Hôm nay nấu gì: Vợ nấu cơm chiều chồng về cửa đã thấy thơm nức mũi, nhìn lên mâm là muốn ăn ngay
Đảm bảo bạn sẽ mê bữa cơm này từ món chính đến món phụ.
Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món:
- Vịt luộc: 90.000đ
- Canh bí đao: 25.000đ
- Gan lợn xào ớt chuông: 40.000đ
- Khoai lang kén: 20.000đ
Tổng: 175.000đ
Chuẩn bị: Nửa con vịt, muối, tiêu, gừng đập dập, rượu trắng, gừng, sả, rau thơm ăn kèm
Bóp thịt vịt với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng hoặc sả đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.
Luộc vịt cho đến khi chín. Vớt ra, để nguội, chặt miếng vừa ăn.
Chuẩn bị: 300g bí đao, 150g xương cục, hành lá, mùi tàu, gia vị, muối
Xương cục rửa sạch cho vào nồi ninh mềm. Bí đao gọt vỏ, bổ đôi, bỏ lõi, thái miếng mỏng. Khi xương mềm, nêm muối và gia vị vào, thả bí đao vào đun sôi lại khoảng 2-3 phút là bí chín. Rắc hành lá thái nhỏ, mùi tàu thái nhỏ vào là xong.
Chuẩn bị: 1 củ khoai lang khoảng 300 gr (nên dùng khoai lang bở) – 35-40 gr bột năng hay tinh bột bắp, 1 muỗng canh bột phô mai hay phô mai đầu bò (hoặc phô mai nào bạn có sẵn); 1 chút xíu muối, 10 gr đường nếu khoai lang không ngọt
Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, thái khúc sau đó luộc hay hấp chín. Khi khoai chín còn nóng, cho vào tô, dùng thìa nghiền nhuyễn. Sau đó cho phô mai, muối, đường và bột vào nhồi đều. Để tô khoai vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút – 1 tiếng cho khoai sánh, dễ viên.
Video đang HOT
Sau đó viên hỗn hợp khoai thành hình dài hay tròn tùy ý. Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu hơi nóng là bắt đầu cho từng viên khoai vào chiên với lửa vừa. Cứ di chuyển viên khoai cho đến khi khoai lang kén phô mai có màu vàng đẹp như ý thì vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu. Khoai lang kén phô mai cho ra đĩa rồi thưởng thức luôn hoặc ăn kèm sốt cà chua nhé!
Nguyên liệu: 300g gan lợn, 1 quả ớt chuông đỏ, 1 củ hành, nửa củ tỏi, 2 thìa nước tương, 2 thìa hắc xì dầu, nửa thìa hạt tiêu, 1 thìa gừng, 1 thìa tinh bột, 1 thìa nước tương, nửa củ hành tây, 1 thìa muối, hành lá cắt khúc
Gan rửa sạch rồi cho vào ngâm trong bát nước cho ra bớt máu thừa để gan đỡ tanh. Thái gan thành những miếng mỏng vừa ăn sau đó thả vào bát nước sạch gác để gan ra hết máu thừa. Sau đó vớt gan lợn ra, để ráo nước. Để gan trong một bát, cho rượu nấu ăn, muối, tiêu, nước tương, hắc xì dầu, tinh bột, gừng băm nhỏ vào ướp khoảng 15 phút. Đun sôi nồi nước, cho gan vào chần khoảng 30 giây cho gan sạch hoàn toàn và không còn mùi tanh. Cho gan ra bát. Nhờ làm những bước này gan hết hẳn mùi tanh, khi ăn càng thơm bùi.
Rửa sạch hành tây và ớt chuông rồi thái thành từng miếng vừa ăn. Đun nóng ít dầu trong nồi, cho tỏi băm vào xào cho dậy mùi thơm, sau đó cho hành tâu và ớt chuông vào xào đều.
Sau đó thêm gan và tiếp tục xào, nêm nếm thêm một chút gia vị như 1 muỗng canh nước tương, nêm lượng muối thích hợp rồi đảo đều trong 2 – 3 phút hoặc cho đến khi các nguyên liệu chín hoàn toàn Cho một ít hành lá cắt khúc, đảo đều rồi cho ra đĩa.
Chúc các bạn thành công!
Chán vịt luộc, mách mẹ 3 cách nấu lẩu vịt đơn giản, thơm ngon, không hôi
Thay vì làm món vịt luộc thông thường, bạn có thể 'đổi gió' cho bữa ăn của gia đình với những món lẩu vịt này.
Với các món làm từ vịt, khâu sơ chế đóng vai trò rất quan trọng. Sơ chế đúng cách sẽ giúp thịt vịt không bị hôi, nấu lên có hương vị thơm ngon.
Vịt mua sau khi được cắt tiết, vặt lông, bạn cần đem đi rửa sạch với muối hạt. Dùng muối chà xát khắp thân con vịt để loại bỏ các chất bẩn và giảm mùi hôi của vịt.
Để tăng hiệu quả khử mùi, bạn hãy rửa vịt một lần nữa với rượu và gừng đập dập.
Ảnh minh họa.
Cuối cùng, rửa lại vịt bằng nước sạch và để ráo. Chặt vịt thành miếng vừa ăn.
Sau khi đã sơ chế xong phần thịt vịt, bạn có thể bắt tay vào để nấu các món lẩu vịt thơm ngon.
Hãy tham khảo công thức làm 3 món lẩu vịt đơn giản tại nhà dưới đây nhé.
