Kế hoạch của Bộ Giáo dục “sưởi ấm trái tim” những học sinh, giáo viên thiệt thòi
Kế hoạch số 29/KH-BGDĐT minh chứng cho sự quan tâm, chăm sóc của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo với giáo viên, học sinh, địa phương còn khó khăn.
Ngày 11/1/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra văn bản Kế hoạch số 29/KH-BGDĐT về Kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021-2025.
Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ vai trò kết nối nguồn lực xã hội, tạo dựng mô hình, tổng hợp thông tin, kết quả; ghi nhận đóng góp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đồng hành với các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc hỗ trợ các địa phương và cơ sở giáo dục xây dựng trường học an toàn, thân thiện theo mục đích đặt ra trong Kế hoạch.
Xây dựng các văn bản ký kết, giao ước kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện; tại mỗi địa phương cần rõ về đầu việc, hạng mục, tiêu chí và nhiệm vụ theo giai đoạn và từng năm.
Thành lập Ban điều phối để cập nhật thông tin, theo dõi, kết nối, đôn đốc việc triển khai các văn bản ký kết; đề xuất hình thức ghi nhận những cá nhân, tổ chức có nhiều đóng góp nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; tham mưu tổng kết, đánh giá kết quả việc kết nối nguồn lực xã hội khi kết thúc giai đoạn và triển khai kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Nhạn Môn, huyện Pác Nặm nhận áo ấm và ủng từ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: Bộ giáo dục và Đào tạo)
Theo đó, địa phương được hỗ trợ nguồn lực xã hội để xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021-2025:
Video đang HOT
- Giai đoạn 2021 – 2025:
Lựa chọn 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Quảng Nam, Tuyên Quang, Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bình Thuận, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bình Dương, Đồng Nai.
Mỗi địa phương chọn một huyện, mỗi huyện chọn 20 trường, mỗi trường chọn 01 giáo viên, 01 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và 10 trẻ em, học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn vượt khó để tặng quà theo mức quy định trước khi khảo sát hoặc đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực (trong đó có 10 trường mầm non, 05 trường tiểu học, 05 trường trung học cơ sở).
- Năm 2021 lựa chọn 10 tỉnh: Quảng Trị, Quảng Bình, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Kon Tum, Đắk Nông, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Như vậy, nhiều đối tượng giáo viên, học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn vượt khó ở nhiều địa phương sẽ được tặng quà.
Cũng tại Kế hoạch Kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021-2025, về nhiệm vụ tổ chức buổi gặp mặt, tri ân và tôn vinh các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhiều đóng góp, hỗ trợ hiệu quả cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2015 – 2020 và triển khai Kế hoạch, Bộ Giáo dục và Đào tạo phân công Vụ Giáo dục dân tộc phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị chọn 10 trường (mỗi trường chọn 01 giáo viên, 01 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và 10 trẻ em/học sinh thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn) để tặng quà và khảo sát vào ngày 01/02/2021.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo giữ vai trò kết nối nguồn lực xã hội, tạo dựng mô hình, tổng hợp thông tin, kết quả sẽ làm cho các hoạt động thiện nguyện ủng hộ ngành Giáo dục trở nên minh bạch và phù hợp với thực tế.
Đặc biệt sẽ tránh được tình trạng nơi cần thì không có, nơi có thì không cần trong việc ủng hộ các địa phương bị thiên tai, lũ lụt.
Mong rằng, những giáo viên và học sinh khó khăn sẽ nhận được sự động viên kịp thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo để vượt qua nghịch cảnh, thay đổi cuộc sống; những địa phương khó khăn sẽ được tiếp cận với nguồn lực xã hội, thúc đẩy giáo dục địa phương phát triển.
Kế hoạch 29/KH-BGDĐT về Kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021-2025 đã minh chứng cho sự quan tâm, chăm sóc của lãnh đạo Bộ với giáo viên, học sinh, địa phương còn khó khăn.
Tài liệu tham khảo:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-29-KH-BGDDT-2021-ket-noi-nguon-luc-xa-hoi-xay-dung-truong-hoc-than-thien-cho-tre-em-461983.aspx
TP.HCM hướng dẫn chọn sách giáo khoa năm học 2021-2022
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có hướng dẫn phòng GD-ĐT 24 quận, huyện, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông về chuẩn bị việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cho năm học 2021-2022.
Sở yêu cầu các đơn vị tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh nghiên cứu kỹ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (ngày 26/12/2018) của Bộ GD-ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với chương trình tổng thể và chương trình các môn học.
Ngoài ra, trường học cần phổ biến các clip do Bộ GD-ĐT và các nhà xuất bản cung cấp, thông tư 25 của Bộ GD-ĐT quy định việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông, các văn bản liên quan, tiêu chí lựa chọn SGK của UBND TP cũng như SGK lớp 1, 2 và 6 đã được các nhà xuất bản cung cấp theo danh mục Bộ GD-ĐT phê duyệt hoặc bản mẫu SGK được đăng tải trên trang thông tin của các nhà xuất bản để lấy ý kiến giáo viên.
Sau khi nghiên cứu các nội dung trên, cán bộ quản lý, giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận trong cuộc họp tổ chuyên môn và cuộc họp lựa chọn SGK của trường.
Điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1
Riêng với việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1, Sở GD-ĐT TP.HCM chỉ đạo Phòng GD-ĐT các quận, huyện báo cáo tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Các cơ sở giáo dục phổ thông có nhiệm vụ tổng hợp các kiến nghị của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và gửi ý kiến bằng văn bản về phòng GD-ĐT, chậm nhất ngày 15/1/2021.
Theo đó, việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK lớp 1 được thực hiện như việc đề xuất lựa chọn SGK, gồm 3 bước:
Bước 1: Tổ chuyên môn cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các SGK của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn SGK, bỏ phiếu kín lựa chọn ít nhất 1 SGK cho mỗi môn học, báo cáo người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục SGK.
Bước 2: Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức họp với người đứng đầu, cấp phó, tổ trưởng tổ chuyên môn và đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh để thảo luận, đánh giá SGK trên cơ sở danh mục SGK do các tổ chuyên môn đề xuất, lựa chọn 1 SGK cho mỗi môn học, báo cáo về phòng GD-ĐT quận, huyện danh mục SGK do cơ sở GD phổ thông đề xuất lựa chọn.
Bước 3: Phòng GD-ĐT quận, huyện tổng hợp, báo cáo Sở GD-ĐT danh mục SGK được các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp.
Ngoài ra, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng lưu ý, phòng GD-ĐT quận, huyện tham mưu cho UBND quận, huyện về kinh phí, cơ sở vật chất để các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý tổ chức đề xuất lựa chọn SGK, trong đó có tính đến kinh phí cho SGK dự phòng và sách dùng chung ở thư viện.
Rút ra bài học khi triển khai chương trình lớp 1 để sẵn sàng triển khai chương trình lớp 2 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh về tình hình triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Làm việc với đoàn có Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Ngô Chí Cường; Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn...