Hơn 18.000 tấn hoa tươi nhập cảnh sân bay Miami ngày lễ Tình nhân
Mặc dù Ngày lễ Tình nhân Valentine 14/2 không phải là thời điểm đi lại nhộn nhịp bằng đường hàng không, song lại là thời điểm bận rộn tại Sân bay Quốc tế Miami (Mỹ), nơi tiếp nhận nhiều hoa tươi được vận chuyển từ khu vực Nam Mỹ.
Các kiện hoa tươi được vận chuyển tới sân Sân bay Quốc tế Miami (Mỹ) ngày 12/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ, khoảng 90% lượng hoa hồng và hoa tươi được bán trong ngày 14/2 ở Mỹ đều đi qua thành phố Miami, bang Florida. Hàng trăm chuyến bay đã mang theo hoa tươi tới thành phố này trong hành trình đến các cửa hàng hoa và siêu thị trên khắp nước Mỹ và Canada. Con số này tương đương với khoảng 18.000 tấn hoa đi qua Miami.
Phó Chủ tịch cấp cao của hãng hàng không Avianca Cargo, Diogo Elias cho biết trong dịp này, họ đã vận chuyển khoảng 460 triệu bông hoa từ Ecuador và Colombia. Trong số những loại hoa được xuất khẩu nhiều nhất bằng đường hàng không có hoa hồng và hoa cẩm chướng từ Bogota; hoa cẩm tú cầu và hoa cúc từ Medellin (Colombia); hoa hồng, hoa cẩm chướng từ Quito (Ecuador).
Mùa Valentine thực sự bắt đầu vào giữa tháng 1 và kết thúc vào ngày 14/2. Ông Elias cho biết trong khoảng thời gian 3 tuần đó, hoa đã đến Miami trên khoảng 300 chuyến bay. Đây cũng là lúc các chuyên gia nông nghiệp của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ tích cực tiến hành kiểm tra các kiện hoa để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại sâu bệnh. Ước tính mỗi năm sâu bệnh ngoại lai gây thiệt hại 120 tỷ USD về kinh tế và môi trường ở Mỹ. Sau khi giai đoạn cao điểm của Ngày lễ Tình nhân Valentine kết thúc, tất cả nhân viên sẽ có thời gian tạm nghỉ trước khi bận rộn lên kế hoạch cho ngày nhận hoa lớn tiếp theo ở Mỹ – Ngày của Mẹ vào tháng 5.
Video đang HOT
Apple tìm ra cách vẫn bán được hai mẫu đồng hồ cao cấp bị cấm nhập vào Mỹ
Phiên tòa phúc thẩm liên bang đã bác bỏ đề nghị của Apple về việc tạm dừng lệnh cấm nhập khẩu các mẫu Apple Watch tiên tiến và lệnh cấm sẽ được khôi phục vào 18/1.
Apple watch được trưng bày tại Apple Store ở Grand Central Station (Mỹ). Ảnh: Getty Images
Trước đó, Apple đã yêu cầu hoãn lại lệnh cấm trong khi kháng cáo phán quyết của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ICT) có hiệu lực vào tháng trước. Lệnh cấm ngăn Apple nhập khẩu hai mẫu đồng hồ là Apple Watch Series 9 và Apple Watch Ultra 2, cùng với các mẫu mới hơn khác sang Mỹ vì vi phạm bằng sáng chế mà một công ty khác đã đăng ký.
Tháng trước, Apple đã được phép tạm dừng lệnh cấm trong thời gian xem xét yêu cầu kháng cáo của công ty chờ kết luận của Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ, có thể sẽ mất vài tháng.
Phán quyết hôm 17/1 đã bác bỏ đề nghị của Apple và lệnh cấm nhập khẩu sẽ có hiệu lực trong suốt quá trình kháng cáo.
Tuy nhiên, Apple sẽ có giải pháp khác để thay thế thay thế. Tập đoàn công nghệ hàng đầu hồi đầu tháng này đã nhận được sự chấp thuận của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ để tiếp tục nhập khẩu phiên bản thiết kế lại của những chiếc đồng hồ Apple cao cấp nhất. Đồng hồ được thiết kế lại sẽ không có chức năng đo nồng độ oxy trong máu vì đây chính là tính năng đang có vấn đề trong việc tranh chấp bằng sáng chế.
Apple cho biết họ sẽ bắt đầu bán Apple watch Series 9 và Ultra 2 không có tính năng đo nồng độ oxy trong máu tại các cửa hàng và nền tảng trực tuyến bắt đầu từ 18/1. Khi khách hàng mua đồng hồ được thiết kế lại, họ vẫn thấy biểu tượng đo oxy trong máu, nhưng khi nhấp vào thì sẽ báo tính năng này "không còn khả dụng".
Trong một tuyên bố, công ty cho biết: "Trong khi chờ kháng cáo, Apple đang thực hiện các bước để tuân thủ phán quyết, đồng thời đảm bảo khách hàng có quyền truy cập vào Apple watch nhưng có tính năng bị hạn chế".
Những khách hàng đã mua Apple watch Series 9 hoặc Ultra 2 có tính năng đo nồng độ oxy trong máu trước đây sẽ không bị ảnh hưởng.
Vấn đề cấm Apple watch
Lệnh cấm nhập khẩu bắt nguồn từ phán quyết của ITC vào tháng 10 rằng tính năng đo nồng độ oxy trong máu ở các mẫu Apple watch tiên tiến đã vi phạm bằng sáng chế của công ty Masimo ở California.
Phán quyết này có nghĩa là Apple không thể nhập các mẫu thiết bị vi phạm sang Mỹ nữa và công ty bắt đầu hạ các sản phẩm này khỏi kệ hàng khi lệnh cấm chính thức có hiệu lực vào tháng 12/2023. Apple sau đó cũng ngay lập tức kháng cáo lệnh cấm.
Tuy nhiên, ngay khi toà phúc thẩm liên bang tạm thời dừng lệnh cấm để có thời gian cho thẩm phán xem xét việc duy trì lệnh cấm trong toàn bộ quá trình kháng cáo và phía Hải quan Mỹ xem xét đề xuất thiết kế lại của công ty, Apple đã nhanh chóng khởi động lại việc bán các mẫu đồng hồ nói trên.
Việc tạm dừng lệnh cấm hiện đã kết thúc vào ngày 18/1.
Trong tuyên bố đưa ra, công ty cho biết: "Đơn kháng cáo của Apple đang trong quá trình tiến hành và chúng tôi tin rằng Tòa phúc thẩm Liên bang nên thay đổi quyết định của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ. Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với quyết định của Ủy ban Thương mại Quốc tế và các lệnh đưa ra".
Joe Kiani - giám đốc điều hành Masimo, đã thể hiện sự ủng hộ với quyết định chấm dứt tạm dừng lệnh cấm của Ủy ban Thương mại Quốc tế và gọi đây là "một chiến thắng cho tính toàn vẹn của hệ thống bằng sáng chế của Mỹ và cho cả sự an toàn của những người tin tưởng vào phương pháp đo nồng độ oxy trong máu".
Hải quan Bỉ phát hiện nhiều loại ma túy tổng hợp mới Trong năm 2023, số vụ bắt giữ liên quan đến vận chuyển ma túy qua đường bưu điện và đường hàng không tại Bỉ giảm mạnh so với năm ngoái, nhưng các thủ đoạn giấu ma túy lại tinh vi hơn và xuất hiện thêm nhiều loại ma túy tổng hợp mới. Cảnh sát liên bang Bỉ tháo dỡ một phòng điều chế...