Mỹ phát triển vaccine hiệu quả với 4 loại ung thư
Phương pháp này kích hoạt phản ứng miễn dịch ức chế khối u ác tính, hiệu quả với ung thư hắc tố, ung thư vú bộ ba âm tính, ung thư phổi và ung thư buồng trứng.
Theo Science Daily, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tufts, Mỹ tạo ra loại vaccine ung thư, tăng cường khả năng nhận biết các kháng nguyên khối u của hệ thống miễn dịch. Phương pháp này tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và thiết lập trí nhớ miễn dịch dài hạn, làm giảm khả năng tái phát khối u.
Không giống như các vaccine ung thư truyền thống nhắm vào các kháng nguyên cụ thể, vaccine mới sử dụng chất phân hủy – hỗn hợp các mảnh protein có nguồn gốc từ nhiều khối u rắn – loại bỏ nhu cầu xác định một kháng nguyên đặc hiệu duy nhất cho một khối u.
Vaccine mà họ sản xuất giúp chống lại nhiều khối u rắn ở động vật, gồm u hắc tố, ung thư vú bộ ba âm tính, ung thư phổi Lewis và ung thư buồng trứng không thể phẫu thuật lâm sàng.
(Ảnh minh họa)
Phụ trách nhóm nghiên cứu là giáo sư kỹ thuật y sinh Qiaobing Xu. Theo Xu, phương pháp này dựa trên công trình trước đó về việc biểu hiện các kháng nguyên cụ thể để tăng cường phản ứng miễn dịch. Phương pháp tạo ra các hạt nano lipid mang mRNA rồi đưa vào hệ thống bạch huyết.
Video đang HOT
” Chúng tôi cải thiện đáng kể thiết kế vaccine ung thư bằng cách sử dụng nó cho bất kỳ khối u rắn nào có thể tạo ra chất phân hủy, thậm chí có thể là các khối u không rõ nguồn gốc, mà không cần phải chọn trình tự mRNA. Sau đó chúng tôi thêm một thành phần khác – được gọi là AHPC – giúp dẫn các mảnh protein từ tế bào ung thư vào con đường phản ứng miễn dịch”.
Quá trình nghiên cứu, phát triển
Không giống như các loại vaccine truyền thống được thiết kế để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hoặc virus gây ra, vaccine ung thư hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết và tấn công các tế bào ung thư. Khác với hầu hết các loại vaccine chống lại tác nhân gây bệnh, vaccine ung thư được thiết kế để điều trị thay vì phòng ngừa. Cũng có một số vaccine phòng ngừa ung thư, nhưng chúng thường nhắm vào các loại virus liên quan đến ung thư, chẳng hạn như HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung.
Chìa khóa để tăng hiệu lực của vaccine ung thư mới nằm ở khả năng dẫn các kháng nguyên có nguồn gốc từ khối u vào một con đường tế bào hiệu quả, “trình diện” các kháng nguyên cho hệ thống miễn dịch. Có thể nghĩ về quá trình trình diện như một đội hình cảnh sát, trong đó mỗi kháng nguyên được trình diện để hệ thống miễn dịch quyết định xem nó có thể được coi là “nghi phạm” hay không.
Việc tập hợp các kháng nguyên và đưa chúng vào một tế bào trình diện kháng nguyên như đại thực bào hoặc tế bào dạng sợi (các đồn cảnh sát), thường là quá trình không hiệu quả đối với các kháng nguyên khối u. Đây là nơi nhóm nghiên cứu Đại học Tufts áp dụng phương pháp hai giai đoạn để tăng cường quá trình.
Đầu tiên, để đảm bảo tập hợp tất cả các protein khối u cần quan tâm, họ sửa đổi hỗn hợp các protein khối u với phân tử AHPC, sau đó sử dụng một loại enzyme để gắn thẻ vào protein được gọi là ubiquitin. Nó cho phép tế bào nhận dạng và xử lý protein thành các mảnh để trình bày cho hệ thống miễn dịch.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đóng gói các protein khối u được biến đổi AHPC thành các bong bóng lipid (phân tử chất béo) nhỏ, được thiết kế đặc biệt để tập trung vào các hạch bạch huyết.
Vaccine được thử nghiệm trên các mô hình động vật mắc bệnh u hắc tố, ung thư vú bộ ba âm tính, ung thư phổi Lewis và ung thư buồng trứng không thể phẫu thuật, tạo ra phản ứng mạnh mẽ của các tế bào T gây độc, tấn công các khối u đang phát triển, ngăn chặn sự phát triển và di căn.
Trung Quốc chế tạo 'vi khuẩn sát thủ' hứa hẹn cơ hội mới trong điều trị ung thư
Các nhà nghiên cứu ung thư tại Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm một loại vi khuẩn có thể giúp giải quyết một trong những thách thức lớn nhất trong điều trị ung thư: làm thế nào để tiêu diệt khối u mà không kích hoạt phản ứng miễn dịch nguy hiểm đối với cơ thể.
