Hy hữu: Đau rát hậu môn, tưởng bệnh trĩ hóa ra do nuốt phải xương cá
Một người đàn ông ở Cần Thơ nuốt phải xương cá nhưng không hề hay biết, khi dị vật đi xuống hậu môn gây đau nhức cứ nghĩ rằng bị bệnh trĩ và lúc đó mới đến bệnh viện thăm khám.
Xương cá được lấy ra từ hậu môn của bệnh nhân
Ngày 16/10, bác sĩ CKII La Văn Phú, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 42 tuổi, quê ở Cần Thơ đến bệnh viện trong tình trạng hậu môn bị đau rát, sưng tấy. Trước đó bệnh nhân cứ nghĩ bị mắc bệnh trĩ nên ra tiệm thuốc tây mua thuốc về uống nhưng bệnh không hết.
Qua thăm khám, bác sĩ đánh giá bệnh nhân không phải mắc trĩ mà nguyên nhân khiến người bệnh đau rát là một xương cá dài khoảng 3cm, đâm xuyên thành ống hậu môn, tạo thành khối áp xe ở tầng sinh môn.
Ngay sau khi thăm khám, bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ để gắp xương, sau đó điều trị với kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Hiện sức khỏe bệnh nhân hồi phục tốt.
Theo bác sĩ La Văn Phú, thông thường, nếu vô tình nuốt xương với kích thước như vậy, có thể đâm thủng thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột già… Nếu xương làm thủng thực quản, nguy cơ gây tình trạng áp xe trung thất, đây là biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Hoặc xương cá đâm thủng dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, có thể gây viêm phúc mạc, nếu không được phẫu thuật cấp cứu kịp thời, cũng tiềm ẩn nguy cơ tử vong. Trường hợp nam bệnh nhân này khá may mắn, bị biến chứng tương đối nhẹ, chỉ phải trải qua tiểu phẫu.
Hoàng Tùng
Video đang HOT
Theo Dân trí
4 kinh nghiệm cần biết cho người mắc trĩ
Bệnh trĩ là một trong những bệnh hầu như ai cũng có giai đoạn trải qua. Để điều trị nhanh chóng cũng như hạn chế tái phát, có một số thông tin bệnh nhân nên lưu ý.
Dưới đây là 4 kinh nghiệm cho người mắc trĩ.
Không giấu bệnh
Bệnh trĩ gây đau đớn, ngứa rát, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như tâm lý người bệnh. Tuy nhiên vì trĩ nằm ở vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi thăm khám hay tư khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo khi có những dấu hiệu như táo bón, chảy máu, đau, ngứa rát, nứt kẽ hậu môn... trong thời gian dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh lý, từ đó có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Bệnh trĩ nên điều trị sớm, việc kéo dài bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống và tâm lý của bệnh nhân.
Bệnh trĩ luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, tuy nhiên thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày là tác nhân chính dẫn đến căn bệnh khó nói này. Vì vậy để phòng ngừa cũng như giảm trĩ, người bệnh nên thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Cụ thể: nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm nhiều chất xơ, hạn chế ăn muối và kiêng gia vị cay, nóng, rượu, bia...
Bên cạnh đó, người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ và hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ. Người mắc trĩ nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh, ngâm nước muối ấm (15 phút/ngày) để xoa dịu cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng. Người bệnh cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội... Điều này giúp tăng lưu thông máu đến khắp cơ thể, trong đó có cả vùng trực tràng, giúp tăng cường sức khỏe cho vùng này.
Chữa bệnh từ bên trong
Qua các công trình nghiên cứu y khoa, ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu tạo thành các búi trĩ nằm ở dưới lớp niêm mạc. Các búi này có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Có thể hiểu, trĩ là trạng thái suy giãn tĩnh mạch quá mức vùng hậu môn gây ra tình trạng khó khăn, đau rát, chảy máu khi đại tiện.
Hình ảnh minh họa trĩ nội, trĩ ngoại.
Nhiều người sử dụng các phương pháp dân gian như dùng rau diếp cá, lá bỏng, nhựa đu đủ để làm giảm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy... do chúng có tác dụng chống nhiễm khuẩn, kháng viêm. Nhờ đó triệu chứng của trĩ có giảm nhưng nhanh tái phát do căn nguyên của bệnh là suy giãn tĩnh mạch chưa được điều trị triệt để. Chưa kể khi sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ nếu không chú ý hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch, bệnh cũng dễ bị tái phát.
Bệnh trĩ có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, thủ thuật hay phẫu thuật. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị tùy theo giai đoạn phát triển của bệnh, theo hoàn cảnh và nguyện vọng của bệnh nhân, cũng như kinh nghiệm của thầy thuốc và trang thiết bị của cơ sở.
Tuy nhiên trong quá trình điều trị và sau phẫu thuật, việc quan trọng mà bệnh nhân thường bỏ qua là hồi phục chức năng hậu môn và làm bền hệ tĩnh mạch trĩ để ngăn trĩ phát triển cũng như tránh tái phát.
Dùng sản phẩm hỗ trợ giảm trĩ
Theo khuyến cáo của bác sĩ, khi điều trị hoặc sau khi phẫu thuật, ngoài chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm một số loại sản phẩm hỗ trợ hồi phục chức năng hậu môn, làm bền hệ tĩnh mạch và ngăn ngừa trĩ tái phát. Xu hướng của y học hiện đại là sử dụng tinh chất chiết xuất từ các loại thảo dược để phòng ngừa và điều trị suy giãn tĩnh mạch.
Viên uống hỗ trợ điều trị Bmass là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm trĩ. Với các thành phần chiết xuất từ cây phỉ, cao hạt dẻ ngựa, cây đậu chổi, việt quất, yến mạch, chuối... Bmass hỗ trợ nhuận tràng, giảm trĩ giúp người bệnh sinh hoạt dễ dàng hơn.
Việc sử dụng viên uống Bmass khi phát hiện các triệu chứng có tác dụng hỗ trợ giảm trĩ nhanh chóng, giúp người bệnh vừa thoát khỏi sự khó chịu, mệt mỏi, vừa không lo sợ nguy hiểm tới tính mạng.
Bmass hỗ trợ nhuận tràng, giảm trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp). Sản phẩm phù hợp với người bị bệnh trĩ, táo bón. Độc giả mua sản phẩm tại địa chỉ: N01-T2 khu đô thị Ngoại giao đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Website nhathuoc365.vn; hotline 18008155.
Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Mộc Trà
Theo Zing
Cảnh báo: Đắp thuốc nam điều trị bệnh trĩ, hai phụ nữ bị hoại tử hậu môn Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiến hành phẫu thuật cắt trĩ cho 2 trường hợp bị hoại tử hậu môn sau khi đắp thuốc nam điều trị bệnh trĩ. Suýt hoại tử hậu môn vì tin thuốc nam chữa được trĩ Sống chung với bệnh trĩ đã 12 năm nay, nhưng thời gian gần đây, chị H.T.H...