Nguy cơ bị Mỹ ‘bỏ rơi’, Đức hành động gấp chuẩn bị cho chặng đường mới
Đức, có lẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu, cảm thấy “bơ vơ” trước chính sách mới của đồng minh thân cận nhất.
Nhưng chính là khi đó, họ bắt đầu phản ứng.
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 20-21/3/2025 tại Brussels (Bỉ) với một chương trình nghị sự dày đặc tập trung vào việc củng cố khả năng cạnh tranh của EU, tăng cường quốc phòng và thảo luận về tương lai tài chính của khối. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ New York Times, nước Mỹ đã có công lớn tạo dựng nền dân chủ và hiến pháp của Đức. Washington đã ủng hộ việc thống nhất nước Đức khi Pháp và Anh còn nghi ngờ. Nước này hiện có khoảng 35.000 quân đồn trú ở Đức, có nhiệm vụ bảo vệ châu Âu. Nhưng chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Trump đang trở nên xa cách với châu Âu và coi NATO là gánh nặng.
Đức, có lẽ hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu, cảm thấy “bơ vơ” trước chính sách mới của đồng minh thân cận nhất. Nhưng chính là khi đó, họ bắt đầu phản ứng, trong bối cảnh tự vấn sâu sắc và đặt câu hỏi về tương lai, của chính họ và châu Âu.
Dấu hiệu lớn nhất cho thấy cú sốc đang nhường chỗ cho hành động đã xuất hiện trong tuần qua, khi Quốc hội Đức thảo luận về kế hoạch cải cách quy định nợ công, nhằm miễn trừ chi tiêu quốc phòng khỏi quy định “phanh nợ” được ghi trong Hiến pháp. Ngoài ra, kế hoạch còn đề xuất tạo ra một quỹ đặc biệt trị giá 500 tỷ euro (tương đương 545 tỷ USD) để đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Đó là một bước đột phá, xét đến những điều cấm kỵ về chủ nghĩa quân phiệt của Đức. Tuy nhiên, đây là bước đi mà người Đức và những người châu Âu khác biết rằng họ phải thực hiện để thích nghi với tình hình mới.
Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức, từng là một nhà hoạt động cánh tả cấp tiến trong những năm trẻ và hiện là một trụ cột của đảng Xanh, nói: “Tôi luôn có một mối quan hệ phức tạp với nước Mỹ – không hề hoàn hảo, nhưng Mỹ luôn là ngọn hải đăng sáng chói trên đỉnh đồi”. “Nhưng bây giờ”, ông nói, “chúng ta không chỉ mất đi cường quốc từng bảo vệ mình, mà còn đánh mất cả ngôi sao dẫn đường trên bầu trời”.
Ông cho biết châu Âu phải tái vũ trang để đối phó. Theo ông, giới lãnh đạo Đức cần làm điều đó, mặc dù nhiều người trên lục địa vẫn khăng khăng rằng người châu Âu phải “tiếp tục duy trì liên minh chặt chẽ của chúng ta với Mỹ, đồng thời trở nên mạnh mẽ nhất có thể để ngăn chặn các mối đe dọa”.
Ông, giống như nhiều người khác, nhận thấy một giai đoạn dễ bị tổn thương trước khi châu Âu có thể tự bảo vệ mình tốt hơn.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu trong một cuộc họp báo ở Berlin. Ảnh: THX/TTXVN
Đối với Norbert Rttgen, một nghị sĩ của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu, sự rạn nứt với Washington đã rất sâu sắc, với những hậu quả vừa cấp bách vừa sâu rộng. Ông lưu ý rằng “đây là hồi kết của trật tự hòa bình châu Âu”.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng chúng tôi phải tự mình đảm bảo an ninh châu Âu”, ông Rttgen nói, “và đây là trường hợp khẩn cấp, vì chúng ta đang có chiến tranh ở châu Âu”.
Người châu Âu đang ở các giai đoạn thích nghi khác nhau với nỗi sợ mất đi đồng minh Mỹ của họ. Thomas Bagger, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Đức cho biết “Cú sốc ban đầu đã nhường chỗ cho cảm giác phải hành động”.
“Đó là cảm giác đột ngột như thể chúng ta đơn độc, bị bỏ rơi. Nhưng giờ đây có một chút tự tin hơn”, ông Bagger nói.
Cú sốc hiện tại, lợi ích lâu dài
Cảm giác bị Washington bỏ rơi có lẽ là mạnh mẽ nhất đối với những người Đức lớn lên trong những thập kỷ đầu tiên sau Thế chiến II. “Không có quốc gia nào khác ở châu Âu là sản phẩm chính sách khai sáng của Mỹ sau chiến tranh như Đức”, ông Bagger cho biết.
