Khả năng giết người của dược phẩm
Nhiều loại thuốc điều trị bệnh hiệu quả nhưng vẫn có thể có tác dụng phụ gây phản ứng có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Trao đổi tại hội thảo Cảnh giác dược và ứng dụng lâm sàng do Hội dược học TP HCM tổ chức chiều 14/7, thạc sĩ Đỗ Văn Dũng, Phó tổng thư ký Hội dược học TP HCM khuyến cáo các bác sĩ cần chú trọng đến thông tin cảnh giác dược trước khi kê toa cho bệnh nhân.
Theo ông Dũng, không có loại thuốc nào có tác dụng duy nhất mà có thể gây nhiều phản ứng trên các cơ quan khác nhau của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy có đến 19% bệnh nhân nằm viện gặp một tác dụng phụ có hại của thuốc, trong đó 70% phản ứng có hại của thuốc có thể phòng ngừa được.
“Các phản ứng có hại của thuốc xếp thứ tư trong 6 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ. Thống kê cho thấy chỉ từ năm 2004 đến 2006, sai sót trong điều trị ở Mỹ đã làm cho 238.337 trường hợp tử vong và chi phí chăm sóc y tế lên đến 8,8 tỷ USD”, ông Dũng nói.
Ở Đức, chi phí y tế do tác hại của thuốc gây ra là 588 triệu đô la một năm, ở Anh con số này là 847 triệu đô la. Còn theo dữ liệu cảnh giác dược tại Pháp, từ năm 1993-2009 ghi nhận 21.000 trường hợp bị tác dụng phụ do thuốc, 150 trường hợp có tác dụng phụ Parkinson.
Sự nguy hại từ phản ứng đi kèm của thuốc khiến các chuyên gia luôn đưa ra những cảnh báo dù mức độ nguy hại của thuốc là ở mức thấp. “Cụ thể, Vastarel với hoạt chất Trimetazidine vốn dùng điều trị cho bệnh nhân mạch vành, từ khi đưa ra thị trường vào năm 1964 luôn được cảnh báo để bác sĩ đề phòng tác dụng phụ khi kê toa cho bệnh nhân Parkinson”, Phó tổng thư ký Hội dược học TP HCM nói.
Video đang HOT
Giáo sư Đặng Vạn Phước, Chủ tịch hội Tim Mạch TP HCM cũng cho rằng, cảnh giác dược là vấn đề quan trọng mà bác sĩ cần lưu tâm. Theo ông Phước, bác sĩ cẩn trọng đối với vấn đề này sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ phản ứng thuốc.
Theo giáo sư Phước, chìa khóa cho quá trình an toàn thuốc là phải dự phòng và giám sát sử dụng. Về dự phòng, cần thực hành tốt sản xuất thuốc, phân phối và bảo quản, kê đơn thuốc, hướng dẫn điều trị chuẩn và phát thuốc.
Về giám sát, các bác sĩ nên nắm rõ các thông tin về phản ứng có hại của thuốc đã được ghi nhận trước đây hoặc chưa ghi nhận để từ đó khắc phục các sai sót trong điều trị, theo khuyến cáo của giáo sư Phước.
Theo VNE
Mù mắt vì dị ứng thuốc đau đầu
Sau 5 ngày uống thuốc đau họng, chị T bị nổi bọng nước, lở loét, huyết áp tăng đột ngột và được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Dị ứng miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn, Trung tâm Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày TT tiếp nhận khoảng 10 ca nhập viện điều trị do dị ứng thuốc. Nhiều trường hợp bị dị ứng nặng gây sốc phản vệ và đe dọa tính mạng người bệnh.
Do thời tiết nắng nóng bệnh dịch gia tăng, người bệnh tưởng đơn giản nên thường tự mua thuốc về điều trị. "Bệnh nhân dùng thuốc theo kiểu bủa vây, dùng thuốc chưa có chỉ định, thậm chí bản thân họ cũng chưa rõ đang uống những loại thuốc gì và công dụng của nó ra sao". BS Đoàn cho biết,.
