Hút thuốc lá sẽ khiến cơ thể con người mắc những bệnh gì?
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh về hô hấp và ung thư, cứ hút mỗi điếu thuốc là tự mình làm mất đi 5,5 giây cuộc sống. Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn.
Thành phần, độc tính của thuốc lá
Ngoài nicotin, trong thuốc lá còn chứa 4.000 hóa chất độc hại khác
Ngoài nicotin, trong thuốc lá còn chứa 4.000 hóa chất khác mà trong đó có những chất rất độc đối với cơ thể. Ít nhất có 69 chất có khả năng gây ung thư.
Sau đây là một số độc chất chủ yếu:
Hắc ín: Khi bạn hít khói thuốc, hắc ín sẽ bám vào khí quản và phổi . Khí quản được bao phủ bởi những sợi lông nhỏ, gọi là tiêm mao để “quét” mầm bệnh và những chất khác ra khỏi phổi. Nhiệm vụ của tiêm mao sẽ trở nên khó khăn khi khí quản và phổi bị hắc ín bám vào. Hắc ín trong thuốc lá có chứa những hóa chất, được gọi là chất gây ung thư, chất này có khả năng kích thích sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.
Oxyd carbon: Oxyd carbon tự kết hợp với huyết cầu tố trong máu và cản trở sự vận chuyển oxy đến tế bào. Điều này có nghĩa là những người hút thuốc lá thường bị khó thở và dễ bị mệt. Sau cùng bạn bị một loại bệnh đường hô hấp, gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi bạn mắc bệnh này thì bạn càng ngày càng thấy khó thở.
Khí oxy-hóa: Khí oxy-hóa là những chất khí phản ứng với oxy. Chúng có thể tạo ra cục máu đông trong mạch máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
Benzen: Tiếp xúc với benzen có thể làm tế bào bị tổn thương ở trong nhiễm sắc thể. Và nó có thể gây ra những chứng ung thư như ung thư máu và ung thư thận.
Khói thuốc lá gây độc hại thế nào đến cơ thể con người?
Video đang HOT
Nguy cơ phát bệnh ung thư của người hút thuốc lá là rất cao
Ung thư thực quản: Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8 tới 10 lần người không hút thuốc. Những nguy cơ này sẽ bị tăng thêm từ 25 tới 50 phần trăm nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu.
Ung thư thanh quản: Hút thuốc gây nên 80 % trong tổng số ung thư thanh quản. Người hút thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không hút thuốc.
Ung thư miệng: tác hại của thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút thuốc.
Ung thư mũi: Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần hơn người không hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi.
Ung thư thận và bàng quang: Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang. Trong tổng số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 40 tới 70 % là vì sử dụng thuốc lá.
Ung thư tuyến tụy: Tuyến tuỵ là tuyến dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thể tới tuyến tuỵ qua máu và túi mật. Ước tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của 30% của tổng số ung thư tuyến tuỵ.
Ung thư âm hộ: Ung thư âm hộ, là một phần của bộ phận sinh dục nữ thông thường hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ mà hút thuốc có nguy cơ gấp đôi mắc ung thư âm hộ.
Ung thư tử cung: Sự liên quan giữa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới được phát hiện gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã thấy phụ nữ hút thuốc có tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và nguy cơ tăng cùng với số lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Ung thư dương vật: Ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở nam giới hút thuốc hơn là những người nam không hút thuốc.
Ung thư hậu môn: Bằng chứng mới đây đã phát hiện ra tác hại của hút thuốc lá đóng vai trò tác nhân gây ung thư hậu môn và đại trực tràng. Cũng trong một nghiên cứu diện rộng được tiến hành ở Mỹ, đối với nam và nữ những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng từ 75 tới 100%… so với những người cùng lứa tuổi không hút thuốc, theo Bệnh viện K.
Hút thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của các vấn đề hô hấp mãn tính
Các bệnh hô hấp cấp tính: Hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm cho tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. So với nhóm không hút thuốc, tỷ lệ chết do lao hô hấp ở nhóm hút thuốc lá cao hơn 3 đến 5 lần, tỷ lệ chết do cúm và viêm phổi cao hơn từ 1,4 đến 2,6 lần.