Sau chiến tranh, Đức đã gia nhập Liên minh châu Âu để xây dựng sự thịnh vượng và vào NATO để đảm bảo an ninh. Cùng với đó, người Đức đã phát triển gần như một niềm tin tôn giáo vào tầm quan trọng của một cộng đồng quốc tế có chung các giá trị và họ nỗ lực để củng cố nó.
Xe tăng tại một nhà máy sản xuất ở Unterlss, Đức, năm ngoái. Ảnh: NYT
Đối mặt với một nước Mỹ tuyên bố rằng không có cộng đồng quốc tế mà chỉ có các quốc gia dân tộc cạnh tranh vì sự thịnh vượng và quyền lực, đó “là một thách thức hiện sinh đối với Đức”, ông Bagger nói.
Đồng thời, ông đồng ý với cựu Ngoại trưởng Fischer rằng Đức không nên cắt đứt quan hệ với Washington hoặc làm bất cứ điều gì để đẩy nhanh sự rạn nứt. Ông Bagger cho rằng: “Sẽ mất thời gian để thay thế Mỹ trong viện trợ quốc phòng và phát triển. Chúng tôi vẫn sẽ làm việc vì điều tốt nhất nhưng không còn dựa tương lai của mình vào giả định rằng mọi thứ sẽ diễn ra như trước nữa”.
Cú sốc mà Tổng thống Trump tạo ra cũng có thể được coi là có lợi, giúp Đức thoát khỏi sự tự mãn lâu dài của mình – ông Wolfgang Ischinger, cựu đại sứ Đức tại cả Mỹ và Anh, lập luận.
“Nếu có cơ hội nào để châu Âu cùng nhau hành động về vấn đề an ninh, thì đó chính là bây giờ”, ông Ischinger nói.
Ông Ischinger cho biết, việc chính phủ Đức sắp nhậm chức sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để hiện đại hóa quân đội Đức là một phản ứng trực tiếp và phù hợp đối với Washington. “Lần đầu tiên sau nhiều tháng, mọi người có thể nói rằng chúng ta đã làm được điều gì đó”.
Mối lo thầm lặng
Theo tờ New York Times, mặc dù vậy, vẫn có một nỗi lo lắng thầm lặng hơn về cán cân quyền lực của châu Âu. Jan Techau, một cựu quan chức quốc phòng Đức và là nhà phân tích tại Eurasia Group, cho biết sự tham gia của Mỹ tại châu Âu là liều thuốc xoa dịu quan trọng đối với nỗi lo lắng về sức mạnh của một nước Đức thống nhất, và những nỗi lo lắng đó có thể quay trở lại.
“Không có cách thực sự nào để thay thế Mỹ, bất chấp tất cả những gì châu Âu đang tính toán”, ông nói.
Ông Techau cũng lo ngại về “một cơ hội dễ bị tổn thương” trong bất kỳ quá trình chuyển đổi nào khỏi sự tham gia toàn diện của Mỹ vào an ninh châu Âu.
Tất nhiên, đối với một số người Đức, việc cắt đứt quan hệ với Washington cũng sẽ mang lại cảm giác tự do. Trong cuộc bầu cử liên bang tháng trước, hơn 34 % người Đức đã bỏ phiếu cho các đảng có phản đối Mỹ. Và trong một cuộc thăm dò trong tháng này, chỉ có 16% người Đức cho biết họ tin tưởng Mỹ là đồng minh, so với 85% cho Pháp và 78% cho Anh.
Người Đức thích tranh luận và trì hoãn các quyết định, nhưng sau đó họ sẽ hành động một cách cẩn trọng- ông J.D. Bindenagel, cựu đại sứ Mỹ tại Đức, hiện giảng dạy tại Đại học Bonn, cho biết.
“Người Đức cảm thấy bị bỏ rơi và phản bội, và họ biết rằng họ yếu về mặt quốc phòng và không thể bỏ cuộc ngay lập tức”, ông tranh nói. “Nhưng khi bạn phá vỡ lòng tin, thật khó để thiết lập lại. Họ sẽ không quay lại”.
Đức bình luận về khả năng triển khai quân tới Ukraine
Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố việc triển khai quân đội Đức tới Ukraine là "điều không thể" và sẽ "không phù hợp".
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ở Berlin ngày 16/2/2024. AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), ông Scholz đã đưa ra tuyên bố trên trước Quốc hội Đức hôm 4/12, khi bình luận về những nhận xét được đưa ra hồi đầu tuần của Ngoại trưởng nước này, bà Annalena Baerbock.
Một ngày trước đó, phát biểu bên lề cuộc họp của các nhà ngoại giao hàng đầu NATO, bà Baerbock ám chỉ rằng Berlin sẵn sàng chấp nhận ý tưởng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine.
"Phía Đức sẽ ủng hộ mọi thứ phục vụ cho hòa bình trong tương lai", bà Baerbock cho biết, đồng thời nói thêm rằng quân đội của nước này "chỉ có thể được triển khai trong điều kiện ngừng bắn thực sự".