Bệnh nhân bị dị ứng thuốc. (Ảnh do BS cung cấp)
Trường hợp gần đây nhất là em Nguyễn Văn K, 14 tuổi bị đau đầu. Sau 2 ngày uống 4 viên panadol 500 mg (chứa thành phần paracetamol) bỗng xuất hiện hội chứng Steven Johnson (hội chứng gây tổn thương hồng ban đa dạng ở da và niêm mạc do dị ứng hoặc nhiễm siêu vi, vi trùng, có thể gây biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm phổi, mất nước, rối loạn điện giải). Mặc dù được điều trị tại Trung tâm một thời gian dài nhưng do tổn thương quá nặng bệnh nhân đã bị mù hoàn toàn.
Bệnh nhân Nguyễn Thị M. 28 tuổi bị viêm họng. Sau 3 ngày uống amoxylin 500 mg (2 viên/ngày) xuất hiện tổn thương trên da, loét bờ mi, tăng tiết nhày, loét da và niêm mạc mắt phải nằm điều trị dài ngày tại TT Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng, BV Bạch Mai.
Bệnh nhân Hoàng Thị X. 29 tuổi bị viêm màng não. Sau khi tiêm bắp 2 lọ pennesilin xuất hiện sốt cao, li bì cộng với những đám trượt trên da, loét các hốc tự nhiên.
Lở loét toàn thân do dị ứng thuốc tây. (Ảnh do BS cung cấp)
PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn cho biết: "Những bệnh nhân bị dị ứng thuốc là phản ứng quá mức gây hại cho người bệnh khi họ tiếp xúc với thuốc. Dị ứng thuốc như các trường hợp BS. Đoàn gặp phải đều không phụ thuộc vào liều lượng thuốc. Trường hợp bị dị ứng thuốc thì hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra mức độ nhạy thuốc cực lớn, nhất là khi dùng thuốc lần đầu. Thông thường cơ thể của chúng ta thường sản sinh ra các chất kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn. Có trường hợp dùng thuốc lần đầu không bị dị ứng nhưng lần tiếp theo lại bị dị ứng. Những loại thuốc dễ gây dị ứng gồm có penesilin và các loại thuốc kháng sinh khác".
Dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu của dị ứng thuốc như: xuất hiện từng mảng da sưng tấy đỏ và đau, sờ vào đau rát, nốt phồng chứa nước xảy ra gần vị trí môi và mắt... Một trong những dấu hiệu dị ứng nguy hiểm là kiểu kháng thể phản vệ, nó xảy ra sau vài giờ khi dùng thuốc, khó thở, thở khò khè, phát ban trên cơ thể, sưng mặt, chân tay run rẩy, đi không vững, suy yếu toàn thân, tim đập nhanh, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. PGS. TS. Nguyễn Văn Đoàn cho biết.
Trực tiếp điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương da, tổn thương mắt, gan, thận do dị ứng thuốc, BS Đoàn khuyến cáo người bệnh không tự mua thuốc điều trị bệnh, chỉ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng theo sự mách bảo hay mượn đơn thuốc của người khác khi thấy cùng triệu chứng. Không dùng thuốc mất nhãn, chuyển màu hay có vật lạ, kết tủa trong ống thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
Sau khi tiếp xúc với thuốc tân dược, thuốc Đông Y, thức ăn, thực phẩm chức năng nếu thấy các dấu hiệu bất thường như nổi ban đỏ, sẩn ngứa trên da, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, nhịp tim nhanh, khó thở, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị bệnh. Theo vietbao
canxi bị nghi gây đau tim Một nghiên cứu cho thấy việc uống viên canxi thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ đau tim, song một số chuyên gia không đồng tình với kết luận đó. Canxi là một trong những vi chất quan trọng nhất của cơ thể, bởi nó tạo nên hệ xương và tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất. Phụ nữ lớn...