Khác biệt phở Hà Nội xưa và nay
Phở Hà Nội xưa được bán trên gánh hàng rong, nước dùng đậm mùi hồi, quế và xương bò ninh nhiều tiếng, người đi từ xa cũng muốn thưởng thức.
Trong ký ức của nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết (68 tuổi), cũng là một người gốc Hà Nội, trước đây phở là món để “ăn mà thưởng thức”. Đặc biệt vào thời bao cấp, những đứa trẻ – trong đó có bà Ánh Tuyết, thời bấy giờ cứ hễ ốm, sốt cao sẽ được bố mẹ dỗ dành bằng phở. Dường như ai cũng tin rằng, phở kỳ diệu đến mức “cứ ăn là khỏi ốm”.
Phở trước đây được bán trên những gánh hàng rong. Một bên quang gánh đựng bát, đũa, thìa, bánh phở. Bên còn lại là nồi nước dùng nóng hổi, khi hết người bán sẽ về lấy thêm và tảng thịt bò luộc chín khoảng 2 kg được treo bằng lạt ở phía trên.
Nước dùng phở được ninh từ xương bò tới 10 tiếng và rất đậm mùi quế, thảo quả và hoa hồi. Người bán thường chọn loại quế, khi nhấm thử thấy vị cay cay nhưng lưu lại trong họng vị ngọt, còn hoa hồi là loại nhỏ có cánh mỏng. Những gia vị này thường được nướng trước khi nấu, giúp mùi hương đặc trưng của phở thơm nhưng không nồng. Vì vậy, khi gánh phở dừng ở đâu thì mùi hương dậy trong gió, khiến người đạp xe hay đi bộ từ xa đều nhận ra và muốn thưởng thức. Nước dùng khi ấy có thể ninh thêm sá sùng cho đậm ngọt và gia giảm bằng nước mắm.
Loại bánh phở người bán hàng trước đây dùng thường to nhưng không dày, để giữ được độ mềm khi ăn. Nạm bò thường được dùng để làm thịt chín vì khi luộc không bị khô. Thịt tái, người ta có thể chọn bắp bò hoặc từ “lõi rùa”. Sau khi chần, phở và thịt được xếp vào bát, bên trên có hành lá, hành củ, rau mùi Láng và thơm Láng. Nước béo chan vào bát còn nóng hổi, thực khách có thể thêm chanh cốm, giấm tỏi ớt, khi ăn các thành phần quyện vào nhau rất hài hòa. Phở còn được ăn kèm quẩy, đôi khi trộn cơm nguội để ăn no hơn.
Phở phải được thưởng thức qua cả mùi và vị. Trên ảnh là phở do nghệ nhân Ánh Tuyết nấu theo công thức truyền thống. Ảnh: Minh An
Ngày nay, khi kinh tế và đời sống ngày càng phát triển, phở được bán trong các cửa hàng từ bình dân đến sang trọng, người ta cũng vì thế mà thường xuyên được thưởng thức món ăn này hơn.
Bên cạnh những nguyên liệu truyền thống, nước dùng phở ngày nay có thể được gia giảm bằng mì chính, hạt nêm hoặc những gia vị phở sẵn có. Ngoài ra, hoa hồi, quế, thảo quả cũng được giảm bớt nên nước dùng không đậm mùi như phở xưa. Khi ăn, thực khách có thể yêu cầu phở nước trong hoặc nước béo.
Video đang HOT
Bánh phở ngày nay cũng rất đa dạng kích thước, độ dày mỏng. Thịt trong phở cũng có nhiều loại, nhiều cách chế biến như gàu hay bắp bò xào lăn, thậm chí là cả thịt bò nhập khẩu từ Australia, Nhật Bản… Nhiều cửa hàng cũng phục vụ nhiều loại rau ăn kèm như hành tây, giá và rau thơm.
Phở nay còn có thể được ăn kèm trứng chần. Ảnh: Kiều Dương
Theo nghệ nhân Ánh Tuyết, quá trình phát triển của phở là quy luật tất yếu, khi khẩu phần ăn của thực khách ngày càng đa dạng. Tuy nhiên, không nên bàn cãi rằng phở xưa hay ngày nay ngon hơn, vì cảm nhận và định nghĩa cái ngon còn phụ thuộc vào khẩu vị, thói quen của từng người.
