại hoa quả nào, tốt hơn hết là chúng ta nên gọt bỏ vỏ để ngăn chặn dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật… Tuy nhiên, nếu bạn biết chắc đó là ổi sạch thì các chuyên gia khuyến khích nên ăn cả vỏ vì vỏ ổi có hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào.
Giải pháp: Trước khi ăn nên ngâm rửa cẩn thận để loại bỏ các hóa chất, nên chọn mua ổi ở những cửa hàng có uy tín, cửa hàng quen… hoặc nguồn ổi bạn biết rõ quá trình trồng trọt… để có thể tự tin ăn cả vỏ, thu được hàm lượng dinh dưỡng tối đa.
Đối tượng cần hết sức cẩn trọng khi ăn ổi
Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), ổi có chỉ số đường huyết cao với GI = 78 nên nếu ăn không đúng cách sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Điều này gây ra bất lợi lớn cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu tình trạng kéo dài, người bệnh có nguy cơ phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, hoại tứ chi, thậm chí là tử vong.
Ổi có chỉ số đường huyết cao với GI = 78 nên nếu ăn không đúng cách sẽ làm cho đường huyết tăng cao.
Theo chuyên gia, bệnh nhân tiểu đường muốn đảm bảo ăn ổi tốt cho sức khỏe cần chú ý không dùng nước ép ổi uống hàng ngày, ăn ổi ngay trước hoặc ngay sau ăn bữa chính, ăn ổi thả ga, không hạn chế số lượng.
Giải pháp: Bệnh nhân tiểu đường khi ăn ổi cần chú ý gọt sạch vỏ quả vì đây là bộ phận có thể làm tăng đường huyết nhanh, ăn trước bữa chính 1 giờ hoặc sau bữa chính 2 giờ, khoảng cách ăn giữa 2 lần là 6 giờ, không ăn quá 2 quả ổi nhỏ mỗi ngày để tránh nguy cơ tăng đường huyết.
- Bệnh nhân bị bệnh dạ dày
Do ổi cứng, nếu nhai không kỳ sẽ bắt dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, từ đó khiến các cơn đau dạ dày thêm nặng nề. Ổi cũng giàu tính axit nên khi ăn và uống nước ép ổi lúc bụng đói sẽ khiến tình trạng đau dạ dày tấn công bạn.
Giải pháp: Bệnh nhân dạ dày nên ăn ở mức độ vừa phải, tuyệt đối không được lạm dụng. Tuyệt đối không ăn ổi cũng như uống nước ép ổi lúc bụng đói.
Bệnh nhân dạ dày nên ăn ở mức độ vừa phải, tuyệt đối không được lạm dụng.
- Phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú nếu xuất hiện dấu hiệu táo bón cần ngừng ăn ổi. Chất xơ trong ổi rất lớn, khi vào cơ thể sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hóa hết. Đối với phụ nữ mang thai, thai nhi càng lớn sẽ càng chèn ép dạ dày và đường ruột, thêm yếu tố thay đổi thất thường trong cơ thể mẹ bầu… có thể khiến tình trạng đầy hơi, táo bón thêm nặng nề hơn.
Giải pháp: Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn muốn ăn ổi trong thời gian mang thai cũng như cho con bú để vừa nạp được dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, vừa ngăn ngừa tình trạng táo bón không mong muốn.
Theo afamily
Lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường đi du lịch
Nếu bạn bị tiểu đường, việc đi du lịch thường đi kèm với một số hành lý bổ sung. Dưới đây là một số lời khuyên đi lại mà bệnh nhân tiểu đường cần ghi nhớ, theo trang India.com.
Kiểm tra đường huyết - ShutterStock
Gặp bác sĩ của bạn trước khi đi du lịch
Hãy đến bác sĩ để kiểm tra một vài tuần trước khi lên đường để nhận được lời khuyên mà bạn cần để giữ sức khỏe trong suốt chuyến đi. Thuốc của bạn có thể cần được điều chỉnh nếu bạn bay qua các múi giờ, hoặc nếu bạn tham gia hoạt động cần dùng sức, theo trang India.com.
Đóng gói đủ thuốc trị tiểu đường
Đóng gói ít nhất gấp đôi hoặc thêm hai tuần thuốc cần dùng cùng vật liệu kiểm tra đường huyết. Đóng gói tất cả các thứ này trong một túi xách tay riêng biệt tiện dụng mọi lúc. Hãy chắc chắn rằng bạn đóng gói bất kỳ loại thuốc bổ sung nào bạn có thể đã được kê đơn, chẳng hạn như các viên thuốc chống nôn ói và tiêu chảy.
Cũng đừng quên mang theo một số viên kẹo, bánh quy hoặc nước ép trái cây để dùng trong trường hợp lượng đường trong máu của bạn giảm quá thấp. Chuẩn bị khăn ướt để làm sạch ngón tay lúc di chuyển trước khi chích chúng để kiểm tra đường huyết.
Đeo vòng đeo tay y tế
Bạn phải đeo vòng đeo tay y tế thông báo bạn bị tiểu đường. Điều này đặc biệt hữu ích trong trường hợp bạn đi du lịch một mình và gặp phải tình trạng khẩn cấp về y tế, theo trang India.com.
Khôn ngoan lựa chọn thực phẩm
Bạn có thể thưởng thức các món ăn địa phương nhưng cần chú ý đến các thành phần và vệ sinh, vì cơn đau bụng có thể làm hỏng kỳ nghỉ của bạn và ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Cẩn thận với những chuyến du ngoạn ngoài trời
Tránh đi chân trần và mang giày dép thoải mái. Kiểm tra bàn chân của bạn để xem có vết cắt hoặc vết bầm tím hay không.
Cẩn thận hơn nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh
Nếu bạn đi du lịch ngoài trời vào mùa hè, hãy giữ thuốc và insulin cách nhiệt và tránh ánh nắng trực tiếp càng nhiều càng tốt. Nếu thời tiết lạnh nhiều, hãy nhớ lượng đường của bạn có thể tăng lên trong khi nhiệt độ có thể khiến cho ngón tay của bạn khó kiểm tra máu hơn. Duy trì hoạt động và kiểm tra thường xuyên mức độ đường trong máu bạn, theo trang India.com.
Theo Thanh niên
Thay đổi cách thức uống nước để tránh gây tổn hại lượng đường huyết, tim, thận và dạ dày Uống nước không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết, tổn thương tim mạch, thận và dạ dày. Bạn nên chú ý thời điểm, lượng nước uống phù hợp để mang lại lợi ích tốt nhất cho cơ thể. Uống nước là điều đơn giản và phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày. Chắc chắn đa số nghĩ...