Hướng dẫn món mì vịt tiềm thơm ngon
Bắt nguồn từ Trung Quốc, mì vịt tiềm ngày càng trở nên phổ biến vì hương vị thơm ngon lạ miệng mà lại cực bổ dưỡng. Công thức món mì vịt tiềm tưởng chừng như phức tạp nhưng thật ra rất đơn giản.
Nguyên liệu làm mì vịt tiềm:
- 500g thịt vịt (đùi hoặc ức)
- 300g xương heo
- 80g nấm đông cô
- 30g thảo mộc (hoa hồi, quế, đinh hương, cam thảo)
- 300g cải thìa
- Gừng
- 80ml nước tương
- 40g bột nêm
- 80g đường
- 5g hạt tiêu
Video đang HOT
Bước 1: Rửa sạch nấm đông cô và cải thìa. Cắt bỏ gốc nấm và chọn lấy phần gốc cỉa thìa.
Bước 2: Dùng rượu trắng và gừng để khử mùi của thịt vịt. Ướp thịt vịt với 60ml nước tương, 20g bột nêm, 60g đường, 5g tiêu trong khoảng 15 phút.
Bước 3: Đặt một chiếc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào, mở lửa lớn. Khi dầu nóng, nhẹ nhàng thả thịt vịt vào chiên vàng lớp da.
Bước 4: Cắt lấy 4-5 lát gừng. Cho gừng cùng thảo mộc vào chén rang nóng.
Bước 5: Rửa sạch xương heo, cho vào nồi đun nước sôi khoảng 5 phút để xương nhả bớt bẩn. Đem bỏ phần nước bẩn đó đi.
Bước 6: Đổ 1,5l nước sạch cùng gừng, thảo mộc vào nồi xương, đặt lên bếp đun khoảng 45 phút.
Bước 7: Lược lấy nước dùng. Sử dụng nước dùng đó, tiếp tục hầm với thịt vịt, nấm đông cô khoảng 45 phút nữa, nêm thêm 20ml nước tương, 20g bột nêm, 20g đường rồi tắt bếp. Trong lúc nấu nước dùng, trụng sơ cải thìa khoảng 1 phút rồi vớt ra.
Bước 8: Trụng mì trứng qua nước sôi khoảng 2 phút để mì mềm. Dọn mì, cải thìa ra tô dùng chung với vịt tiềm.
Chỉ hơi công phu một chút, bạn đã có món mì vịt tiềm thơm ngon khó cưỡng. Chắc chắn bữa cơm gia đình sẽ ấm áp với món ăn đầy dinh dưỡng này.
Theo Homnayangi
Cách dùng trà dược thanh nhiệt, trị mất ngủ
Mất ngủ là căn bệnh phổ biến hiện nay, trong đó việc sử dụng các loại trà dược có công dụng thanh nhiệt mát gan trị mất ngủ thường được dùng hơn cả.
Trước đây bệnh mất ngủ chủ yếu gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, thì nay với áp lực công việc, mất ngủ thường gặp ở mọi lứa tuổi. Ngủ không đủ giấc hay mất ngủ kéo dài có thể gây ra các bệnh giảm trí nhớ, tăng huyết áp, tim mạch, béo phì, trầm cảm... Trẻ nhỏ mất ngủ nhiều sẽ ảnh hưởng đến chiều cao, rối loạn hành vi, khả năng nhận thức, không tập trung. Xin giới thiệu với độc giả một số cách dùng các loại trà dược có công dụng thanh nhiệt mát gan trị mất ngủ để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Trà dược thanh nhiệt, mát gan
Thanh nhiệt lợi thấp, mát gan lợi mật: Nhân trần, xa tiền thảo (bông mã đề), bán biên liên, mỗi thứ 150g, tất cả sấy hoặc phơi khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống trong ngày.
Thanh nhiệt giải độc, mát gan lợi mật: Bạch hoa xà thiệt thảo (cỏ lưỡi rắn) 500g, nhân trần 150g, cam thảo sống 50g, tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống trong ngày.
Thanh nhiệt giải độc, mát gan lợi mật: Nhân trần 150g, chi tử 90g, trần bì 70g, tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống trong ngày.