Các bệnh hô hấp mãn tính: Hút thuốc lá đã được chứng minh là nguyên nhân của các vấn đề hô hấp mãn tính bao gồm viêm phổi, làm tổn thương quá trình sinh học ảnh hưởng đến phế quản và phế nang phổi, làm hạn chế phát triển chức năng phổi ở trẻ em, vị thành niên và chứng giảm chức năng phổi người lớn, gây ra các triệu chứng hô hấp quan trọng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, làm giảm chức năng phổi ở trẻ sơ sinh khi mẹ hút thuốc trong quá trình mang thai…
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (PTNMT) là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh PTNMT đặc trưng bởi sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, được khẳng định chẩn đoán dựa vào đo hô hấp ký đồ với nghiệm pháp giãn phế quản không hồi phục hoàn toàn. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Bệnh hen: Ở người hút thuốc, bệnh hen sẽ bị nặng hơn so với người không hút thuốc. Người hút thuốc có bệnh hen sẽ có nhiều đờm, dễ bị nhiễm bệnh, dễ bị dị ứng và ảnh hưởng tới sự lưu thông khí ở các đường thở nhỏ.
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: Hút thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.
Theo anninhthudo
Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5
Sáng 26/5, tại Hà Nội, Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần Lễ quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 đến ngày 31/5/2019 với chủ đề: "Thuốc lá và các bệnh về phổi".
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Chủ tịch Quỹ Phòng, chống tác hại của Bộ Y tế cho biết, Lễ mít tinh là một trong những hoạt động thường niên của Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế nhằm tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các ngành, các cấp và cộng đồng đối với công tác phòng chống tác hại thuốc lá, đồng thời là điểm nhấn để tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại thuốc lá rộng khắp trên toàn quốc.
Tuần Lễ quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 đến ngày 31/5/2019 với chủ đề: "Thuốc lá và các bệnh về phổi".
"Trong đó, nhiều cơ quan, đơn vị đã đưa nội dung của phòng chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đưa quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị", ông Khuê cho biết thêm.Cũng theo ông Khuê, thời gian qua, các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá đang ngày càng được triển khai rộng khắp trên toàn quốc; 63 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến kêu gọi các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chỉ đạo tăng cường thực thi luật phòng chống tác hại thuốc lá và tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày thế giới không hút thuốc lá, đồng thời kêu gọi mọi người bỏ thuốc lá vì sức khỏe mỗi người, gia đình và cộng đồng.
"Bộ Y Tế mong muốn gửi đến những người đang hút thuốc lá thông điệp hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay. Ngừng hút thuốc sớm là phương pháp hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa và làm chậm sự phát triển của các bệnh tật do hút thuốc gây ra. Chúng ta hãy cùng chung tay, cùng xây dựng cuộc sống không khói thuốc để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cho gia đình và cho công đồng", Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến nói.
Tham dự Lễ Mít tinh còn có sự tham dự của nhiều ca sỹ, nghệ sĩ trẻ nổi tiếng, các cầu thủ bóng đá như Đoàn Văn Hậu, Bùi Tiến Dũng...với vai trò là đại sứ cho chương trình đã tăng thêm sức hút và thuyết phục nhiều người bỏ thuốc, không hút thuốc lá, nhất là các thế hệ trẻ.
Kết thúc buổi lễ là phần biểu diễn nhảy Flasmod của 500 sinh viên và hoạt động đi bộ của 1.000 người nhằm hưởng ứng chiến dịch cuộc sống không khói thuốc.
Theo WHO, trên thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về phổi, điển hình là ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 90% trong số hơn 600.000 người mắc ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Hút thuốc còn là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tại Việt Nam, theo số liệu của bệnh viện Ung bướu trung ương, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá: 96,8%. Số trường hợp tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% tổng số ca tử vong do bệnh tật và thương tích ở Việt Nam, mà một trong những nguyên nhân là do tỷ lệ sử dụng thuốc lá cao.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Trẻ sống chung với người hút thuốc nguy cơ cao mắc bệnh về đường hô hấp Phổi của trẻ vốn chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất độc trong khói thuốc. Do đó, việc hút thuốc thụ động từ khói thuốc của người xung quanh sẽ khiến trẻ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. PGS. TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng...