Hôm nay nấu gì: Sau Tết làm bữa cơm chiều giản dị nhiều rau lại tốn cơm bất ngờ
Chắc chắn đây sẽ là bữa cơm “đắt giá” sau những ngập trong cỗ Tết khiến cả nhà thích thú.
Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món:
Chuẩn bị: Cá bống: 350g – Sả: 2 củ – Tỏi: 1 củ – Ớt: 1 quả – Bột năng, hạt tiêu, bột điều, ớt bột, dầu ăn – Gia vị: bột canh, mì chính.
- Cá bống lấy ruột và rửa sạch với chút muối hạt rồi để thật ráo, ướp 15 phút với 3 thìa bột năng, 1 thìa hạt tiêu, 1 thìa bột nêm rồi xóc đều lên để lớp bột năng bao đều quanh từng con cá.
- Cho ít dầu ăn vào chảo cùng với 1 thìa bột màu điều cho cá lên màu đẹp, cho cá vào chiên giòn đều các mặt rồi vớt ra.
- Vẫn chảo đó thêm chút dầu rồi phi thơm tỏi băm cùng sả, ớt băm. Cho cá bống vào rồi xóc đều lên, thêm chút xíu bột nêm và mì chính, ớt bột rồi xóc lại lần nữa để cá ngấm vị. Tắt bếp xếp cá lên đĩa và thưởng thức khi cá vẫn còn nóng.
Video đang HOT
Chuẩn bị: 1 cái súp lơ, 1 củ cà rốt, xíu muối
Đun sôi nồi nước, thêm chút muối, cho cà rốt cắt khúc vào luộc trước. Lúc nào gần chín thì thả súp lơ đã rửa sạch thái miếng vào luộc chín, vớt ra đĩa.
Chuẩn bị: – 500 cải bẹ – 2 củ hành tím – Một ít hành lá – Gia vị: 20g muối; 60g đường; 30ml giấm
- Rửa sạch rau củ, thải rau cải thành miếng vừa ăn, thái lát mỏng hành tím và cắt hành lá thành từng đoạn khoảng 4cm.
- Phơi cải, hành tím và hành lá ngoài trời nắng 1 ngày để rau hơi héo lại. Cho 20g muối, 60g đường, 30ml giấm vào một lọ thủy tinh/nhựa sạch, đổ nước ấm (40 – 50độ C) vào khoảng 1/2 chiều cao lọ, khuấy đều cho tan muối và đường. Cho cải, hành tím và hành lá vào lọ, ngập hoàn toàn dưới nước. Đậy kín, bảo quản nơi khô mát khoảng 2 ngày, trước khi dùng. Dọn dưa cải muối chua ra dùng chung với cơm.
Nguyên liệu: 200g nấm sò, 2 quả trứng, 2 thìa nước tương, 1 thìa hắc xì dầu, nửa thìa dầu hào, nửa thìa tỏi băm nhỏ, 2 củ hành tím và 2 nhánh hành lá, muối vừa đủ
- Rửa sạch nấm sò và xé dọc thành những miếng nhỏ để sử dụng sau. Cho trứng vào bát và khuấy cho tan đều. Đun nóng chảo, cho dầu ăn vào, sau đó đổ trứng vào, chiên cho đến khi hơi đông lại thì dùng đũa đảo đều thành những miếng nhỏ. Cho trứng ra bát, để riêng. Cho một ít dầu vào một chảo khác, sau đó cho tỏi, hành vào xào thơm. Cho nấm sò vào xào chín mềm, bạn có thể thêm chút nước để nấm mềm hơn.
- Cho nước tương, hắc xì dầu, dầu hào vào xào đều. Lúc này đổ trứng vào xào đều, nêm thêm chút muối nếu cần cho vừa miệng. Cho ít hành lá vào xào đều rồi bắc ra khỏi chảo.
Chúc các bạn thành công!
Muối dưa cải ngày Tết, học ngay điều này sau 2 ngày là ăn được lại vàng ươm, không khú
Món dưa cải chua ngon, vàng giòn sẽ giúp cỗ Tết bớt ngán đi rất nhiều.
