Huyết áp thấp giảm ham muốn “chuyện ấy” ở phụ nữ
Huyết áp thấp là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ. Huyết áp thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày, trong đó không ngoại trừ “chuyện ấy“.
Ảnh minh họa.
Hầu hết mọi người thường lo lắng vì bệnh huyết áp cao và rất ít người quan tâm tới huyết áp thấp mặc dù huyết áp thấp có thể gây khó chịu, mệt mỏi …. ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ.
Ở những người huyết áp thấp áp lực máu chậm và yếu nên lưu lượng máu đến các cơ quan tổ chức luôn bị thiếu, nhất là não. Bệnh nhân thường xuyên trong tình trạng buồn ngủ, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn… Đó là chưa kể đến tình trạng tụt huyết áp cấp gây nguy hiểm cho tính mạng khi tế bào bị thiếu dưỡng chất kéo dài.
Ngoài ra, huyết áp thấp còn làm giảm ham có ham muốn “yêu” ở chị em phụ nữ. Lý do huyết áp thấp khiến cho họ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu…dẫn đến giảm tiết dịch bôi trơn trong quá trình “yêu”, âm đạo khô nên người phụnữ dễ bị đau, rát khi quan hệ vàkhó đạt khoái cảm. Điều này làm ham muốn giảm dần vàgây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc gia đình.
Dấu hiệu phụ nữ mắc bệnh huyết áp thấp: Người bị huyết áp thấp có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20mmHg (Huyết áp trung bình là 120/80 mmHg)
Bệnh nhân huyết áp thấp thường có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, dễ mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy thiếu ngủ và muốnđược nghỉ ngơi, chân tay lạnh, khó tập trung, suy giảm tình dục, da khô, nhăn…
Video đang HOT
Tuy nhiên các triệu chứng này không đồng loạt, người bệnh chỉ ý thức rằng bản thân thể trạng yếu, ít người biết đó là triệu dấu hiệu của huyết áp thấp.
Theo VNE
Khi nào không nên ăn giấm
Giấm là loại gia vị không thể thiếu trong bếp ăn mỗi giá đình bởi chúng không chỉ làm tăng vị thơm ngon cho các món ăn mà còn rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, giấm lại "chống chỉ định" với nhiều người khi:
Đói
Khi đói, lượng axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, khi kết hợp với thành phần axit của giấm dẫn tới dư thừa, từ đó càng làm tăng cảm giác cồn cào, thậm chí là đau bụng, khó chịu.
Thường xuyên ăn các món ăn có chứa giấm khi đói sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới dạ dày và hệ tiêu hoá.
Ngược lại, 1 thìa giấm nhỏ sau khi ăn 1h lại là liều thuốc kích thích tiêu hoá hiệu quả nhất.
Gãy xương
Khi bị gãy xương, cơ thể bạn sẽ thiếu hụt canxi do phải tập trung phục hồi cho chỗ xương bị gãy. Ăn giấm lúc này sẽ càng làm xương trở nên mềm và khó lành do môi trường axit sẽ làm mất cân bằng lượng canxi trong cơ thể.
Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh nên hạn chế ăn giấm bởi giấm có thể làm nặng thêm chứng bệnh loãng xương cũng như tình trạng đau khớp khi về già.
Dị ứng và huyết áp thấp
Giấm sẽ làm các triệu chứng dị ứng như phát ban, phù nề, ngứa, hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
Người huyết áp thấp ăn giấm sẽ càng thấy chóng mặt, đau đầu hơn.
Loét dạ dày
Những người bị viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn nhiều giấm sẽ làm bệnh càng nặng hơn bởi thành phần axit hữu cơ trong giấm càng kích thích sự tiết dịch vị và axit của lớp niêm mạc trong dạ dày.
Uống thuốc tây
Giấm có thể làm thay đổi độ pH cân bằng trong cơ thể. Khi đang uống một loại thuốc tây nào đó, bạn không nên dùng giấm bởi thành phần sulfathiazole trong thuốc dễ bị kết tinh trong môi trường acid, từ đó gây tác hại cho thận.
Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc có tính kiềm, thuốc giãn cơ dạ dày, nếu ăn giấm sẽ làm giảm hoặc mất đi hoàn toàn tác dụng của thuốc.
Bị sỏi mật
Người bị sỏi mật khi ăn quá nhiều giấm có thể làm mật quặn đau vì thức ăn có tính axit vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột, khiến túi mật co lại gây đau.
Nấm
Theo people
Huyết áp thấp khi mang thai: Điều trị và ngăn ngừa Huyết áp thấp còn được gọi là chứng giảm huyết áp. Nếu ở mức độ nhẹ, huyết áp thấp không cần phải điều trị. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm cho tim, khiến người bệnh bị ngất, choáng hoa mắt, chóng mặt... Nguy cơ tiếp theo khi huyết áp thấp là bị mất nước....