Bức ảnh chụp bằng kính hiển vi điện tử quét tăng cường màu cho thấy vi khuẩn Salmonella typhimurium (màu đỏ) đang xâm nhập vào các tế bào người được nuôi cấy. Ảnh: Phòng thí nghiệm Rocky Mountain
Một nghiên cứu quan trọng vừa được công bố trên tạp chí Cell hôm 4/3 đã chỉ ra rằng một loại "sát thủ vi khuẩn" vi được ché tạo trong phòng thí nghiệm có thể tiêu diệt các khối u một cách chọn lọc. Cụ thể, loại vi khuẩn này đã giảm đến 80% kích thước khối u trong các mô hình chuột mắc ung thư đại tràng, ung thư hắc tố và ung thư bàng quang, đồng thời bảo vệ 100% số chuột sống sót khỏi tái phát ung thư, thậm chí tiêm chúng vào cơ thể để phòng ngừa các cuộc tấn công khối u trong tương lai.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng một "công tắc tiêu diệt" sinh học tổng hợp có thể giúp vi khuẩn tấn công các khối u ác tính một cách chính xác mà không gây ra các mối nguy hiểm cho cơ thể. Các nhà khoa học cho rằng hầu hết các khối u ở người đều mang một "chìa khóa phân tử" phù hợp với phương pháp điều trị này. Những phát hiện mới này mở ra một hướng đi nhanh chóng để biến liệu pháp vi khuẩn thành một phương pháp chữa trị ung thư phổ quát.
Ông Liu Chenli, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư tại Viện Công nghệ Tiên tiến Thâm Quyến thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, cho biết trong một bài phỏng vấn với China Science Daily: "Khác với các loại thuốc truyền thống, vi khuẩn là sinh vật sống. Vi khuẩn có thể tồn tại trong khối u, điều này cho thấy chúng có thể trốn tránh hệ thống miễn dịch. Đồng thời, vi khuẩn cũng có khả năng ức chế sự phát triển của khối u, kích hoạt phản ứng miễn dịch chống lại chúng".
Để chứng minh điều này, nhóm nghiên cứu đã chế tạo một chủng vi khuẩn Salmonella typhimurium, gọi là "Vi khuẩn thiết kế 1" (DB1).
Trong các thí nghiệm trên chuột, DB1 đã sống sót và phát triển trong các mô khối u nhờ vào môi trường vi mô đặc biệt của các khối u ác tính. Các nhà nghiên cứu cho biết DB1 đã nhanh chóng được loại bỏ khỏi các mô khỏe mạnh và đạt được hiệu ứng nhắm mục tiêu vào khối u và loại bỏ khối u.
Các nghiên cứu cho thấy ba ngày sau khi tiêm vào cơ thể, 99,9% vi khuẩn DB1 tập trung tại các vị trí khối u của chuột. Số lượng vi khuẩn này vẫn duy trì ở mức cao trong các ngày tiếp theo.
Kết quả điều trị đối với các mô hình ung thư bàng quang, ung thư ruột kết và u ác tính cho thấy phương pháp DB1 đã giảm hơn 80% thể tích khối u và tạo ra tỷ lệ sống sót lên tới 100% trong vòng 20 ngày. Bên cạnh việc giảm kích thước khối u, phương pháp này còn kích thích một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Những con chuột được chữa khỏi cũng cho thấy khả năng miễn dịch vững chắc chống lại sự tái phát của khối u, với 90% giảm các nốt di căn phổi.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện rằng hiệu quả điều trị của DB1 phụ thuộc vào khả năng kích hoạt tế bào T CD8 xâm nhập vào khối u. Họ cũng phát hiện rằng phân tử tín hiệu interleukin-10 (IL-10) đóng vai trò quan trọng trong việc trung gian các tác động này, và hiệu quả của phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ cao của thụ thể IL-10 trên tế bào T CD8 và bạch cầu trung tính chỉ trong khối u.
Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng, trong các mẫu khối u rắn của người, 82% (hoặc 22 trong số 27 mẫu) cho thấy mức độ IL-10 cao. Việc phát hiện mức độ biểu hiện thụ thể IL-10 trong sinh thiết khối u có thể giúp các bác sĩ lựa chọn được những bệnh nhân phù hợp nhất cho liệu pháp miễn dịch vi khuẩn này.
"Những phát hiện của chúng tôi làm sáng tỏ một cơ chế quan trọng. nhưng trước đây chưa được giải quyết trong liệu pháp điều trị ung thư bằng vi khuẩn. Cơ chế này không chỉ cung cấp những hiểu biết có giá trị mà còn giúp phát triển nguyên lý thiết kế vi khuẩn, từ đó nâng cao tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này", ông Liu nói.
Nhà hàng tại Hà Lan bán cả kem chống nắng Các nhà hàng trên khắp Hà Lan đang chung tay tham gia vào một chương trình mới để chống bệnh ung thư hắc tố có nguy cơ gây tử vong cao. Kem chống nắng miễn phí trên bờ biển Hà Lan. Ảnh: The Observer Zand Katwijk không chỉ phục vụ đồ ăn và đồ uống, nhà hàng tại đô thị ven biển Katwijk...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế với Trung Quốc

