Indonesia đặt mua 20 triệu liều vaccine cho chương trình tiêm phòng của tư nhân
Ngày 15/3, Giám đốc điều hành công ty dược phẩm nhà nước Bio Farma của Indonesia Honesti Basyir cho biết nước này dự kiến từ quý II/2021 sẽ nhận 20,2 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna Inc (Mỹ) và hãng Sinopharm (Trung Quốc) để phục vụ chương trình tiêm phòng do khu vực tư nhân thực hiện.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc điều trần ở Quốc hội, ông Basyir cho biết công ty đã đặt mua 15 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của Sinofarm và 5,2 triệu liều vaccine của Moderna. Lô vaccine Sinofarm có thể tới nước này vào cuối quý II/2021 trong khi lô vaccine Moderna sẽ tới trong quý III/2021.
Indonesia đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm phòng quốc gia vào tháng 1 vừa qua, với mục tiêu tiêm chủng cho 181,5 triệu người dân trong vòng một năm để đạt miễn dịch cộng đồng. Tiếp đó, tháng 2/2021, Indonesia đã cho phép triển khai một trong những chương trình tiêm phòng do khu vực tư nhân thực hiện đầu tiên trên thế giới song song với chương trình tiêm chủng đại trà của quốc gia.
Theo đó, các công ty có thể mua vaccine ngừa COVID-19 từ nhà nước để tiêm cho nhân viên và gia đình nhân viên của công ty. Công ty dược Bio Farma sẽ phụ trách phân phối vaccine và việc tiêm phòng được thực hiện tại các trung tâm y tế tư nhân.
Theo người đứng đầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia, Rosan P.Roeslani, hơn 11.500 công ty đã đăng ký tham gia chương trình này, theo đó, khoảng 7,4 triệu người sẽ được tiêm phòng.
Indonesia hiện là một trong số những nước chịu tác động mạnh nhất của dịch COVID-19 ở châu Á, với trên 1,4 triệu ca bệnh và trên 38.000 ca tử vong đến nay.
Video đang HOT
* Cùng ngày, giới chức đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cho biết chương trình tiêm phòng COVID-19 ở đặc khu này sẽ được mở rộng cho cả những đối tượng từ 30 – 60 tuổi và những người giúp việc nhà.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, người đứng đầu cơ quan thực phẩm và y tế Hong Kong, Sophia Chan cho biết vùng lãnh thổ này đang trong thời điểm then chốt kiểm soát dịch COVID-19 và công tác tiêm phòng cho 7,5 triệu người dân sẽ giúp Hong Kong trở lại trạng thái bình thường với các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.
Bà Sophia Chan cho biết việc mở rộng chương trình tiêm phòng sẽ cho phép khoảng 5 triệu người dân được tiêm phòng. Bà cũng kêu gọi người dân Hong Kong đi tiêm chủng càng sớm càng tốt để tự bảo vệ mình, bảo vệ người khác và tăng tỉ lệ tiêm chủng.
Hong Kong đã bắt đầu chương trình tiêm phòng COVID-19 tháng 2 vừa qua với vaccine của hãng công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc. Đầu tháng này, Hong Kong bổ sung thêm vaccine Pfizer/BioNTech vào chương trình tiêm chủng.
Khoảng 190.000 người ở Hong Kong đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên, chiếm khoảng 2,5% dân số vùng lãnh thổ này. Đến nay, Hong Kong ghi nhận khoảng 11.200 ca mắc COVID-19 và trên 200 ca tử vong.
Máy bay Indonesia chở 59 người đột ngột mất liên lạc
Đài kiểm soát không lưu mất liên lạc với chuyến bay số hiệu 182 của hãng hàng không Sriwijaya không lâu sau khi nó cất cánh.
Theo dữ liệu của trang web theo dõi máy bay Flight Radar 24, chiếc máy bay giảm độ cao hơn 3.000 m chỉ trong một phút.
Theo hãng tin Republica của Indonessia, chiếc máy bay mất tích chở theo 59 người, trong đó có một trẻ nhỏ.
Chiếc phi cơ mất tích khi đang trên hành trình di chuyển từ thủ đô Jakarta tới Pontianak, Indonesia.
Một máy bay của Sriwijaya. (Ảnh: DW)
Adita Irawati - phát ngôn viên của Bộ Giao thông Indonesia cho biết đài kiểm soát không lưu mất liên lạc với máy bay vào hồi 14h20 (giờ địa phương).
"Tại thời điểm này, chúng tôi đang điều tra và phối hợp với Cơ quan tìm kiểm cứu nạn và cơ quan an toàn giao thông. Chúng tôi sẽ công bố thêm thông tin ngay khi có diễn biến mới", ông này cho biết.
Trong khi đó, Flight Radar 24 cho biết chuyến bay SJ182 mất độ cao khoảng bốn phút sau khi khởi hành từ Jakarta.
Vị trí cuối cùng mà chiếc chiếc phi cơ thuộc dòng Boeing 737-500 được ghi nhận là ở ngoài khơi bờ biển phía bắc Jakarta.
Trong tuyên bố đưa ra mới đây, Sriwijaya Air cho biết hãng vẫn đang thu thập thêm thông tin chi tiết về chuyến bay trước khi có thể đưa ra bất kỳ tuyên bố nào.
Indonesia ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao kỷ lục Ngày 8/1, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở khu vực Đông Nam Á khi Indonesia ghi nhận thêm 10.617 ca mắc, cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số bệnh nhân lên trên 800.000 ca. Indonesia cũng ghi nhận thêm 233 ca tử vong trong ngày do COVID-19, nâng tổng số trường hợp không qua...