Lẩu vịt hầm sả
Nguyên liệu:
1 con vịt xiêm, 2 quả dừa xiêm, 2 củ cải trắng, 1 vỉ trứng cút, 250 gram nấm rơm, 2 bìa đậu hũ non, 3 quả dưa chuột
Gia vị: sả, gừng, tỏi, hành tím, muối, nước mắm, đường,rượu trắng, chanh, tiêu, hạt nêm, dầu ăn.
Cách làm
Vịt sơ chế theo hướng dẫn ở trên. Ướp thịt vịt với 1 muỗng canh nước mắm, 1 muống cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh gừng băm, 1 muỗng canh tỏi và hành tím băm, 2 muỗng cà phê rượu trắng, 1/2 muỗng cà phê nước cốt chanh (để giúp thịt vịt mau mềm). Ướp thịt vịt trong khoảng 30 phút trước khi nấu.
Trứng luộc chín và bóc vỏ, để riêng.
Nấm rơm cắt gốc, ngâm nước muối và rửa sạch.
Sả băm nhỏ rồi bảo vào chảo phi thơm. Cho thịt vịt vào chảo và xào trên lửa lớn.
Đổ 1,5 lít nước vào nồi. Bỏ củ cải trắng cắt miếng vừa ăn, dưa chuột cắt miếng (bỏ phần lõi) và vài củ hành nướng dập dập vào nồi. Hầm khoảng 1 tiếng để lấy độ ngọt.
Lọc nước dùng để lấy phần nước trong, phần thịt vịt vớt ra để riêng. Sau đó thêm nước dừa tươi, vài nhánh sả tươi đập dập và một ít gừng cắt lát. Nấu sôi nồi nước dùng và cho thịt vịt vào nồi. Khi thấy bọt nổi lên thì vớt hết bọt ra để nước dùng trong.
Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Dọn lẩu vịt ra kèm với nấm rơm, trứng cút, đậu hũ non và các nguyên liệu khác tùy sở thích (như bún, rau sống...).
Lẩu vịt măng cay
Nguyên liệu
1 con vịt ta, 500 gram măng chua, 2 quả dừa xiêm, 3 bìa đậu phụ non, 2 bìa đậu phụ chiên vàng.
Gia vị: Gừng, tỏi, hành, ớt, sa tế, tiêu, muối, đường, bột ngọt, rượu trắng, dầu ăn.
Rau ăn kèm: Các loại nấm, rau sống (tùy sở thích).
Cách làm
Vịt làm sạch như hướng dẫn ở trên, chặt thành miếng vừa ăn rồi ướp với một muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê hạt tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê hành tím băm và 1 muỗng cà phê gừng băm. Ướp thịt vịt trong khoảng 1 tiếng.
Măng chua đem thái mỏng rồi luộc qua 2 lần nước. Rửa măng thật sạch và để ráo.
Bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn và trút măng vào xào. Nêm chút gia vị cho măng vừa ăn.
Đậu thái thành miếng vừa ăn. Các loại rau rửa sạch, để ráo nước.
Phi thơm hành, tỏi và sả băm. Cho phần thịt vịt vào xào trên lửa lớn. Khi thịt vịt săn lại, thêm 2 muỗng canh sa tế (lượng sa tế có thể thay đổi tùy theo khẩu vị ăn cay nhiều hay ít).
Tiếp đó, hãy đổ nước dừa xiêm vào nồi thịt và nấu sôi. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh thêm 30 phút cho thịt vịt chín mềm.
Khi thấy vịt đã mềm thì cho măng chua vào nấu.
Sau đó có thể dọn lẩu ra ăn kèm với các loại nấm, rau sống, bún tươi...
Lẩu vịt om sấu
Nguyên liệu
1 con vịt xiêm, 15 quả sấu, 2 quả cà chua, 2 miếng váng đậu (tàu hũ ky), sa tế
Rau sống ăn kèm (rau muống, rau rút... tùy sở thích).
Gia vị: Tỏi, ớt, hành khô, sả, mắm, muối, bột ngọt...
Cách làm
Vịt sơ chế như hướng dẫn ở trên sau đó chặt thành miếng vừa ăn. Bỏ vịt vào nồi nước sôi chần sơ rồi vớt ra.
Ướp vịt với 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 ít sa tế (tùy khẩu vị).
Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Sấu cạo vỏ rửa sạch. Các loại rau rửa sạch và để ráo nước.
Váng đậu chiên vàng và để ráo dầu.
Phi thơm hành tím, tỏi băm, sả băm và ớt băm sau đó cho thịt vịt vào xào săn.
Khi thịt vịt đã săn lại thì cho nước vào và ninh nhỏ lửa trong 3 phút cho thịt chín mềm.
Sau đó, bỏ sấu vào nấu thêm 15 phút cho sấu chín mềm, nước có vị chua (lượng sấu có thể điều chỉnh theo khẩu vị).
Cho cà chua vào nấu chín. Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị.
Dọn lẩu ra bàn cùng với các đậu phụ, váng đậu, rau, bún...
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "thổi bay" nồi cơm, ăn vào ngày lạnh sướng cả người Các món ăn đều đơn giản, dễ nấu nhưng vô cùng kích thích vị giác, khiến ai cũng thích. Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món: - Ba chỉ rang cháy cạnh: 43.000đ - Canh bí đao hầm xương: 30.000đ - Củ cải kho: 10.000đ - Quả su su xào tỏi: 12.000đ Tổng: 95.000đ Chuẩn bị: 300g ba chỉ ngon,...