Tuyên bố của bà Baerbock đã thúc đẩy những suy đoán rộng rãi về cách thức triển khai quân đội tới Ukraine có thể diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, Thủ tướng Scholz cảnh báo không nên đưa ra bất kỳ kết luận nào từ tuyên bố của bà Baerbock. Ông khẳng định rằng Ngoại trưởng Đức đã diễn đạt theo những thuật ngữ vô cùng mơ hồ.
"Khi được hỏi điều gì có thể xảy ra trong giai đoạn hòa bình, bà Baerbock đã cố gắng trả lời mà không khẳng định có hay không. Bởi vì hiện tại không thích hợp để suy đoán về những gì sẽ xảy ra sau này trong trường hợp lệnh ngừng bắn được đàm phán", ông Scholz nói với Quốc hội.
Thủ tướng Đức cũng loại trừ mọi khả năng điều quân đến Ukraine trước khi lệnh ngừng bắn lâu dài giữa Moskva và Kiev được thiết lập.
"Chúng tôi đồng ý với Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng rằng Đức phải làm mọi thứ để đảm bảo rằng cuộc chiến này không trở thành cuộc chiến giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Và đó là lý do tại sao việc gửi bộ binh là điều không thể đối với tôi trong tình hình chiến tranh này", ông giải thích.
Trước đó, truyền thông Đức dẫn lời Ngoại trưởng Baerbock đưa tin Berlin sẵn sàng ủng hộ bất kỳ sáng kiến nào thúc đẩy hòa bình lâu dài ở Ukraine "bằng tất cả sức mạnh của mình".
Bà đề xuất một thỏa thuận hòa bình tiềm năng có thể bao gồm các đảm bảo an ninh cho Kiev, chẳng hạn triển vọng trở thành thành viên NATO và tiếp tục hỗ trợ quân sự từ phương Tây, cũng như một sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock phát biểu trong cuộc họp báo ở Berlin ngày 18/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Advertisements
X
Khi được hỏi về vai trò quân sự mà Đức có thể đóng góp trong thỏa thuận này, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung dẫn lời bà Baerbock cho biết: "Chỉ chúng ta với tư cách là người châu Âu mới có thể cùng nhau bảo vệ hòa bình". Bà gợi ý rằng các nước Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả Đức, có thể điều quân tới Ukraine.
Những thông điệp trái chiều từ giới lãnh đạo Đức xuất hiện trong bối cảnh một loạt thông tin trên các phương tiện truyền thông cho rằng Pháp và Anh cũng đang cân nhắc triển khai quân tới tiền tuyến ở Ukraine như một lực lượng gìn giữ hòa bình, để giám sát lệnh ngừng bắn trong trường hợp Moskva và Kiev thực sự tham gia vào các cuộc đàm phán.
Theo một quan chức cấp cao giấu tên của NATO, mục tiêu thực sự của đợt triển khai tiềm năng này là đảm bảo rằng các thành viên NATO châu Âu vẫn có tiếng nói trong việc giải quyết xung đột sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1/2025.
Trong khi đó, Cơ quan Tình báo Đối ngoại của Nga cáo buộc các quốc gia phương Tây đang có kế hoạch triển khai tới 100.000 quân "gìn giữ hoà bình" tới Ukraine. Cơ quan này cảnh báo lực lượng lớn như vậy sẽ tương đương với một cuộc chiếm đóng và giúp Kiev thời gian để xây dựng lại lực lượng trước khi tiếp tục cuộc chiến với Nga.
Người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh Moskva đã nhiều lần vạch ra các điều kiện rõ ràng để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông cho biết các nguyên nhân cốt lõi của cuộc xung đột, chẳng hạn việc NATO tiếp tục mở rộng ở châu Âu, cần phải được giải quyết để hướng tới một giải pháp.
"Điều đó quan trọng hơn nhiều việc gửi một phái bộ gìn giữ hòa bình", ông Peskov nói.
Hải Vân/Báo Tin tức (Theo RT)
Ông Trump có chiến thuật gì để buộc Đức chi mạnh tay cho quốc phòng? Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình (2017-2021), ông Donald Trump đã không ít lần chỉ trích Đức vì mức chi tiêu quốc phòng mà ông cho là "quá thấp". Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: GettyImages/TTXVN Khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, câu hỏi đặt ra là liệu Đức có tiếp tục trở thành mục tiêu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Núi lửa Marapi ở Indonesia phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Thủy phi cơ AG600 của Trung Quốc sẵn sàng đưa vào sử dụng

Cuộc chiến AI: Nvidia đứng giữa 'gọng kìm' Mỹ - Trung

DHL tạm dừng chuyển hàng toàn cầu trên 800 USD cho người tiêu dùng Mỹ

Tiết lộ phương án Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran

Giám đốc tình báo Thổ Nhĩ Kỳ gặp phái đoàn Hamas

Bí quyết về vùng đất tại Nga nơi sản sinh hàng loạt huyền thoại võ thuật hiện đại

Iraq khai mạc triển lãm quốc tế về an ninh, quốc phòng

Tìm thấy thêm thi thể thủy thủ tàu cá bị chìm tại Hàn Quốc

Lễ Phục sinh tại nhiều quốc gia trên thế giới

Bước chuyển lịch sử của Mỹ nhìn từ màn phô diễn sức mạnh táo bạo ở Thái Bình Dương: Kỳ cuối

Bước chuyển lịch sử của Mỹ nhìn từ màn phô diễn sức mạnh táo bạo ở Thái Bình Dương: Kỳ 1
Có thể bạn quan tâm

Xử lý các đối tượng bình luận tiêu cực về sự hy sinh của cán bộ Công an
Pháp luật
06:51:06 21/04/2025
Lisa tại Coachella 2025: Vũ đạo và giọng hát là tâm điểm tranh cãi
Nhạc quốc tế
06:41:08 21/04/2025
Ngọc nữ Hàn Quốc bị bạn diễn ép "ngủ để tăng cảm xúc": Giải nghệ vì tổn thương, nhan sắc hiện tại gây sốc
Hậu trường phim
06:28:56 21/04/2025
Nữ minh tinh mang thai 8 tháng bị sát hại dã man
Sao âu mỹ
06:22:38 21/04/2025
Phát hiện virus khổng lồ ở Phần Lan
Lạ vui
06:22:02 21/04/2025
Đã đến thời nghệ sĩ lên livestream bán hàng còn chăm hơn lên sân khấu diễn!
Sao việt
06:16:39 21/04/2025
Sedan hạng B dưới 600 triệu: Hyundai Accent vượt Honda City, bám sát Toyota Vios
Ôtô
06:14:18 21/04/2025
Phong ba bão táp cũng không thể lung lay bộ phận có giá 182 tỷ của Lisa (BLACKPINK) ở Coachella!
Sao châu á
05:53:36 21/04/2025
Câu hỏi thường gặp liên quan đến hội chứng Rett
Sức khỏe
05:37:08 21/04/2025
Xem phim "Sex Education", tôi thảng thốt vì lỗi sai nghiêm trọng biến con trai thành kẻ "ngáo quyền lực": Càng theo đuổi điều này, hậu quả càng tai hại
Góc tâm tình
05:22:22 21/04/2025