Cỗ Tết thường rất nhiều món ăn giàu đạm như thịt, cá, hải sản, giò chả... gây cảm giác ngán ngấy. Chính những lúc như vậy, các món muối chua ăn kèm như dưa cải lại trở nên đắt khách vì có thể chống ngán rất tốt. Chỉ còn vài ngày nữa là Tết vì thế các bạn có thể chuẩn bị mua rau cải về muối dần. Nếu biết cách, muối dưa cải chỉ sau 2 ngày là ăn được, dưa vàng giòn, thơm nức, không màng hỏng.
Tham khảo các mẹo dưới đây để muối dưa cải ngon như ý, không bị khú ngày Tết:
Chọn rau cải để muối như thế nào?
Để muối dưa cải ngon, giòn nên chọn những cây cải bẹ già, không nên chọn cây non quá. Đặc biệt tránh những cây bị dập nát. Rau cải bẹ già sẽ cho thành phẩm dưa cải vừa giòn giòn, dai dai, khi làm sẽ không sợ bị ủng hay khú.
Nên phơi héo rau cải
Một trong những công đoạn quan trọng để khiến dưa cải nhanh giòn đó là phơi héo. Rau cải nhặt rửa sạch sau thái khúc dài khoảng 5cm. Trước khi muối dưa, đem rau cải ra ngoài nắng để phơi cho hơi héo một chút. Công đoạn này sẽ làm giảm lượng nước trong dưa, khi muối dưa ít bị khú hơn và giòn ngon hơn. Nếu trời không có nắng thì có thể phơi gió, thấy rau cải se lại là được.
Nếu không có thời gian phơi dưa cải, bạn có thể cải thiện bằng cách, đun sôi nồi nước rồi chần qua rau cải trong 10 giây rồi vớt ra, để nguội rồi muối. Cách này dưa vẫn giòn ngon tuy nhiên màu kém vàng hơn bình thường một chút. Đặc biệt, nếu chần rau cải, chỉ sau 2 ngày là bạn có dưa ăn.
Nguyên liệu muối kèm rau cải để tăng độ thơm
Nguyên liệu dùng để muối kèm dưa cải thường là hành lá, tuy nhiên cũng có người cho thêm ớt, hành khô thái lát hoặc hành tây thái lát... Điều này tùy khẩu vị của mỗi người.
Pha nước muối dưa
Thông thường, nước muối dưa chỉ cần nước đun sôi với muối rồi để nguội. Nước muối nêm nếm thấy hơi đậm đà một chút là được.
Nếu muốn dưa chua nhanh bạn có thể pha thêm dấm và đường vào nước muối dưa, nếm thấy nước có vị chua và ngọt nhẹ là được.
Dụng cụ muối dưa phải sạch sẽ
Tất cả các dụng cụ sử dụng trong quá trình muối dưa cần phải được khô ráo.
Lọ muối dưa nên dùng lọ thủy tinh, âu sành, sứ và chúng cũng phải được rửa sạch, tiệt trùng bằng cách luộc qua nước sôi (hoặc tráng bằng nước sôi), để khô ráo hoàn toàn. Vỉ nén dưa cũng cần khô tương tự.
Tay lúc bạn làm dưa cũng phải khô ráo, không được dính ít nước lã nào nhé!
Muối dưa như thế nào?
Khi tất cả các công đoạn đã hoàn thành, chỉ việc xếp rau cải đã trộn với hành lá, hành khô thái lát... vào lọ thủy tinh, đổ nước muối dưa vào. Chèn vỉ lên, đậy nắp bình từ 2-3 ngày là ăn được.
Lưu ý thêm, cải cần được ngâm ngập hoàn toàn dưới nước, tránh bị ủng phần rau không ngập nước bên trên.
- Có thể gia giảm lượng muối, đường, giấm tùy theo khẩu vị.
- Khi dưa đạt đến độ chua vừa ý, nên bảo quản dưa trong tủ lạnh, tránh cho dưa tiếp tục lên men.
Chúc các bạn thành công!
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều 4 món đơn giản nhưng tốn cơm, ai cũng thòm thèm vì nấu ít Hương vị hấp dẫn và độ bắt cơm của mỗi món ăn chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích thú. Gợi ý bữa cơm chiều nay sẽ có các món: - Thịt ba chỉ kho mắm ruốc - Canh cải cúc nấu thịt - Dưa cải chua - Nấm đùi gà rim dầu hào Tổng Chuẩn bị: - 350g thịt ba chỉ -...