Thanh nhiệt giải độc, mát gan lợi niệu: Bán biên liên 300g, nhân trần 15g, rễ cỏ tranh 400g, tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống trong ngày.
Bổ trung ích khí, thanh nhiệt mát gan: Linh chi 60g, cam thảo 50g, nhân trần 150g, tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 20g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống trong ngày.
Thanh nhiệt lợi thấp, mát gan lợi niệu: Râu ngô 300g, vỏ bí đao khô 150g, đậu đỏ sao thơm 300g, tất cả đem sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống trong ngày.
Thanh nhiệt lợi thấp, mát gan lợi mật: Râu ngô 300g, nhân trần 150g, bồ công anh 150g, tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống trong ngày.
Thanh nhiệt lương huyết, mát gan giải độc: Rau má 300g, hoa hoè 150, hai thứ sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống trong ngày.
Thanh nhiệt dưỡng âm, mát gan lợi niệu: Nhân trần 150g, hạ khô thảo 150g, mạch môn 200g, tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống trong ngày.
Các loại trà dược vừa có tác dụng giải khát vừa tăng cường sức khỏe phòng ngừa bệnh tật.
Trà dược trị mất ngủ
Mất ngủ do thói quen sinh hoạt không có giờ giấc khoa học (ở người trẻ tuổi) hay căng thẳng lo nghĩ: Long nhãn 12g, thảo quyết minh 20g, tâm sen 6g. Đun sôi với một cốc nước 400ml trong vòng một giờ, uống trước khi đi ngủ.
Hoặc dùng bài: Hoa nhài 10g, tâm sen 10g, hạt muồng 12g. Đun lấy nước uống thay trà hàng ngày.
Mất ngủ, thể chất suy nhược, hay vã mồ hôi, trong lòng có cảm giác bồn chồn không yên: Toan táo nhân sao thơm 15-30g hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 15-20 phút uống sau bữa cơm tối.
Mất ngủ có kèm theo tăng huyết áp, bệnh tim, ho hen: Nấm linh chi mỗi ngày 3g, thái nhỏ, nghiền vụn hãm với nước sôi, uống trong ngày.
Mất ngủ miệng khô, họng khát, trống ngực, tinh thần buồn phiền, bất an: Tâm sen 2g, cam thảo sống 3g, hai thứ sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày.
Mất ngủ kèm theo đau đầu, chóng mặt, dễ cáu giận, có thể có tăng huyết áp: Cành hoặc lá lạc tươi rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Mỗi ngày lấy 30g, sắc với 400ml còn 150ml chia uống 2 lần trong ngày.
Mất ngủ do mắc bệnh, sốt cao, môi khô, tâm âm bất túc, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn: Đăng tâm thảo 5g, lá tre tươi 30g, 2 thứ cho vào bình kín hãm với nước sôi uống trong ngày.
Mất ngủ do tâm khí bất túc, tim đập nhanh, dễ hồi hộp, trí nhớ giảm sút: Phục thần 100g, táo nhân 100g. Hai vị tán vụn, trộn đều, mỗi ngày lấy 50g, cùng với bột chu sa 1g (gói trong túi vải) hãm với nước sôi.
Mất ngủ sau khi ốm dậy, sau khi mắc bệnh hiểm nghèo, hoa mắt, chóng mặt, trí nhớ suy giảm: Ngũ vị tử, kỷ tử, toan táo nhân, lượng bằng nhau. Tất cả sấy khô, tán vụn, trộn đều, mỗi ngày dùng 6g hãm với nước sôi.
Mất ngủ kèm theo thiếu máu, râu tóc bạc sớm, đầu choáng, mắt hoa, trí nhớ suy giảm: Tang thầm 60g, mật ong 20g, hãm với nước sôi, uống trong ngày.
BS. Thanh Hà
Theo SK&ĐS
Những thực phẩm cấm kỵ khi uống thuốc, chớ coi thường! Bạn có biết là một số thực phẩm nếu ăn vào khi uống một vài loại thuốc, có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm hoặc làm cho thuốc mất tác dụng? Ảnh minh họa: Shutterstock Kháng sinh thuộc họ Quinolone và sữa Giám sát viên dược phẩm của Hệ thống Y tế Harris ở Houston, Texas (Mỹ) và phát ngôn viên...