Iran 'bật đèn xanh' cho IAEA khôi phục giám sát hạt nhân

Boeing xác nhận Trung Quốc từ chối tiếp nhận 50 máy bay

Số người bị thương trong động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ tăng lên 236 người

Ukraine đối mặt 'ngã rẽ sống còn' dưới sức ép đàm phán của Tổng thống Trump

Thuế quan của Mỹ: Liên minh gồm 12 bang kiện chính quyền của Tổng thống Donald Trump

Thụy Sỹ thể hiện cam kết rõ ràng với Mỹ

Tổng thống Trump cảnh báo 'chảy máu triệu phú' khi đảng Cộng hòa đề xuất tăng thuế

UAV và tên lửa Nga dội xuống thủ đô của Ukraine, 56 người thương vong

Trung Quốc sắp khánh thành cây cầu cao nhất hành tinh

Nhà Trắng lần đầu tiết lộ việc tiêu diệt 74 thủ lĩnh khủng bố âm mưu tấn công Mỹ

Tại sao socola ngày càng trở thành mặt hàng đắt đỏ?
Có thể bạn quan tâm

Đối thủ lớn nhất của iPhone có lợi thế trong cuộc chiến thuế quan của ông Trump?
Thế giới số
14:03:24 24/04/2025
San phẳng hơn 1000 ngọn núi để xây dựng kỳ quan chỉ bằng dụng cụ thô sơ
Lạ vui
14:00:37 24/04/2025
MacBook Air M3 sắp hết hàng tại Việt Nam
Đồ 2-tek
13:57:18 24/04/2025
Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị hầu tòa vụ đất hiếm
Pháp luật
13:37:08 24/04/2025
Sao Việt 24/4: Á hậu Quỳnh Châu xin lỗi vì phát ngôn gây hiểu lầm dịp 30/4
Sao việt
13:02:07 24/04/2025
Sự cố của Jennie suýt gây ra "thảm họa" tại Coachella
Nhạc quốc tế
12:59:18 24/04/2025
NSND Mỹ Uyên từng tủi thân vì bị đạo diễn Victor Vũ 'giấu' khi quảng bá phim
Hậu trường phim
12:55:10 24/04/2025
Cristiano Ronaldo đón vinh dự chưa từng có
Sao thể thao
12:52:34 24/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Nguyên đi mua nhẫn cưới
Phim việt
12:29:18 24/04/2025
Tử vi tài chính tháng 5: 3 cung hoàng đạo cần hết sức chú ý vì dễ chi tiền theo cảm xúc, rơi vào vòng xoáy tiêu rồi tiếc
Trắc nghiệm
11:50:28 24/04/2025