Hơn 745 nghìn giáo viên, cán bộ quản lý hoàn thành tự đánh giá trên hệ thống TEMIS
Số liệu ghi nhận từ Hệ thống TEMIS năm 2021 tại thời điểm ngày 3/12/2021, đã có 745.163 giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá trên hệ thống TEMIS, đạt tỷ lệ 83.73%.
TS.Lê Thị Kim Anh, chuyên gia tư vấn của Ban Quản lý Chương trình ETEP phát biểu tại hội thảo.
Thông tin này được công bố tại hội thảo “Nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018″ do Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP) tổ chức sáng 8/12. Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Học viện Quản lý giáo dục và trực tuyến tại các điểm cầu thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái.
TEMIS là hệ thống thông tin quản lý bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trong khuôn khổ Chương trình ETEP.
Hệ thống này được xây dựng nhằm giúp Bộ/Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và chính giáo viên phổ thông có thể thu thập hệ thống các thông tin về: Xu hướng phát triển nghề nghiệp của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông dựa trên kết quả đánh giá theo chuẩn; Theo dõi, ghi lại đánh giá của đội ngũ này về các chương trình bồi dưỡng thường xuyên; Thu thập thông tin về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông, làm căn cứ cho rà soát, cập nhật điều chỉnh chương trình, tài liệu và các phương thức tổ chức học tập, hỗ trợ bồi dưỡng.
Theo TS.Lê Thị Kim Anh, chuyên gia tư vấn của Ban Quản lý Chương trình ETEP, đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn trên hệ thống TEMIS bắt đầu triển khai theo công văn 5016/BGDĐT-GDTrH, ban hành ngày 20/11/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đến nay, 63 sở Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc đều đã tham gia thực hiện với những kết quả tương đối cao.
Theo đó, về thực hiện báo cáo TEMIS năm 2020: Có 57 sở Giáo dục và Đào tạo hoàn thành xây dựng báo cáo và công bố báo cáo TEMIS 2020 trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sở Giáo dục và Đào tạo. Hầu hết báo cáo của các sở đều ghi nhận tỷ lệ hoàn thành đánh giá theo chuẩn và tải minh chứng lên hệ thống đạt trên 90% trên tổng số giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông của sở.
Năm 2021, hệ thống TEMIS đang tiếp tục cập nhật và đến nay đã ghi nhận tỷ lệ hoàn thành đánh giá theo chuẩn và tải minh chứng lên hệ thống đạt tương đối cao. Hầu hết đều trên 80% giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông của 63 sở Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành tự đánh giá và tải minh chứng; trong khi đó, thời hạn chiết xuất và công bố cho báo cáo TEMIS 2021 là 31/12/2021.
Cụ thể, số liệu ghi nhận từ hệ thống TEMIS năm 2021 tại thời điểm ngày 3/12/2021, toàn quốc có 74.5163 giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá trên hệ thống TEMIS (đạt 83,73%).
Video đang HOT
Đại biểu dự hội thảo “Nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018″ tại điểm cầu Học viện Quản lý giáo dục.
Riêng với Yên Bái, ông Nguyễn Thanh Bình, chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái cho biết: Đến nay, đã có có 8.082/8.170 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia đánh giá chuẩn trên hệ thống TEMIS, đạt tỷ lệ 98,89%. Còn 88 cán bộ quản lý, giáo viên không đánh giá do chưa đạt trình độ chuẩn.
Nhìn chung, qua 2 năm thực hiện đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn trên hệ thống TEMIS, thông qua các cuộc giám sát, phỏng vấn đánh giá kết quả hoạt động được Bộ Giáo dục và Đào tạo và đơn vị kiểm đếm độc lập thực hiện, đã ghi nhận một số phản hồi tích cực của các thầy cô giáo.
Việc thực hiện tự đánh giá và tải minh chứng cho năm học 2019 – 2020 và 2020 – 2021 đã giúp giáo viên nhận ra được nhiều lợi ích của TEMIS như: giúp tự đánh giá rõ ràng, minh bạch; tải, lưu trữ và sử dụng minh chứng đúng và đầy đủ theo yêu cầu; tự đề xuất nhu cầu bồi dưỡng xuất phát từ nguyện vọng của cá nhân; nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin trong phát triển chuyên môn…
Bồi dưỡng giáo viên theo mô hình mới ngày càng đi vào nền nếp
Theo khảo sát trên hệ thống LMS (Chương trình ETEP), trên 95% giáo viên hài lòng với hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp theo mô hình mới.
Hội thảo nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đây là một trong những thông tin đáng chú ý được chia sẻ tại Hội thảo nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP) tổ chức sáng 4.12. Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Học viện Quản lý giáo dục và trực tuyến tại các điểm cầu thuộc sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh.
Bồi dưỡng đội ngũ: Điều kiện tiên quyết
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh: Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp người học tích lũy được kiến thức phổ thông vững chắc; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời...
