Iran và Nga chính thức xóa bỏ đồng USD trong giao dịch
Hai quốc gia phải gánh chịu vô số lệnh trừng phạt là Iran và Nga đã đồng ý giao dịch bằng đồng nội tệ của mình.
Đồng rial của Iran. Ảnh: Bloomberg
Hãng thông tấn Iran IRNA đưa tin trong tuần qua, Iran và Nga đã chính thức xóa bỏ đồng USD trong giao dịch chung. Trước đó, hai nước này đã hoàn tất thỏa thuận giao dịch bằng đồng rúp và đồng rial. Thỏa thuận đó được ký kết trong cuộc họp ở Nga giữa những người đứng đầu ngân hàng trung ương của hai nước.
IRNA dẫn thông báo từ Ngân hàng Trung ương Iran cho biết: “Việc thành lập các nền tảng tài chính và ngân hàng mới đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa Iran và Nga. Thỏa thuận này cho phép các ngân hàng và doanh nghiệp sử dụng các nền tảng tài chính và ngân hàng thay thế, chẳng hạn như các hệ thống tin nhắn khác SWIFT, đồng thời liên quan đến việc thiết lập quan hệ môi giới song phương bằng tiền tệ quốc gia.
Iran và Nga, đều chịu lệnh trừng phạt của Mỹ, lần đầu tiên công bố kế hoạch sử dụng nội tệ thay vì đồng USD trong thương mại song phương vào tháng 7/2022. Đầu tuần này, các thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) do Nga đứng đầu đã ký một thỏa thuận thương mại tự do chính thức với Iran.
Hồi tháng 7, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi kêu gọi loại bỏ USD trong thương mại toàn cầu. Ông cáo buộc đồng bạc xanh của Mỹ đã được sử dụng làm công cụ bá chủ của phương Tây.
Trong năm qua, Moskva và Tehran đã tăng cường đáng kể hợp tác kinh tế trước các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Theo dữ liệu chính thức, kim ngạch thương mại song phương đã tăng gần gấp ba lần từ 1,6 tỷ USD năm 2019 lên 4,6 tỷ USD vào năm 2022.
Video đang HOT
Trở ngại mới khiến thương mại dầu mỏ của Nga với châu Á căng thẳng
Khó khăn đã nảy sinh trên một trong những tuyến đường mang lại nhiều lợi nhuận nhất để vận chuyển dầu của Nga tới Ấn Độ, khi hai nước từ bỏ thanh toán bằng đô la Mỹ.
Khó khăn nảy sinh khi Nga và Ấn Độ từ bỏ thanh toán giao dịch dầu bằng USD. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters ngày 27/11, thách thức đã nảy sinh đối với một trong những tuyến thương mại dầu mỏ sinh lợi nhất của Nga kể từ khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt liên quan đến xung đột ở Ukraine, do những hạn chế trong thanh toán bằng tiền tệ khác ngoài đồng đô la Mỹ (USD), nhưng không có giải pháp ngắn hạn trước mắt.
Trong nhiều thập kỷ, USD là đồng tiền chính được sử dụng trong giao dịch dầu mỏ quốc tế và những nỗ lực tìm kiếm giải pháp thay thế đã bị cản trở bởi những khó khăn trong việc chuyển đổi cũng như những trở ngại chính trị.
Các vấn đề bùng lên khi Ấn Độ - quốc gia đã trở thành khách hàng mua dầu bằng đường biển lớn nhất của Nga kể từ khi khách hàng châu Âu rút lui - nhất quyết thanh toán bằng đồng rupee và hoạt động giao dịch gần như đổ vỡ, theo ba nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.
Các nguồn tin yêu cầu giấu tên cho biết các nhà cung cấp dầu của Nga - những người cũng không muốn nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề - không thể thực hiện các giao dịch bằng đồng rupee của Ấn Độ vì chỉ thị không chính thức từ ngân hàng trung ương Nga rằng họ sẽ không chấp nhận đồng tiền này.
Một nguồn tin gần gũi với ngân hàng trung ương Nga cho biết đồng tiền của Ấn Độ không thể chuyển đổi và ít có giá trị ở nước ngoài. Một nguồn tin khác cho biết, các nhà cung cấp Nga cũng không thể chi số tiền thu được vào thị trường Ấn Độ vì nhập khẩu từ nước này không đáng kể. Theo hai nguồn tin, vào tháng 11, khoảng chục tàu chở dầu lẽ ra đi đến Ấn Độ đã bị hai công ty dầu mỏ lớn của Nga chuyển hướng đến các điểm đến khác.
Như một giải pháp tạm thời cho tranh cãi liên quan đến các thỏa thuận với Ấn Độ, hàng hóa được thanh toán bằng sự kết hợp giữa đồng nhân dân tệ (Trung Quốc), đồng đô la Hồng Kông như một loại tiền tệ chuyển đổi sang đồng nhân dân tệ và đồng dirham của UAE, được liên kết với đồng đô la Mỹ.
Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết vấn đề vẫn là tìm ra một giải pháp thay thế khả thi cho USD và vấn đề này ảnh hưởng cả đến người mua ở châu Phi, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước đã trở thành những khách hàng mua dầu hàng đầu của Nga.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất liên quan đến Ấn Độ, quốc gia đã mua hơn 60% lượng dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, theo dữ liệu của LSEG (tập đoàn giao dịch chứng khoán London) và tính toán của Reuters.
Các vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn khi sự giám sát về thương mại tăng lên. Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đầu tiên đối với các chủ tàu chở dầu của Nga bán giá cao hơn mức trần của phương Tây trong những tuần gần đây.
Kể từ khi các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga vào tháng 2 năm ngoái, Moskva đã chuyển khỏi giao dịch bằng USD và euro, những loại tiền tệ thống trị thế giới. Theo các thương nhân liên quan, chưa đến 10% sản lượng trong khoảng 9 triệu thùng dầu mỗi ngày (bpd) của Nga được bán bằng USD và euro.
Ngân hàng trung ương Nga không thể hoạt động bằng USD vì các lệnh trừng phạt và về mặt lý thuyết, các nhà xuất khẩu Nga có thể sử dụng đồng tiền này, nhưng việc tránh sử dụng đồng đô la Mỹ sẽ có lợi là khiến Washington và các đồng minh phương Tây khác khó giám sát hoạt động thương mại của Moskva hơn.
Tuy nhiên, các lựa chọn thay thế dẫn đến mức độ rủi ro cao cho cả hai bên trong thỏa thuận. Theo bốn nguồn tin thương mại và ngân hàng, Ấn Độ trong những tháng đầu năm nay đã nợ Nga khoảng 40 tỷ USD tiền dầu và các nguồn cung cấp khác. Trong khi đó, kinh doanh bằng đồng rupee đặc biệt khó khăn đối với Nga.
Theo hai nguồn tin của Nga, Ấn Độ khuyến khích chi tiêu bằng đồng rupee trên lãnh thổ của mình và đã áp dụng tỷ giá hối đoái khắt khe đối với việc chuyển đổi đồng rupee sang các loại tiền tệ khác, đôi khi lên tới hơn 10% số tiền được chuyển đổi.
Tình hình có thể dịu bớt nếu Nga nhập khẩu thêm hàng hóa từ Ấn Độ, có thể thanh toán bằng đồng rupee. Thay vào đó, Ấn Độ nhập khẩu nhiều hơn từ Nga, trong khi Nga là nước nhập khẩu lớn ô tô, thiết bị và các hàng hóa khác từ Trung Quốc.
Theo dữ liệu đăng trên trang web của Bộ thương mại Ấn Độ, nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga đạt 30,4 tỷ USD trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm nay, với thâm hụt thương mại với Moskva tăng lên hơn 28 tỷ USD so với khoảng 17 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Ivan Nosov, người đứng đầu chi nhánh Ấn Độ của ngân hàng nhà nước hàng đầu Nga Sberbank, cho biết các nhà xuất khẩu Nga sẽ phải giúp Ấn Độ tăng xuất khẩu.
Trong khi đó, các quan chức Nga và các nhà điều hành dầu mỏ đã đề nghị người mua Ấn Độ thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, vì đối với Nga đây là loại tiền tệ hữu ích hơn. Nhưng các nguồn tin lưu ý, đối với Ấn Độ, việc sử dụng đồng tiền của Trung Quốc là rất nhạy cảm, mặc dù các nhà máy lọc dầu tư nhân Ấn Độ đã quay trở lại sử dụng đồng nhân dân tệ do thiếu các lựa chọn khác.
Bên cạnh đó, các nhà máy lọc dầu nhà nước Ấn Độ cũng chuyển sang sử dụng đồng dirham của UAE, nhưng điều đó trở nên phức tạp do các yêu cầu thanh toán bổ sung do đường lối cứng rắn hơn của Washington khiến các chính phủ khác cảnh giác.
Từ tháng 10, một số ngân hàng UAE đã thắt chặt kiểm soát đối với các khách hàng tập trung vào Nga để đảm bảo tuân thủ giới hạn giá. Đến nay, ít nhất hai ngân hàng UAE đã đưa ra các tuyên bố tuân thủ giới hạn giá cho các khách hàng liên quan đến giao dịch dầu thô, sản phẩm dầu và hàng hóa của Nga.
Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và chuỗi khối hứa hẹn tiềm năng đầu tư Các dự án kết hợp giữa hai xu hướng dẫn đầu "làn sóng" công nghệ hiện nay - tiền mã hóa (cryptocurrency) và trí tuệ nhân tạo (AI) (AI-crypto) - đang gia tăng đáng kể, thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Trí tuệ nhân tạo (AI). Ảnh minh họa: CCO Theo công ty dữ liệu Kaiko, đầu tháng 2 vừa...