Hợp tác về AI trở thành ưu tiên hàng đầu của các nước
Ngày 4/7, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trí tuệ nhân tạo thế giới ( WAIC) tại Thượng Hải ( Trung Quốc), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã kêu gọi hợp tác toàn cầu và tư duy cởi mở hơn về trí tuệ nhân tạo (AI).
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhấn mạnh mỗi quốc gia đều có lợi thế riêng về công nghệ AI, dữ liệu và thị trường nên cần phải tham gia hợp tác để phát huy những yếu tố này, đồng thời kêu gọi các nước thúc đẩy di chuyển dữ liệu qua biên giới và kết nối cơ sở hạ tầng.
Trước đó, cuối tháng 5/2024, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres nhận định: “AI đang thay đổi thế giới và cuộc sống của chúng ta”. Ông nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ này trong việc cải thiện chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe ở vùng sâu vùng xa, tăng năng suất cây trồng và phát triển hệ thống cảnh báo sớm về thiên tai.
Video đang HOT
Liên minh châu Âu (EU) cũng đã tuyên bố thành lập “Văn phòng AI” gồm các chuyên gia công nghệ, luật sư và nhà kinh tế để quản lý công nghệ AI theo một luật mới được tin là sẽ mang lại những tác động sâu rộng.
Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan điều hành EU, cho biết việc thành lập Văn phòng AI để tạo thuận lợi cho việc phát triển, triển khai và sử dụng AI trong tương lai theo cách thúc đẩy đổi mới và lợi ích kinh tế- xã hội, đồng thời giảm thiểu rủi ro. Theo Ủy viên EU phụ trách thị trường nội khối, Thierry Breton, văn phòng sẽ thúc đẩy một hệ sinh thái AI châu Âu có tính đổi mới, cạnh tranh và tôn trọng các quy tắc và giá trị của EU. Trong khi đó, Phó chủ tịch điều hành EC, Margrethe Vestager, cho biết cùng với các nhà phát triển và cộng đồng khoa học, văn phòng sẽ đánh giá và thử nghiệm AI tổng quát để đảm bảo rằng AI phục vụ con người và duy trì các giá trị chung của EU.
Trong khi đó, Tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO), Khuất Đông Ngọc nhấn mạnh rằng AI và cuộc cách mạng kỹ thuật số chắc chắn sẽ biến đổi thế giới và các hệ thống nông sản thực phẩm, khiến việc làm cho những chuyển đổi mà chúng thúc đẩy mang lại lợi ích cho mọi người và góp phần giải quyết các thách thức toàn cầu, trở nên cấp bách hơn.
Ông Khuất Đông Ngọc cho biết, AI không chỉ là một sự thay đổi công nghệ, mà còn đang thúc đẩy sự chuyển đổi kinh tế và xã hội cơ bản ở mức độ rộng nhất, đồng thời lưu ý rằng FAO nhận ra sức mạnh của AI trong việc mang lại lợi ích tiềm năng cho nhiều nhóm dân cư và góp phần cải thiện hiệu quả và tính bền vững. Ông lưu ý rằng “nông nghiệp kỹ thuật số có thể cách mạng hóa cách thức chúng ta sản xuất, phân phối và tiêu thụ thực phẩm”, đồng thời nhấn mạnh rằng các lợi ích tiềm năng bao gồm cải thiện dữ liệu giá cả, giảm thiểu thất thoát và lãng phí thực phẩm, tăng cường an toàn thực phẩm và khuyến khích sử dụng hạt giống, phân bón tốt hơn và các thông lệ bền vững.
Tháng 11/2023, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về AI lần đầu tiên đã được tổ chức tại Vương quốc Anh. Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố Bletchley” khuyến khích sự minh bạch và trách nhiệm từ các bên có ý định phát triển công nghệ AI, để đánh giá, giám sát và giảm thiểu những tác hại có thể xảy ra, đồng thời đưa ra chương trình nghị sự gồm hai mũi nhọn tập trung nhận diện các rủi ro chung và củng cố hiểu biết khoa học về những rủi ro này, cũng như xây dựng các chính sách xuyên quốc gia để giảm thiểu rủi ro.
Chính phủ Trung Quốc ban hành quy định về quản lý đất hiếm
Theo Tân hoa xã, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã ký nghị định của Quốc vụ viện (Chính phủ), công bố bộ quy định về quản lý đất hiếm.
Đất hiếm chuẩn bị xuất khẩu được bốc xếp tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Bộ quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10, theo đó tập trung vào việc cả nước này sẽ quan tâm thỏa đáng đến bảo vệ tài nguyên cũng như khai thác và sử dụng đất hiếm, tuân thủ các nguyên tắc về lập quy hoạch tổng thể, đảm bảo an ninh, thúc đẩy đổi mới công nghệ và phát triển xanh.
Theo bộ quy định này, Trung Quốc sẽ thúc đẩy việc phát triển mạnh ngành khai thác đất hiếm, đồng thời khuyến khích nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và trang thiết bị mới.
Bộ quy định nêu rõ hình phạt đối với các hoạt động bất hợp pháp trong các lĩnh vực bao gồm khai thác, nấu chảy và chiết xuất đất hiếm, phân phối sản phẩm cũng như xuất nhập khẩu bất hợp pháp kim loại này.
Đất hiếm bao gồm 17 nguyên tố được sử dụng để chế tạo nam châm biến năng lượng thành chuyển động để sử dụng trong vô số thiết bị điện và điện tử, từ chip điện thoại, xe điện, tuốc bin gió cho đến thiết bị quân sự. Trái ngược với tên gọi, nhóm nguyên tố kim loại thiết yếu cho các công nghệ tiên tiến này tương đối phong phú. Tuy nhiên, chính đặc tính điện từ đặc biệt của chúng đã khiến chúng được săn lùng và trở thành "kim loại chiến lược".
Trung Quốc hiện kiểm soát khoảng 90% sản lượng đất hiếm tinh chế của toàn cầu. Trong những năm gần đây, các nước châu Âu và Mỹ cũng đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nước này vẫn chưa làm chủ được quy trình tinh chế những loại khoáng sản chiến lược do sự phức tạp về kỹ thuật.
Liên hợp quốc kêu gọi bảo vệ trật tự hiến pháp ở Bolivia Ngày 27/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại sâu sắc trước các thông tin về âm mưu đảo chính quân sự ở Bolivia và kêu gọi bảo vệ trật tự Hiến pháp ở quốc gia này. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. Ảnh: IRNA/TTXVN Tuyên bố từ Văn phòng TTK LHQ nêu...