Từ định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh như vậy đòi hỏi phải đổi mới cách dạy, cách học. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phải nâng cao năng lực, phẩm chất để đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt là đáp ứng những đổi mới của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh về phương pháp học nhiều hơn. Học sinh phải tự học nhiều hơn, phải biết huy động tổng thể kiến thức, kỹ năng, tiềm lực của mình để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông mới, một trong những điều kiện tiên quyết là phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch bài dạy theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đây chính là định hướng căn bản, chủ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục hiện nay và trong thời gian tới.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phát biểu tại hội thảo.
Hoàn thành bồi dưỡng 5 mô đun quan trọng cho giáo viên cốt cán
Theo Giám đốc Ban Quản lý Chương trình ETEP Nguyễn Ngọc Dũng : Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua Chương trình ETEP đã xây dựng 54 mô đun tài liệu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông. Toàn bộ các mô đun bồi dưỡng đều hướng đến hỗ trợ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phát triển năng lực nghề nghiệp để triển khai thành công chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Từ năm 2019 đến nay, Chương trình ETEP đã bồi dưỡng 28.000 giáo viên cốt cán và 4000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán trong toàn quốc theo mô hình 5-3-7 hoặc 7-2-7 (5 hoặc 7 ngày tự học qua LMS, 3 hoặc 2 ngày học trực tiếp và 7 ngày hoàn thành nhiệm vụ học tập qua LMS).
Cho đến thời điểm này, đội ngũ giáo viên cốt cán đã hoàn thành bồi dưỡng 5 mô đun quan trọng, đó là: Hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Sử dụng phương pháp dạy học, giáo dục phát triên phẩm chất, năng lực học sinh; Kiểm tra, đánh giá theo phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; Tư vấn, hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Từ năm 2019 đến nay, Chương trình ETEP đã bồi dưỡng 28.000 giáo viên cốt cán và 4000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán trong toàn quốc theo mô hình 5-3-7 hoặc 7-2-7 (5 hoặc 7 ngày tự học qua LMS, 3 hoặc 2 ngày học trực tiếp và 7 ngày hoàn thành nhiệm vụ học tập qua LMS).
Trong tháng 12/2021, đội ngũ cốt cán sẽ tiếp tục hoàn thành mô đun thứ sáu: "Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ trong dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh".
Ngay sau khi hoàn thành bồi dưỡng các mô đun trên, đội ngũ cốt cán đã triển khai hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông đại trà trong toàn quốc bồi dưỡng theo hình thức tự học qua Hệ thống LMS kết hợp với sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường với sự hỗ trợ chuyên môn của các giảng viên chủ chốt từ các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục tham gia Chương trình ETEP.
Nhấn mạnh đây là mô hình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin, lần đầu tiên triển khai tại Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Dũng cho rằng: Học các mô đun trên Hệ thống LMS với nguồn học liệu phong phú, có chất lượng tốt, kết hợp với sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường, thầy cô hoàn toàn chủ động thời gian, có thể học mọi lúc mọi nơi, phù hợp với kế hoạch cá nhân để phát triển nghề nghiệp thường xuyên, liên tục.
Giám đốc Ban Quản lý Chương trình ETEP Nguyễn Ngọc Dũng phát biểu tại hội thảo.
Hoạt động bồi dưỡng ngày càng đi vào nền nếp
Trong thời gian qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với 10 Sở Giáo dục và Đào tạo theo địa bàn được phân công, trong đó có Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, tổ chức bồi dưỡng 5 mô đun cho đội ngũ giáo viên cốt cán và hỗ trợ giáo viên đại trà tự bồi dưỡng các mô đun rất hiệu quả, thực hiện đúng quy trình đảm bảo chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và đại trà.
Hầu hết các thầy cô giáo đại trà ở Quảng Ninh đã hoàn thành bồi dưỡng những mô đun cốt lõi theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo để có thể vững tin thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chia sẻ của Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh Nguyễn Văn Tuế,do cách bồi dưỡng hoàn toàn mới so với triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2006 nên ban đầu nhà trường, giáo viên còn bỡ ngỡ. Nhưng với chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, sự phối hợp giúp đỡ của các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục, việc bồi dưỡng ngày càng đi vào nền nếp. Kết quả, tỷ lệ thầy cô được bồi dưỡng đại trà lớn ở các mô đun...
"Qua hoạt động này, cán bộ quản lý, giáo viên ngày càng thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc tham gia đầy đủ, có chất lượng các nội dung bồi dưỡng, phục vụ công tác quản lý của nhà trường và công tác giảng dạy của giáo viên. Cần phải xuất phát từ nhu cầu của chính đối tượng được bồi dưỡng thì hoạt động bồi dưỡng mới đạt kết quả tốt nhất" - ông Nguyễn Văn Tuế cho hay.
Trường Đại học Vinh: Bồi dưỡng cho 3.024 giáo viên phổ thông về tư vấn, hỗ trợ học sinh Trong các ngày từ 15/11- 6/12/2021, Trường Đại học Vinh tổ chức bồi dưỡng cho 3.024 giáo viên phổ thông về "Tư vấn và hỗ trợ học sinh tiểu học/THCS/THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học". Đây là nội dung thuộc Mô đun 5, bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán trong khuôn khổ của Chương trình phát triển các...