4 món cùng tên nhưng khác cách chế biến ở Hà Nội và TP.HCM
Các món ăn ở Hà Nội và TP.HCM có cách chế biến khác nhau để phù hợp với khẩu vị từng vùng.
Dù có bản chất giống nhau, một số món ở hai thành phố vẫn có sự khác biệt về hương vị, cách làm. Điều này đem đến trải nghiệm ẩm thực thú vị cho khách du lịch.
Bánh mì
Món ăn này phổ biến ở cả hai thành phố và có thể dùng vào mọi bữa ăn trong ngày. Về cơ bản, hai loại đều có chung công thức bánh kẹp nhân. Tuy nhiên, ở Hà Nội, món này chủ yếu được ăn kèm pate, trứng (không tính các loại biến tấu như bò nướng, phô mai...). Trong khi đó, ở Sài thành, bánh mì có thể ăn kèm với thịt viên, thịt nướng.
Bánh mì Hà Nội (trước) không to như bánh mì TP.HCM (sau). Ảnh: Bachuaviahe, Stormscape.
Điểm khác biệt lớn nhất là ở phần nhân. Phóng viên tờ SCMP từng phỏng vấn một chủ hàng bánh mì nổi tiếng và đưa ra kết luận phiên bản TP.HCM thường đầy đặn hơn. "Họ thường thêm đủ các thứ có thể vào trong. Do đó, bánh mì ở TP.HCM rất bự", người này nói.
Nhiều người từng ăn bánh mì ở cả hai nơi nói phiên bản miền Nam khá to. Đôi khi, bạn phải chia đôi để ăn. Bánh mì Hà Nội lại vừa vặn, đủ no bụng.
Phở
Phở là đặc sản Hà Nội. Món này về cơ bản gồm nước dùng ninh từ xương bò, gừng nướng, bánh phở, thịt, hành, trứng chần và quẩy.
Phần nước dùng của phở Hà Nội thường thanh. Nước dùng của phở Sài thành có vị ngọt. Ngoài ra, quẩy là thứ hiếm thấy ở TP.HCM. Nhiều người sành ăn nhận xét "bát phở thiếu quẩy, trứng chần coi như bớt ngon một nửa".
Phở Hà Nội (trước) có thêm quẩy và chỉ ăn kèm hành. Ảnh: The.mini.cindy, Thediningchair.
Ở Hà Nội, người dân chỉ ăn phở kèm hành. Tại TP.HCM, bát phở thường có thêm các loại rau thơm, giá.
Ốc
Trong chương trình Street Food, chuyên gia ẩm thực được Netflix lựa chọn đã tuyên bố ốc là món ăn đặc trưng của Sài thành, thay vì bánh mì hay cơm tấm... Điều này đã dẫn đến khá nhiều tranh cãi khi chương trình mới được phát sóng. Tuy nhiên, nhiều tín đồ ăn uống thừa nhận ốc ở TP.HCM có một sự khác biệt khá lớn.
Ốc ở TP.HCM (sau) đa dạng về cách chế biến và được đánh giá cao. Ảnh: Eatenbylong, Hoanglam.foodie.
Cách chế biến của người Sài thành có sự đa dạng hơn. Món ốc ở TP.HCM được làm theo nhiều cách, ví dụ như xào dừa, sốt me, phô mai... Hiện nay, các món này đã được du nhập ra Hà Nội nhiều và trở nên phổ biến. Tuy nhiên, ốc truyền thống ở Hà Nội thường chỉ được luộc chấm mắm, ăn kèm sung.
Cà phê
Người Sài thành có niềm đam mê lớn với cà phê. Họ có thể uống cà phê mọi thời điểm trong ngày. Người Hà Nội cũng thích uống cà phê nhưng tần suất chưa "dày" như người TP.HCM.
Điều gì làm nên hương vị riêng cho tô phở bò Nam Định? Phở bò Nam Định nức tiếng được nhiều người biết đến là ngon nhờ hương vị riêng. Món ăn còn làm nên nét đẹp văn hóa ẩm thực cho đất Bắc. Món ăn lâu đời này luôn là niềm tự hào của người dân Nam Định Phở bò Nam Định gồm bánh phở, thịt bò, nước phở và một số gia vị nhưng...